Soạn bài Chiếu dời đô – Phân tích, Tóm tắt và Bình giảng

soạn bài chiếu dời đô và hình ảnh tượng đài lí công uẩn Soạn bài Chiếu dời đô – Phân tích, Tóm tắt và Bình giảng

Trong quá trình xây dựng và phát triển dân tộc, những tác phẩm nghị luận trung đại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Soạn bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn sẽ giúp chúng ta cảm nhận được khát vọng về đất nước thống nhất, độc lập cũng như khí phách hiên ngang của dân tộc Đại Việt thời bấy giờ. Cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu, phân tích, tóm tắt và soạn bài Chiếu dời đô qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả Lí Công Uẩn và tác phẩm Chiếu dời đô

Để hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như tư tưởng đã được gửi gắm trong tác phẩm, khi soạn bài Chiếu dời đô, chúng ta cần nắm được những kiến thức liên quan đến tác giả Lí Công Uẩn cũng như tác phẩm này.

Đôi nét về tác giả Lí Công Uẩn

  • Lí Công Uẩn sinh năm 974, mất năm 1028. Quê ông ở hương Diên Ẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, ngày nay là làng Đình Bảng, thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
  • Từ nhỏ Lí Công Uẩn đã nổi tiếng đa tài, thông minh, lanh lợi, có chí lớn, lại giàu lòng nhân ái. Sau này ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử. Soạn bài Chiếu dời đô, để hiểu hơn về tác phẩm chúng ta cần ghi nhớ những thông tin quan trọng về tác giả Lí Công Uẩn.
  • Thời Tiền Lê, Lí Công Uẩn giữ chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được tôn lên làm vua Lí Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Ông đã cai trị và gây dựng nhà Lí tồn tại hơn 200 năm.

Giới thiệu tác phẩm Chiếu dời đô

  • Năm 1010 (Canh Tuất), Lí Công Uẩn – Lí Thái Tổ viết bài Chiếu dời dô để bày tỏ ý định của mình muốn dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đồng thời ông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt và bắt đầu một thời kì phát triển mới của dân tộc.
  • Lí Công Uẩn viết bài chiếu này mong muốn thông báo rộng rãi quyết định dời đô để toàn thể nhân dân được biết. Đây cũng chính là tác phẩm duy nhất mà Lí Công Uẩn để lại cho đời sau.
  • Theo lịch sử ghi lại, khi thuyền của nhà vua đi đến đoạn sông dưới chân thành thì chợt thấy có rồng vàng bay lên. Đây được coi là điềm lành, Lí Thái Tổ bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long.
  • Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn phản ánh khát vọng về hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc ta, đồng thời cũng phản ánh ý chí tự cường tự lập. Bài chiếu của ông được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ bởi sức thuyết phục quá lớn của nó khởi nguồn từ việc thuận theo lẽ trời, dưới hợp lòng dân, cùng với sự kết hợp hài hòa giữa lý và tình.
  • Tác phẩm Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn thuộc thể loại văn xuôi cổ, với ngôn ngữ trang trọng thường thấy của thể loại chiếu. Văn bản chữ Hán của tác phẩm bao gồm 214 chữ, bản dịch có 360 chữ.
Đọc Thêm  4matic là gì? Quá trình hình thành và Những ưu điểm nổi bật

Giới thiệu thể loại chiếu được sử dụng trong bài

  • Chiếu cũng như hịch, cáo – đều là những văn bản mang tính chất hành chính công vụ, thông thường là thông báo hay những lời kêu gọi từ bề trên ban xuống, hoặc nó cũng có thể là những mệnh lệnh được yêu cầu.
  • Tác giả của bài chiếu thường là những người có vai vế, có tư thế trong xã hội lúc bấy giờ, thường là các vua chúa hay các chủ tướng. Soạn bài Chiếu dời đô, chúng ta cần ghi nhớ về thể loại tác phẩm này cũng như đối tượng được sử dụng.
  • Nội dung của các bài chiếu thông thường là những công bố, những chủ trương hay lời kêu gọi mà người thực hiện (bề dưới như tướng sĩ hay nhân dân) phải dốc lòng thực hiện. Đôi khi nó cũng thể hiện hay thông báo về một sự kiện lịch sử của dân tộc để mọi người cùng biết.
  • Các bài chiếu thường thể hiện tư tưởng lớn lao đầy mạnh mẽ có sức ảnh hưởng đến vận mệnh của quốc gia dân tộc.
  • Nhìn chung, khi soạn bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, chúng ta thấy tác phẩm này hội tụ tất cả những yếu tố trên về thể loại chiếu. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng có những nét riêng đặc sắc và đầy độc đáo. Đó được xem như tính chất tâm tình thủ thỉ của một ông vua được kết hợp tinh tế và tài hoa với tính chất mệnh lệnh.
  • Ngôn ngữ của tác phẩm Chiếu dời đô vừa là ngôn ngữ hành chính, lại vừa mang ngôn ngữ đối thoại.

soạn bài chiếu dời đô và hình ảnh tượng đài lí công uẩn Soạn bài Chiếu dời đô – Phân tích, Tóm tắt và Bình giảng

Soạn bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn qua việc trả lời câu hỏi trong chương trình

Để hiểu sâu hơn về nội dung của tác phẩm, khi soạn bài Chiếu dời đô chúng ta cần trả lời các câu hỏi trong chương trình sách giáo khoa đã đưa, cụ thể như sau:

Mục đích của việc Lí Công Uẩn dẫn sử sách Trung Quốc trong tác phẩm

Lịch sử cũng như nghệ thuật văn học thời trung đại xưa, khi đưa ra một quyết định lớn lao nào đó, những chuyện của “tiền nhân” cũng như hệ quả của nó được đưa ra làm dẫn chứng và căn chuẩn để mà xem xét, cân nhắc và quyết định. Lí Thái Tổ đã dẫn ra sử sách Trung Quốc với những dẫn chứng cụ thể:

  • Thời vua Bàn Canh của nhà Thương đã năm lần dời đô
  • Nhà Chu cũng ba lần quyết định dời đô
Đọc Thêm  Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Các quyết định dời đô đều có ảnh hưởng to lớn đến độc lập, hòa bình, sự yên ấm và hưng thịnh của một dân tộc. Chẳng phải thế mà các triều đình trên ở Trung Hoa đã quyết định dời đô – đó chính là việc thuận theo ý trời và lòng dân. Với mục đích mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài muôn đời cho con cháu – lấy đó làm cơ sở đưa ra ý kiến cũng như quyết định dời đô. Do đó, việc Lí Thái Tổ dời đô về Đại La là một việc tất yếu và hợp đạo lý.

Theo tác giả, kinh đô cũ ở Hoa Lư không còn phù hợp

Tác giả đã dẫn chứng về việc dời đô là hợp lý bởi kinh đô cũ ở Hoa Lư – Ninh Bình của hai triều đình Đinh, Lê đã không còn phù hợp, bởi lẽ:

  • Hai nhà Đinh và Lê đã làm theo ý mình mà khinh thường mệnh trời => Triều đại không được vững bền, số phận ngắn ngủi mà trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi…
  • Việc đóng đô lâu dài tại Hoa Lư của hai nhà Đinh – Lê cho thấy thế lực của hai triều đại trên chưa đủ vững mạnh, vẫn cần phải dựa vào thế núi sông để phòng ngự, để bảo vệ.

Với những lời lẽ tâm tình kết hợp thông báo trên đã chứng tỏ tầm nhìn sâu rộng, kiến thức lịch sửu uyên bác của tác giả Lí Công Uẩn. Khi soạn bài Chiếu dời đô, chúng ta cần phân tích kĩ vị thế không còn phù hợp của Hoa Lư cho sự phát triển của dân tộc.

soạn bài chiếu dời đô qua những câu hỏi trong chương trình Soạn bài Chiếu dời đô – Phân tích, Tóm tắt và Bình giảng

Địa thế thuận lợi của thành Đại La cho việc đống đô

  • Nơi đây đã từng là kinh đô của Cao Vương, từng được tin tưởng lựa chọn là nơi phát triển.
  • Đại La có địa hình thuận lợi: bằng phẳng, cao ráo, rộng rãi và thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật đa dạng và phong phú.
  • Chính trị – văn hóa thuận lợi phù hợp: là chốn hội tụ bốn phương và là mảnh đất muôn vật được tốt tươi.
  • Phong thủy thuận lợi: Là thế rộng cuộn hổ ngồi, là trung tâm của trời đất.

Như vậy, khi soạn bài Chiếu dời đô, chúng ta cần nắm được những thuận lợi của thành Đại La cho việc dời đô. Đại La chính là mảnh đất tinh hoa hội tụ với ưu thế vượt trội, xứng đáng để trở thành kinh đô của đất nước.

Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình

  • Soạn bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, không khó để nhận ra tác giả đã rất tài hoa trong việc lấy sử sách để làm lí lẽ, qua đó mà lấy lí lẽ để làm khuôn thước khi soi vào thực tế hai triều đại Đinh – Lê.
  • Lí Công Uẩn đã chứng minh rất rõ ràng Đại La chính là nơi phù hợp nhất để chọn làm kinh đô với những dẫn chứng xác thực từ lịch sử.
  • Với việc sử dụng giọng văn trang trọng kết hợp với văn xuôi có sự đan xen những sắc thái biểu cảm đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn đầy thuyết phục cho bài Chiếu.
Đọc Thêm  Thông báo kết quả xổ số miền Bắc hôm nay có người trúng độc đắc

Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường cùng sự phát triển của dân tộc

  • Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La – từ vùng núi đồi hiểm trở ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ nhà Lý đã lớn mạnh đủ sức chống lại giặc phương Bắc.
  • Thế lực, tiềm lực của nước Đại Việt lúc này đã đủ sức ngang hàng với bất cứ thế lực ngoại xâm nào
  • Việc dời đô đến Đại La và đổi tên thành Thăng Long cho thấy nguyện vọng và mơ ước của nhân dân ta về giang sơn được thu về một mối, một đất nước độc lập, tự cường.

soạn bài chiếu dời đô và lí do khiến lý thái tổ quyết đình dời đô về đại la Soạn bài Chiếu dời đô – Phân tích, Tóm tắt và Bình giảng

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn

Bài chiếu được ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Mặc dù không phải trong hoàn cảnh giặc ngoại xâm lăm le như trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, cũng không phải khí thế hân hoan trong ca khúc khải hoàn như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn ra đời khi đất nước hoàn toàn thái bình an lạc, tuy nhiên nền độc lập thái bình ấy còn vô cùng mong manh, nguy cơ bị giặc thôn tính chưa phải đã hết.

Khi dân tộc Đại Cồ Việt được hòa bình, hai triều đại Đinh – Lê liên tiếp ra đời nhưng cũng nhanh chóng tiêu tan. Đến khi Lí Công Uẩn lên ngôi thành lập nhà Lý thì một nhiệm vụ lớn lao được đặt ra là làm sao để giang sơn được bền lâu, bờ cõi được bảo tồn vững bền? Chính câu hỏi đó đã khiến vu Lí Thái Tổ trăn trở suy nghĩ để quyết định dời đô đến thành Đại La. Khi soạn bài Chiếu dời đô, chúng ta cần lưu tâm đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu và phân tích được cụ thể và sâu rộng.

Ngay đầu bài chiếu, Lí Công Uẩn đã đưa ra thực tế lịch sử về việc dời đô ở các triều đại Trung Hoa xưa. Để rồi tác giả trăn trở, bức xúc để rồi đau xót biến thành ý chí của hành động không thể chuyển dời. Với một kiến thức sâu rộng, cùng tầm nhìn xa trông rộng và khát vọng cao cả lớn lao, vị đế vương này đã tìm được Đại La – một địa danh lý tưởng để dời đô.

Đại La đúng ngôi nam bắc đông tây với thế rồng cuộn hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông và dựa núi, địa thế lại rồng mà bằng phẳng, dân cư khỏi phải chịu cảnh ngập lụt… Đồng thời, đây cũng là mảnh đất thiên thời địa lợi nhân hòa, là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương. Soạn bài Chiếu dời đô, những chi tiết khắc họa sự thuận lời của thành Đại La sẽ thể hiện quyết định đúng đắn của Lý Công Uẩn mà chúng ta cần nắm được.

Ngày nay khi mà chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã đi được một chặng đường rất dài. Khi mà nhìn lại, suy ngẫm về tư tưởng của tác phẩm cũng như soạn bài Chiếu dời đô, chúng ta lại càng khâm phục quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cũng cảm thấy ghi nhớ và biết ơn vì ông đã đặt nền móng cho sự phát triển hưng thịnh và bền vững của dân tộc suốt hơn 200 năm đã qua.

Soạn bài Chiếu dời đô giúp ta cảm nhận được một tác phẩm giàu ý nghĩa. Mặc dù là mệnh lệnh mang tính chất thông báo nhưng Chiếu dời đô cũng mang phong cách tâm tình đánh vào tình cảm mà thuyết phục. Bài Chiếu cũng chứng tỏ Lý Công Uẩn là một vị vua tài trí, thông minh, nhân ái hết lòng vì tương lai dân tộc.

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan hay có đóng góp gì liên quan đến chủ đề Soạn bài chiếu dời đô, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Phân tích và Soạn bài Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu – Ngữ Văn 8

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *