Phân tích sự độc đáo trong tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

tìm hiểu và phân tích tình huống truyện vợ nhặt của kim lân Phân tích sự độc đáo trong tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Mỗi một tác phẩm thành công đều có sự góp mặt của nhiều yếu tố. Khi phân tích tình huống truyện Vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Kim Lân, ta nhận thấy rằng tình huống truyện chính là một chi tiết nghệ thuật độc đáo và đặc sắc giúp tác giả thể hiện nội dung cũng như ý nghĩa của tác phẩm. Trong bài viết dưới đây. hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu về tình huống truyện Vợ nhặt cùng một số nội dung liên quan.

Nội dung chính bài viết

Dàn ý chi tiết tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Trước khi tìm hiểu và phân tích cụ thể về tình huống truyện Vợ nhặt, chúng ta cần lên được dàn ý chi tiết:

Việc Tràng nhặt được vợ tạo nên sự lạ lùng ngạc nhiên với mọi người

  • Tìm hiểu tình huống truyện Vợ nhặt, ta thấy, khi Tràng dẫn người vợ của mình về xóm ngụ cư thi ai nấy cũng đều lạ lùng và ngạc nhiên. Người lớn thì ngớ ra “không tin được dù đó là sự thật. Lũ trẻ thì mất đi một người bạn chơi khi nhận ra mối quan hệ của hai người là “chồng vợ hài”.
  • Bà Tú cũng ngạc nhiên quá đỗi đến nỗi không tin nổi vào mắt mình và tai mình.
  • Bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên vì tự nhiên được vợ, đến nỗi cứ đứng “ngây ra”.

Tình huống truyện Vợ nhặt thể hiện sự oái ăm kì lạ

  • Tràng vốn là tên kéo xe bò nghèo khổ và xấu xí, lại thuộc dân ngụ cư, vốn đang ế vợ mà nay bỗng dưng nhặt được vợ, một cô vợ theo không.
  • Anh chàng lấy vợ vào lúc mà không ai dám lấy vợ – Trong cái hoàn cảnh ngặt nghèo khi mà cái đói đang đe dọa mạng sống của mỗi người.
  • Một đám cưới thiếu tất cả những lễ nghi thủ tục nhưng lại đủ đầy về tinh thần, đó là sự gắn bó yêu thương.
Đọc Thêm  Mẫu Brochure

Tâm trạng của các nhân vật trước tình huống này là mâu thuẫn ngổn ngang

  • Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt, ta thấy tâm trạng của Tràng khi bỗng nhiên có vợ theo về chính là sự biến đổi liên tục. Ban đầu, anh chàng còn ngao ngán vì cảnh nghèo, rồi trở nên sung sướng hạnh phúc, ngượng nghịu.
  • Bà cụ Tứ cảm thấy vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ, nhưng lại cảm thấy tủi vì trong hoàn cảnh đói nghèo lúc bấy giờ.
  • Người vợ nhặt: Từ việc trơ trẽn và liều lĩnh đến khi trở thành vợ thì trở nên đảm đang, hiền hậu lễ phép, biết suy nghĩ và vun vén cho gia đình.

tìm hiểu và phân tích tình huống truyện vợ nhặt của kim lân Phân tích sự độc đáo trong tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích sự độc đáo trong tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Để hiểu hơn về nội dung nghệ thuật cũng như tình huống truyện Vợ nhặt, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm tình huống truyện.

Khái niệm tình huống truyện là gì?

Tình huống truyện được định nghĩa là sự kiện đặc biệt, là hoàn cảnh đặc biệt mà ở đó tư tưởng quan điểm của nhà văn được bộc lộ, tính cách số phận suy nghĩ của nhân vật cũng được thể hiện rõ nét.

Người nghệ sĩ quan niệm tình huống truyện chính là hạt nhân, là điểm nhấn đối với thể loại truyện ngắn. Đó là một lát cắt của cuộc sống, nhưng chỉ cần nhìn vào đó, chúng ta có thể hình dung ra phần nào cuộc sống, xã hội và con người.

Từ tình huống truyện Vợ nhặt, các biến cố, diễn biến, sự kiện được phát triển để từ đó bộc lộ tính cách của các nhân vật. Khi các nhân vật giải quyết những xung đột và mâu thuẫn từ tình huống truyện giúp bộc lộ rõ nét tư tưởng và chủ đề của tác phẩm cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tình huống truyện Vợ nhặt đã giúp Kim Lân thể hiện thành công nội dung và tư tưởng của tác phẩm.

Tình huống truyện Vợ nhặt thể hiện ngay từ nhan đề tác phẩm

Ngay từ tên nhan đề, nhà văn Kim Lân đã khéo léo đưa ra tình huống truyện trong tác phẩm. Đây được xem là một nhan đề đặc sắc và hấp dẫn, có sự lôi cuốn và đồng thời kích thích sự chú ý và tò mò của người đọc. Việc lấy vợ là một việc trọng đại của người đàn ông, được thực hiện theo các nghi lễ và phong tục truyền thống như thưa chuyện, dạm hỏi, cưới xin… Còn từ ‘nhặt” lại gợi lên sự giản đơn đến rẻ rúng tầm thường.

Nhà văn Kim Lân lại sử dụng từ “nhặt” để tạo nên nhan đề của tác phẩm. Trong chính nhan đề này, ta đã thấy tình huống truyện Vợ nhặt được thể hiện rõ nét. Đây cũng là một nét độc đáo trong nghệ thuật của tác phẩm giúp thể hiện giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Hoàn cảnh nhặt được vợ của Tràng đã thể hiện tình huống truyện Vợ nhặt

Thời điểm khó khăn trong hoàn cảnh, khi mà “Cái đói tràn đến xóm này từ lúc nào”, rồi hai lần so sánh người với ma… Trong cái hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, khi mà tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc” thì cứu đói là việc đầu tiên được nghĩ đến, hạnh phúc trở nên xa vời xa xỉ. Ấy vậy mà Tràng lại đi lấy vợ lúc này, chẳng khác gì “đèo bồng”. Chính hoàn cảnh này đã làm nổi bật lên tình huống truyện cho tác phẩm. 

Đọc Thêm  Chỉ số Ca 125 là gì? Những trường hợp nào cần xét nghiệm CA 125?

Với tình huống ấy, sợ trớ trêu còn xuất hiện ở hành động của nhân vật. Tràng xuất thân là tên kéo xe bò, nghèo khổ, xấu xí, không ai thèm lấy. Bức chân dung về Tràng như đang được phác họa lên bởi tác giả. Tràng có gia cảnh khốn khó, là dân ngụ cư,  nghèo tận cùng với ngôi nhà rúm ró và chiếc áo nâu tàng. Đặc biệt hơn, Tràng lại có tính dở hơi… Sự khác biệt như thế nên Tràng mới khó lấy được vợ. Ấy thế mà lại nhặt được vợ dẫn về thì quả thực lạ lùng biết bao.

Tình huống truyện Vợ nhặt còn thể hiện ở tâm lý thái độ của các nhân vật

Đầu tiên là tâm lý của những đứa trẻ nhỏ, thái độ của người dân xóm ngụ cư. “Người trong xóm lạ lắm, họ đứng cả trong cửa nhìn ra bàn tán…” Có người thấy lạ, có người thấy ngạc nhiên, lại có người tỏ ra lo dùm anh ta “Biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thời này không”

Bà cụ Tứ cũng không tránh khỏi những ngạc nhiên khi con trai dẫn vợ về nhà. Bà cụ hiểu rõ con trai mình hơn ai hết nên càng khó tin là Tràng có vợ. Để rồi bộc lộ ra trong hành động và lời nói của bà cụ Tứ “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong đấy nhỉ?” Bà cụ Tứ không hiểu cũng phải. Bởi người như con trai bà, đâu dễ có vợ, mà ở đây lại có người tự theo về. Xấu xí, nghèo hèn như Tràng thì sao lấy được vợ. Và trong hoàn cảnh đói khát ấy, nuôi thân chẳng nổi thì lấy gì nuôi vợ con.

Để rồi với tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt ấy, chính bản thân nhân vật cũng không khỏi lạ lùng. Anh ta lấy làm lạ cho mình, anh ta ngờ ngợ khi nhìn vợ ngồi trong nhà như một sự thật mà lại không phải thế. “Ra hắn đã có vợ rồi ư?” Câu tự hỏi bâng quơ của Tràng cho thấy sự ngạc nhiên bàng hoàng của nhân vật.

Có thể thấy, chính tâm lý, thái độ, hành động của các nhân vật đã góp phần làm nổi bậy lên tình huống truyện Vợ nhặt hết sức éo le, trớ trêu, đùa mà lại như thật.

Bà cụ Tứ thì ngổn ngang bao suy nghĩ, vừa mừng vừa lo, tải vừa vui vừa tủi. Có thể thấy, những diễn biến trong tâm lý bà cụ Tứ trở nên phức tạp hơn hơn cả vì sự từng trải của bà cụ. “ừ thôi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng”. Như vậy, tình huống truyện đã giúp bộc lộ sâu sắc tính cách của bà cụ Tứ.

Tràng thì lo ít vui nhiều với những nét suy nghĩ còn thô sơ giản đơn. Mới đầu thì hắn “chợn” nhưng rồi cũng chậc lưỡi kệ. Trên quãng đường đưa vợ về nhà, khi bao người tò mò lạ lẫm nhìn theo “hắn lấy vậy làm thích, cái mặt cứ vênh lên tự đắc”. Hạnh phúc ấy đến với Tràng thật quá đột ngột, để mãi đến tận hôm sau, anh ta vẫn còn thấy trong mình êm ái lửng lơ. Từ tình huống truyện Vợ nhặt ấy, nhà văn cũng cho thấy sự thay đổi trong tâm lý của Tràng: hắn cảm thấy gắn bó và yêu thương với mọi người hơn, với cái nhà, cái sân, khoảnh vườn của mình.

Đọc Thêm  Nghị luận xã hội về vai trò của internet tới cuộc sống của thanh niên hiện nay

Đặc biệt hơn, khi phân tích tình huống truyện Vợ nhặt, ta thấy người vợ có những suy nghĩ phức tạp, đó là sự buồn tủi trong những cái nghèo cái khó của cuộc đời. Lấy chồng xưa nay vốn là truyện trọng đại, ấy vậy mà chị ta nào biết Tràng tốt xấu ra sao cũng theo về làm vợ. Câu hò bâng quơ với bát bánh giò cũng đủ kiếm vợ. Đến đây, tình huống truyện được đẩy lên cao trào. Khi mà cái đói đã khiến người đàn bà mất hết ý thức, không cảm thấy xấu hổ để bất kì ai cũng có thể dễ dàng nhặt về làm vợ.

Bên cạnh đó, tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt không chỉ dừng lại ở đây mà còn tiếp tục được đặt lên những cao trào. Khi bị cái đói khống chế, khi không khí chết chóc cứ ngày càng len lỏi vào cuộc sống thường ngày. Thế nhưng thông qua những suy nghĩ, hành động của các nhân vật khi được đặt trong tình huống truyện vợ nhặt. người đọc nhận thấy sự tin tưởng của những người dân lao động vào tương lai tươi sáng, vào sự sống, về tổ ấm gia đình hạnh phúc – đó chính là những khát khao chính đáng và giản dị. Vì thế, tình huống truyện trong tác phẩm cũng thể hiện bản chất lạc quan của nhân dân lao động hay chủ nghĩa lạc quan trong thời điểm lúc bấy giờ.

Đánh giá về tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

  • Có thể nhận thấy, tình huống truyện trong Vợ nhặt đùa mà hóa ra thành thật, thật hóa đùa.
  • Đám cưới đi cùng đám ma, sự sống tồn tại trên nền cái chết, ranh giới mong manh khó rạch ròi. Trong cái phông nền của đám cưới, trong cái không khí tưởng chừng như hạnh phúc ấy lại nhuốm màu xám xịt của cái chết, đó đây thấp thoáng tiếng quạ kêu.
  • Tình huống truyện Vợ nhặt thể hiện sự giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, và cuối cùng sẽ là sự chiến thắng của ánh sáng, của niềm tin và hi vọng.

Ý nghĩa tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân

  • Tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn và lỗi cuốn cho thiên truyện, tạo nên những cao trào để các nhân vật tự bộc lộ tính cách và suy nghĩ của mình.
  • Tình huống truyện trong Vợ nhặt cũng bộc lộ hiện thực mâu thuẫn mang bản chất của cuộc sống lúc bấy giờ.
  • Tình huống truyện cũng làm nổi bật lên vẻ đẹp của những người nông dân. Họ là những con người lạc quan và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Cách mạng. Để khi lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh phấp phới, cách mạng sẽ luôn dẫn đường và làm sáng lên những con người giản dị nhưng có phẩm chất nhân đạo như cụ Tứ, như Tràng và cô “vợ nhặt” tội nghiệp….Họ sẽ viết tiếp truyện thống về phẩm giá con người Việt Nam trong tương lai.

Có thể thấy, tình huống truyện của Vợ nhặt hết sức độc đáo và ý nghĩa, tác giả Kim Lân đã gợi lên biết bao nhiêu điều trong tâm tưởng bạn đọc. Mỗi chi tiết trong tình huống lại cho thấy tấm lòng nhân đạo cũng như giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm. Hy vọng bài viết phân tích tình huống truyện Vợ nhặt đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân

Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt – Kim Lân

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *