Phân tích bài thơ Tôi yêu em Puskin – Ngữ Văn lớp 11

tôi yêu em puskin và hình ảnh minh họa Phân tích bài thơ Tôi yêu em Puskin – Ngữ Văn lớp 11

Được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”- Puskin được biết đến là nghệ sĩ nổi tiếng của xứ sở bình dương. Phân tích bài thơ Tôi yêu em Puskin, chúng ta sẽ thấy tài năng nghệ thuật cũng như tâm tư mà nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm của mình. Cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu, soạn bài, bình giảng và phân tích bài thơ Tôi yêu em Puskin qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả và tác phẩm Tôi yêu em Puskin

Để nắm được tư tưởng nội dung cũng như nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, việc nắm được những yếu tố cơ bản về tác giả và tác phẩm vô cùng quan trọng. Một số nét cần nắm để hiểu sâu về tác phẩm Tôi yêu em Puskin có thể được tóm lược như sau

Đôi nét về tác giả Puskin

Nhà thơ Nga kiệt xuất Puskin sinh năm 1799 và mất năm 1867. Ông là nhà thơ vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn trên đất nước Nga xinh đẹp. Có nhà văn nào đó đã từng viết “Puskin có tầm ảnh hưởng to lớn không chỉ trong văn chương mà cả trong sự thức tỉnh của dân tộc Nga”.

Một số tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ cần kể đến như Ép – ghê – nhi – Ô – nhê – ghin được sáng tác từ năm 1831 đến năm 1837. Tác phẩm này khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực ở đất nước Nga. Tiếp sau đó là một số tác phẩm thơ và truyện ngụ ngôn trữ tình, đầy thâm trầm như Bô – rít Gô – đu – nốp – ra đời năm 1825 và Cô tiểu thư nông dân-truyện ngắn ra đời năm 1830.

Nhìn chung các tác phẩm của Puskin phản ánh đời sống tinh thần phong phú cùng với khát khao hạnh phúc và tự do của người dân Nga. Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn nhân hậu và tuyệt đẹp của con người nơi đây. Người ta bắt gặp một đất nước Nga xinh đẹp, những con người Nga thuần khiết, nhân hậu qua từng trang thơ của Puskin.

Giới thiệu bài thơ Tôi yêu em

Là một trong số những bài thơ tình nổi tiếng được yêu thích của Puskin – tôi yêu em ra đời vào mùa hè năm 1829. Tác phẩm mang cảm hứng chủ đạo về tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc tình cảm, khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ dành cho Ô-lê-nhi-na. Cô gái này là con gái của Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga. Chính trong mùa hè năm đó khi nhà thơ cầu hôn cô gái nhưng đã không được chấp nhận. Bài thơ vốn không có tựa đề, tôi yêu em là nhan đề do người dịch đặt.

Đọc Thêm  Soạn bài Chiếu dời đô – Phân tích, Tóm tắt và Bình giảng

tôi yêu em puskin và hình ảnh minh họa Phân tích bài thơ Tôi yêu em Puskin – Ngữ Văn lớp 11

Soạn bài Tôi yêu em Puskin

Với phong cách thơ lãng mạn trữ tình, mỗi tác phẩm của Puskin đều dạt dào xúc cảm của tác giả và chứa đựng những thông điệp sâu sắc. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, chúng ta cùng bình giảng và soạn bài Tôi yêu em Puskin.

Bố cục bài thơ Tôi yêu em của Puskin

Bài thơ được chia làm ba phần rõ ràng và cụ thể

  • Phần 1 – Bốn câu thơ đầu: Sự giằng xé trong tâm hồn nhân vật trữ tình
  • Phần 2 – Hai câu thơ 5 và 6: Sự tuyệt vọng khổ đau của nhân vật trữ tình
  • Phần 3 – Hai câu thơ 7 và 8: Sự chân thành đầy cao thượng của nhân vật trữ tình

Ý nghĩa của điệp khúc Tôi yêu em Puskin

Xuyên suốt bài thơ là điệp khúc “tôi yêu em”, việc sử dụng nhấn mạnh điệp khúc này mang đến nhiều tác dụng bất ngờ. Nó đã làm nổi bật lên cảm xúc chủ đạo của tác phẩm, đồng thời cũng thể hiện tiếng lòng say đắm, bền vững và mãnh liệt của nhà thơ với người con gái mình yêu.

Điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại ba lần trong bài thơ, mang tư tưởng tình yêu trở thành cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Bài thơ chính là lời giã từ cho một mối tình say đắm nhưng không thành. Một nỗi buồn thấm đẫm từng câu thơ, trải dài ra mãi bất tận day dứt không nguôi.

phân tích và soạn bài tôi yêu em puskin Phân tích bài thơ Tôi yêu em Puskin – Ngữ Văn lớp 11

Phân tích bài thơ Tôi yêu em Puskin

Sau khi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm cũng như soạn bài qua việc trả lời một số câu hỏi, chúng ta cần đi sâu phân tích từng câu thơ để thấy được giá trị tư tưởng cũng như nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Việc phân tích sẽ được triển khai theo bố cục của bài thơ.

Sự giằng xé trong tâm hồn nhân vật trữ tình

Mở đầu bài thơ là những dòng tâm tình giản dị, chân thành, đầy gần gũi mà khiến người đọc xốn xang và vấn vương mãi không thôi:

“Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

Tình yêu mà thi sĩ dành cho Ô-lê-nhi-na thật chân thành và sâu đậm biết bao, được cất lên nhẹ nhàng qua cụm từ “tôi yêu em”. Câu thơ giản đơn như chính tấm lòng chân thật và mối tình đơn phương sâu nặng của nhà thơ vậy.

Câu nhẹ nhịp nhàng chậm rãi có chút gì đó ngượng ngùng. Tình yêu mãnh liệt ấy nhưng nhà thơ vẫn không khẳng định qua cụm từ “chừng có thể” “đến nay”. Những cụm từ này còn cho thấy sự chưa dứt khoát cũng như cái thẹn thùng của chàng trai trong tình yêu. Phải chăng nhân vật trữ tình còn e ngại tình yêu sẽ không được chấp nhận.

Hai câu thơ tiếp theo trong khổ thơ nhịp điệu đã hoàn toàn thay đổi

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài”

Đến đây tình cảm tôi dành cho em đã quá rõ, thế nhưng chàng trai ấy lại không muốn làm khó thêm nữa. Đó là sự cảm thông và vị tha trong thứ tình cảm cao đẹp của lứa đôi. Đây cũng là hành động của một trái tim đầy lí trí trong tình yêu.

Đọc Thêm  Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Ngữ văn 9

Từ “nhưng” ngắt đoạn thơ thành hai phần khác nhau, được nhà thơ đặt đầu câu đã làm bật nội dung toàn bài Tôi yêu em Puskin. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự u hoài sầu đau trong tâm hồn của một chàng trai đang yêu. Cái sự vô tình mà từ “nhưng” mang lại có phần dứt khoát mạnh mẽ. Nhân vật trữ tình tự ý thực được bản thân cũng như thứ tình cảm này, dù có phải chịu đau buồn ấm ức cũng để em phải “u hoài”.

Thế nhưng, khi đặt mình vào những xúc cảm của nhân vật tôi trong bài thơ, người đọc sẽ nhận ra nhân vật trữ tình đau xót và đau khổ khi tình cảm chỉ xuất phát từ một phía. Trái tim rộng mở đầy vị tha của thi sĩ luôn biết nghĩ cho người khác, để người kia không phải phiền lòng. Một tâm hồn đa sầu đa cảm, một trái tim biết lo nghĩ cho người kia ấy thật đáng quý và trân trọng biết bao. Ngoài ra, người đọc còn thấy có chút gì đó dồn nén trong cảm xúc, chất chứa khôn nguôi…

tôi yêu em puskin và hình ảnh về hai nhân vật chính trong bài thơ Phân tích bài thơ Tôi yêu em Puskin – Ngữ Văn lớp 11

Sự tuyệt vọng khổ đau của nhân vật trữ tình

Những câu thơ tiếp theo trong Tôi yêu em Puskin, chúng ta nhận ra sự vỡ òa trong cảm xúc của tác giả. Những tình cảm ấy không còn dồn nén chất chứa vơi đầy nữa, mà như trào lên dữ dội. Trái tim nhân vật trữ tình đã không còn bó buộc tình cảm ấy cho mình thi nhân.

“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”
Điệp khúc tôi yêu em Puskin lại tiếp tục lặp lại ở đầu câu thơ như nhấn mạnh và khẳng định lại một lần nữa tình yêu tha thiết mà thi sĩ đã dành cho người con gái ấy. Vẫn là tình cảm ấy, nhưng nhà thơ giờ đây đã giãi bày ra chứ không còn dồn nén giữ trong lòng mình nữa.

Một tình yêu trong lặng lẽ, âm thầm, một tình yêu không toan tính hi vọng, một tình yêu đầy rụt rè e ngại nhưng cũng đầy lòng nghen muôn thủa của thứ tình cảm này. Những lời bộc bạch giãi bày sao giản dị và chân thành đến vậy. Nó chân thành cũng như chính tình yêu da diết mãnh liệt mà nhà thơ đã dành cho cô gái đó.

Lúc này nhịp thơ đã có sự khác biệt rõ rệt, từng nhịp cứ nhanh dần như tình cảm đang bị bó buộc được giải tỏa. Những trạng thái biến đổi của tình yêu cũng vì thế mà trở nên dồn dập hơn. Khẳng định đó là tình yêu trong âm thầm, và tô đậm thêm sự không hi vọng của mối tình đơn phương này.

Cái vẻ rụt rè đã ghìm nén bao nhiêu tình cảm. Ngôn từ bình thản, điềm tĩnh nhẹ nhàng đã thay thế cho nhịp điệu nhanh mạnh ở câu thơ trước đó. Tình yêu ấy chỉ được phép chưa lụi tắt chứ không được bùng lên mạnh mẽ khi mà âm thầm đơn phương. Nhân vật tôi không che giấu, không ngần ngại mà chia sẻ chân thành về những cảm xúc muôn thủa của tình yêu. Về cái cảm giác lòng ghen đầy hậm hực, bị thứ tình yêu khiến trái tim bị vò xé đau khổ.

Đọc Thêm  5C là gì? Mô hình 5C trong Kinh doanh, Marketing và Tín dụng

Sự chân thành đầy cao thượng của nhân vật trữ tình

Những xúc cảm cứ thế mà tuôn trào vỡ òa, đến hai câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc. Tuy vậy, nội dung cốt lõi đã thay đổi: Từ những cung bậc những trạng thái khác nhau trong tình yêu âm thầm đơn phương thì đến đây nhân vật trữ tình đã cầu chúc cho cô gái có được tình yêu của mình – lời chúc đầy cao thượng và chân thành biết bao.

“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

Điệp khúc tôi yêu em Puskin đã lặp lại lần thứ ba trong tác phẩm của mình như một lời nhấn mạnh về tình yêu sâu đậm mà nhân vật trữ tình dành cho cô gái đó. Tình yêu ấy, dù chỉ đơn phương nhưng đã mang đủ mọi cung bậc xúc cảm, dù lặng lẽ âm thầm nhưng da diết cháy bỏng và chân thành.

Những tính từ được nhà thơ lựa chọn thật tinh tế như “đằm thắm” “chân thành” cho thấy bản chất của cuộc tình này. Chính những cụm từ này là bản chất của tấm lòng vị tha, của trái tim lương thiện giàu yêu thương của nhà thơ. Tình yêu ấy sẽ không bao giờ nhạt phai, sẽ còn mãi và đọng lại nơi tận cùng của trái tim.

Không yêu cầu, không đòi hỏi bất cứ điều gì, vì khi đã yêu là sẽ sống hết mình với thứ tình yêu ấy. Một tình cảm thật cao cả vĩ đại như những nốt trầm bổng lên xuống của một bản nhạc. Lúc đằm thắm dịu dàng, khi lại hậm hực lòng ghen đầy hờn dỗi… tất cả đều là cảm xúc chất chứa trong tâm hồn nhà thơ đang yêu.

Câu thơ cuối kết bài như một lời chúc đầy thiêng liêng chân thành. Dù không nhận được tình yêu nơi em, nhưng nhân vật trữ tình vẫn cầu mong một tình yêu đẹp khác sẽ đến với cô gái ấy, cũng chân thành và đằm thắm như tình cảm của thi nhân vậy. Liệu trong tình yêu, có mấy người thực sự hết mình cho người mình yêu, sẵn sàng cầu chúc cho người còn lại khi tình yêu chỉ từ một phía…?

Lời thơ kết bài được coi như một điểm nhấn hay còn gọi là “mắt sáng” cho toàn bộ tác phẩm cũng như tâm hồn người thi nhân. Một cách khéo léo thể hiện sự vị tha cao cả đầy thông minh khi bộc lộ tình cảm. Ý thơ “cầu mong em được người tình như tôi đã yêu em” thật sâu sắc biết bao!  Đây cũng là một lời tự khẳng định lại tình yêu cháy bỏng mà nhân vật tôi dành cho cô gái.

Một tình yêu sâu đậm nhân hậu trong cái điệp khúc tôi yêu em Puskin đã rất thành công khi thể hiện nội dung, tư tưởng của bài thơ cũng như nghệ thuật tài hoa của mình. Dù lời cầu hôn bị cự tuyệt, dù tình yêu chỉ xuất phát từ một phía nhưng nhân vật tôi vẫn xử trí thật thông minh và cao thượng.

Có thể thấy, tôi yêu em Puskin là những tâm tình chân thành, tha thiết của một trái tim đang yêu – thứ tình yêu đơn phương đầy giằng xé và đau khổ. Tôi yêu em Puskin chứa đựng dồn nén biết bao xúc cảm của một chàng trai trong tình yêu cũng như trái tim đa cảm của nhà thơ vậy.

Tôi yêu em Puskin đã diễn tả thứ tình yêu vô vọng nhưng cùng chân thành đầy vị tha cao thượng. Hi vọng với những bình giảng và phân tích trên về bài thơ tôi yêu em của Puskin đã giúp bạn có những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hay đóng góp gì cho bài viết tôi yêu em Puskin, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *