Phân tích truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Phân tích truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Phân tích truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao – Bài làm 1

Ít có nhà vãn lại trăn trở nghĩ suy về ngòi bút của mình như Nam Cao và ông đã gửi gắm những suy nghĩ dó vào tác phẩm như là những tuyên ngôn nghệ thuật của người cầm bút. Từ Trăng sáng (1943) với việc dứt khoát đứng về phía “nghệ thuật vị nhân sinh”, đến Đời thừa (1943) nhấn mạnh tính sáng tạo trong ngòi bút để làm tròn sứ mạng cao quý của nghề văn, đến Đôi mắt (1948) ông lại đặt ra vấn đề cách nhìn của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp mà Tô Hoài đã coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn lúc bấy giờ.

Vì sao Đôi mắt được coi là “Tuyên ngôn nghệ thuật” của nhiều nhả văn ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp?

Viết Đôi mắt, Nam Cao đặt ra một vấn đề bức xúc và cốt tử của nhà văn nghệ sĩ lúc bấy giờ: vấn đề cách nhìn, quan điểm. Ở đây là quan điểm đối với cuộc kháng chiến, đặc biệt là đối với nhân dân, những người đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám và đang đóng vai trò chủ chốt trong cuộc kháng chiến. Không chỉ là cách nhìn, quan điểm mà nội dung tác phẩm còn đặt vấn đề sâu hơn, gốc gác hơn: Vấn đề lập trường của nhà văn đối với cuộc kháng chiến của dân tộc.

Vì sao Nam cao lại đặt ra vấn đề cách nhìn vào thời điểm ấy? và đặt ra cho ai? Đó là lớp văn nghệ sĩ trước 1945, tuy yêu nước và có tinh thần dân tộc, đi theo cách mạng, nhưng chưa thật hiểu cách mạng, hiểu nhân dân và kháng chiến. Họ còn nhiều hoài nghi, phân vân, do dự trước cuộc kháng chiến của dân tộc. Như vậy thì làm sao có thể nhìn đúng để viết đúng được, làm sao có thể phục vụ cuộc kháng chiến bằng ngòi bút của mình? Họ đang “tìm đường” và “nhận đường” cho mình. Và Nam Cao đã giúp họ “gỡ nứt” bằng truyện ngắn Đôi mắt: xác lập cho họ một chỗ đứng (vấn đề lập trường) và một cách nhìn (vấn đề quan điểm) để giải tỏa những băn khoăn, vướng mắc trong ngòi bút của họ.

Tuyên ngôn nghệ thuật của Đôi mắt không chỉ là vấn đề bức xúc lúc bấy giờ mà còn là vấn đề cốt tử, vĩnh hằng của văn nghệ sĩ: “thế giới quan quyết định sáng tác nghệ thuật”. Có nghĩa là, cách nhìn hiện thực đúng thì sẽ đem lại những tác phẩm tốt, có ích cho đời, và ngược lại. (Dĩ nhiên, nhà văn phải có tài năng nghệ thuật tương xứng). Và, để có cách nhìn đúng đắn, thì điều tiên quyết là nhà văn phải có một chỗ đứng đúng đắn: ở giữa cuộc sống cách mạng của nhân dân, của đất nước.

Vấn đề Đôi mắt được Nam Cao đặt ra như thể nào trong tác phẩm?

Nam Cao đã đặt ra vấn đề cốt tử này – không phải bằng lí luận khô khan trừu tượng, mà bằng một hình tượng nghệ thuật sóng đôi hấp dẫn, sinh động với hai nhân vật có lập trường và cách nhìn đối lập nhau: Hoàng và Độ. Văn sĩ Hoàng là tiêu biểu cho loại người có cách nhìn sai lệch, phiến diện (Nam Cao gọi là “nhìn một phía”) với thái độ hằn học, khinh miệt quần chúng và không tin tưởng vào cuộc kháng chiến của nhân dân: ông ta chỉ chăm chăm nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà không thấy được bản chất tốt đẹp bên trong của người nông dân yêu nước kháng chiến. Ngược lại là Độ – nhà văn có cách nhìn đúng đắn, toàn diện (thây được cả mặt tích cực, mặt hạn chế tồn tại, và đâu là bản chất của người nông dân) với thái độ thông cảm và tin tưởng. Trước sự việc anh nông dân vác tre đi rào làng kháng chiến, Hoàng chỉ thấy đó là một con người “ngố và nhặng xị”, một con vẹt đọc thuộc lòng ba giai đoạn kháng chiến; nhưng Độ lại thấy ở anh một tấm lòng yêu nước thật hồn nhiên và vô tư.

Cách nhìn khác nhau ấy, suy cho cùng, là do chỗ đứng khác nhau của hai nhà văn quyết định, sống một cuộc sông cá nhân, ích kỉ, hưởng lạc, xa rời nhân dân, tách biệt hẳn cuộc sống kháng chiến như Hoàng thì không thể cổ cách nhìn giống như Độ – một nhà văn của nhân dân, sống hòa mình cùng quần chúng, sẵn sàng “làm anh tuyên truyền nhãi nhép” phục vụ kháng chiến. Ở văn sĩ Hoàng, cái chính là vấn đề lập trường.

Lập trường quyết định “đôi mắt”, quyết định cách nhìn. Đây là cách nhìn của một nhà văn còn đứng ngoài cuộc kháng chiến của dân tộc.

Đọc Thêm  Viết phương trình mặt phẳng trong không gian Oxyz: Lý thuyết và Bài tập

Đôi mắt xứng đáng là “tuyên ngôn nghệ thuật” của một lớp văn nghệ sĩ hồi đầu cuộc kháng chiến chông Pháp. Đây là tuyên ngôn về lập trường kháng chiến của nhà văn, về cách nhìn đúng đắn hiện thực để sáng tạo nghệ thuật, cũng là tuyên ngôn về khuynh hướng mĩ học mới: cái đẹp là thuộc về nhân dân lao động, những con người bình thường mà vĩ đại – nhân vật chính của nền văn học mới.

Phân tích truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao – Bài làm 2

Chúng ta thường biết đến nhà văn Nam Cao với những tác phẩm trước cách mạng tháng Tám với những tác phẩm Chí Phèo, Đời Thừa, Tư Cách Mõ…nhiều hơn những tác phẩm sau cách mạng tháng Tám. Một tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác của ông sau cách mạng tháng Tám là tác phẩm Đôi Mắt. Tác phẩm được viết vào năm 1948 là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến sau khi thắng lợi tháng Tám năm 1945. Ban đầu truyện có tên là tiên sư thằng tào tháo sau đổi thành Đôi Mắt. Qua câu chuyện tác giả muốn thể hiện tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người.

Trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ve nhan đề của tác phẩm. Có thể nói nhan đề này rất giàu ý nghĩa. Đó là không khí của những buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Một không khí hồ hời vui mừng trước sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám thành công và sự gấp rút chuẩn bị để đấu tranh chống thực dân Pháp đuổi chúng ra khỏi bờ cõi Việt Nam. Trước sự thay đổi ấy thì những nhà chiến sĩ nghệ thuật cũng phải thay đổi những suy nghĩ của mình về sáng tác cho phù hợp với quan điểm đường lối của đang ở giai đoạn đó. Trong đó một số nhà văn nghệ sĩ không tin tưởng vào nhân dân và đôi mắt của Nam Cao ra đời để phản ánh điều đó. Có lẽ ấy chính cái nhìn của nhà văn đối với cách mạng và quần chúng nhân dân – lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến.

Câu chuyện được nhìn theo con mắt và quan điểm cá nhân của hai nhân vật Hoàng và Độ. Qua đó người đọc thấy được hai luồng nhìn nhận vê những người nông dân trong cùng một bộ phận văn nghệ sĩ. Đồng thời nó thể hiện được sự đánh giá cảu người nghệ sĩ đối với nhân dân ta xưa.

Thứ nhất cuộc sống và bản tính người nông dân được hiện lên qua cái nhìn của nhà văn Hoàng. Vào ngay vấn đề Nam Cao dã nói lên cuộc sống sinh hoạt và cách nhìn thái độ của nhà văn Hoàng. Nhân vật này thuộc một lớp nhà văn cũ từ thành thị tản cư về miền quê sinh sống. Ông Hoàng hiện lên với những nét của một gia đình khá giả với một con chó béc dê to như một con bê, mỗi lần nhân vật tôi đến đều phải gọi từ trước đợi cho anh Hoàng nắm giữ con chó mới được vào. Và trong cái cảnh nhiều người chết đói ấy thì con chó của anh vẫn không phải nhịn ăn một bữa nào. Nó vẫn được ăn những miếng thịt sống do chính bàn tay chủ nó mua cho. Điều đó cho thấy cách sống xa xỉ của Hoàng. Trong khi trong thiên hạ có biết bao nhiêu người chết vì đói, xác đổ đi chôn không hết, họ chết vì không có cái ăn thế mà một con chó của một ông nhà văn lại có thức ăn ngon đến như thế. Cuộc sống của nó còn sung sướng hơn cả con người. Đến tướng tá của Hoàng cũng cho thấy ông có một cuộc sống  sung túc với bước đi khệnh khạng, “những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”. Nó thể hiện qua cái cửa luôn luôn đóng và những lời nạt nộ.

Phải chăng Hoàng là một nhan vật ích kỉ trong khi người dân sống trong cảnh cơm không có ăn mà chính con chó của Hoàng lại được ăn những thứ xa xỉ ấy. Chính sự ích kỉ ấy đã cho phép Hoàng sống một cách thỏa thuê đủ đầy.

Và tiếp theo những hình ảnh tích cách của nhân dân được nhìn qua con mắt của nhân vật Hoàng. Và chính sự đủ đầy và ích kỉ đã khiến cho Hoàng có những cái nhìn xấu xa về những người nông dân. Nào là tham lam, bần tiện, thóc mách, giở đời tệ nhất là đã ngố lại còn nhặng xị. đó là một định kiến mà phải thay đổi.

Ở đây ta thấy được những người nông dân qua cái nhìn của nhân vật Hoàng thật là không đẹp chút nào. Thực chát đó chính là những mặt xấu của những người nông dân thế nhưng họ cũng có những phẩm chất tốt của họ. vậy mà ở đây nhân vật Hoàng với một gia đình khá giả ki bo, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà quên đi nhiệm vụ quốc gia. Đúng thế những người nông dân ấy có tính xấu như thế tuy họ chưa tốt chữ quốc ngữ thế nhưng họ vẫn cứ hiện lên thật đẹp khi mà họ vẫn tuyên truyền theo cách mạng. họ tuy dốt nát nhưng họ có ý thức dân tộc hơn chính gia đình và bản thân Hoàng. Hoàng giàu thật đấy nhưng chỉ biết cho mình và thấy cái xấu của người ta khi chính cái xấu bản than mình thì lại không nhân ra cái xấu ấy. đó là cái xấu khi không góp sức vào cho cách mạng. Như thế thì chẳng khác nào không yêu nước. Sống xa xi chẳng khác nào không yêu thương nhân dân.

Đọc Thêm  So sánh nhân vật Phùng và viên quản ngục để thấy quan điểm về nghệ thuật

Trái ngược với Hoàng, Độ có một cái nhìn tích cực hơn so với ông. Trong cuộc chiến tranh ấy, Độ cũng là một nhà văn anh nhìn đời bằng con mắt khách quan hơn, chân thực hơn. Anh không những thấy người nông dân hiện lên với những phẩm chất thật đẹp mà còn thật đáng yêu. Anh không thơ ờ trước những sự thay đổi của đất nước mà anh quyết tâm hiến thân cho cách mạng, lăn xả vào đời để hiến thân cho đất nước. Có thể nói anh sống vì cộng đồng vì quê hương, vì con người đất nước mình. Anh hiểu được sự cục mịch của nhưng người nông dân nhưng cũng đồng thời thấy được sự hăng hái và tinh thần cách mạng của họ. Cuộc sống với Độ chính như thế mà trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Có thể nói anh là một nhà văn không chỉ hết thân vi cách mạng mà còn có một tấm lòng bao la rộng lớn.

Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người. Sống như những người nông dân, sống như nha văn Độ dẫu có nghèo nàn lạc hậu, dẫu có khó khăn gian khổ nhưng tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng luôn được đề cao còn sống như Hoàng thì thật đáng xấu hổ. vì anh ta chỉ biết nghĩ cho bản thân mình và nhìn vào những mặt xâu của người khác mà thôi. Anh Hoàng không bằng những người nông dan vì ít ra họ cục mịch như thế nhưng đã được giác ngộ cách mạng còn bản thân anh và gia đình thì lại chưa. Không tin tưởng vào cách mạng ta, đòng thời cũng không góp sức.

Nhà văn Nam Cao đã để lại cho chúng ta một tác phẩm thật giàu ý nghĩa, chỉ với hai con mắt nhìn chúng ta thấy được những nhược điểm và ưu điểm của nhân dân ta trong cuộc sống cũng như kháng chiến. Đồng thời qua đó ta thấy được tâm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống mỗi người. những người nông dân ấy ngu dốt đến đâu nhưng cũng đã biết đi theo con đường cách mang vì chỉ có con đường ấy mới đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phân tích truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao – Bài làm 3

Trong nền văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là cái tên vô cùng sáng giá. Là người đến sau so với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nhưng Nam Cao vẫn có những tác phẩm khẳng định tên tuổi của mình. Bời vì ông quan niệm “Văn chương không dung nạp những người thợ khéo tay làm theo vài kiểu mẫu cho sẵn, văn chương chỉ cần đến những người khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Trước cách mạng tháng Tám Nam Cao tập trung phản ánh tấn bị kịch của người nông dân và người tri thức qua hai tác phẩm tiêu biểu là Chí Phèo và đời thừa. Còn sau khi cách mạng tháng Tám thành công nhà văn tập trung đi vào phản ánh cách nhìn nhận của một bộ phận nhà văn về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt.

Điều khiến chúng ta chú ý ở đây là nhan đề của tác phẩm. Đôi mắt theo nghĩa tả thực thì đó chính là bộ phận của con người dùng để nhìn. Nhưng ở đây nhà văn dùng theo nghĩa bóng của nó. Nói đôi mắt là nhà văn muốn nói tới sự nhìn nhận của các nhà văn về người nông dân trong kháng chiến. Cụ thể ở đây là cách nhìn khác nhau của nhà văn hoàng và nhà văn Độ. Cách nhìn đó khác nhau như thế nào? Đọc tác phẩm sẽ là câu trả lời cho câu hỏi đó.

Nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công hai nhân vật nhà văn là Hoàng và Độ. Nhà văn Hoàng là đàn anh của Độ. Sau đó kháng chiến nổ ra Hoàng tản cư về nông thôn sau đó mất liên lạc. Sau những tháng ngày hỏi han thì Độ biết nhà của anh Hoàng, Độ biết được nhà đàn anh này và đến thăm hỏi. Trong lần gặp mặt này hai người đã có những câu chuyện thể hiện cái nhìn của mình về người nông dân. Nhân vật Độ bước vào thì có một anh hàng xóm gọi hộ anh Hoàng. Cái cánh cửa cổng kín mít cùng con chó béc dê không ai dám vào. Ban đầu anh Hoàng phải cẩn thận nhìn xem ai mới mở cửa. Và khi nhận ra người anh em cũ anh bảo vợ xích chó lại và đưa anh vào nhà.

Có thể nói nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Hoàng giống như một phản đề. Nhân vật Hoàng hiện lên trước hết trong lối sống của mình. Anh có một gia đình thuộc tầm khá giả. Sống và hoạt động văn học anh là người đi trước so với nhà văn Độ. Thế rồi khi chiến tranh xảy ra và khiến cho nhà văn Hoàng phải rời bỏ thủ đô để về nông thôn tránh nạn. Trong khi đất nước đói nghèo và cùng nhau đấu tranh để bảo vệ đất nước thì gia đình anh chuyển về nông thôn bạt vo âm tín. Nhà văn Độ đã từng gửi rất nhiều thư cho Hoàng nhưng cũng không hề có hồi đáp lại. Ở nông thôn như thế nhưng nhà anh vẫn sống rất đầy đủ và giàu sang. Anh đóng cửa kín mít không giao tiếp với một ai. Trong khi người dân không có gạo mà ăn thì con chó nhà anh vẫn mỗi bữa đều đều thịt bò. Như vậy có thể nói người dân còn khổ hơn cả con chó nhà anh gấp vạn lần. Không những thế trong khi người dân chiến đấu nghèo đói người gầy ra chỉ còn xương bọc da thì Hoàng lại béo tốt. Đến bước chân đi còn cảm thấy nặng nề khệnh khạng.

Đọc Thêm  Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh [HAY NHẤT]

Nói tóm lại lối sống mà Hoàng sống là một lối sống ích kỉ hẹp hòi chỉ có biết mình trong khi cả nước chiến đấu. Đó là một lối sống cần phải lên án gay gắt.

Không chỉ lối sống sai lệch mà cách nhìn nhận về người nông dân của Hoàng cũng sai lệch. Nhà văn Nam Cao đã thể hiện điều đó trong việc kể về câu chuyện giữa Hoàng và Độ. Hoàng chê người nông dân đã ít chữ lại còn nhặng xị, tham lam, ích kỉ và buôn chuyện. Có thể nói là một nhà văn đi trước lại là người không thích dừng lại ở cái chung, lúc nào cũng phải đi đến cái cụ thể chi tiết thì Hoàng là một nhà văn có tài quan sát rất tốt. Chính vì thế những điều anh chê người nông dân không phải là vu khống và đặt điều. Đó là những điều đúng thế nhưng cái sai của anh là anh chỉ nhìn thấy cái xâu của họ mà không thấy được điểm tốt. Trong khi chính anh cũng có những điểm xấu mà anh lại không hề nhận ra. Và nhà văn xây dựng nhân vật Hoàng như một phản diện thì muốn để cho Độ – chính diện phản đối những điều Hoàng nói ra cũng là một điều rất khó vì điều Hoàng nói hoàn toàn là sự thật. Tuy nhiên nhà văn vẫn thận trọng tạo nên tình huống để cho người đọc biết được cách nhìn nhận nào là đúng.

Qua đây ta thấy Hoàng là một người nhà văn nhưng lại rất giống tư sản không hề muốn giúp đỡ nhân dân chỉ thấy được mặt xấu của họ mà không nhận ra mặt tốt của họ chính là cái mà Hoàng đang thiếu. Họ tham lam, nhặng xị như thế nhưng họ có ý thức đấu tranh để chống lại quân xâm lược bảo vệ tổ quốc còn Hoàng thì sao?. Anh chỉ biết khép cửa đóng kín mình lại trong sự bao bọc của căn nhà không cần biết ai sống thế nào. Đồng thời việc đó thể hiện niềm tin vào cách mạng thành công của Hoàng là không hề có.

Còn nhân vật Độ khi nghe những nhận xét của nhà văn Hoàng về người nông dân thì anh cũng chỉ im lặng. Nhiều câu phản bác lại để bảo vệ cho người nông dân nhưng không hề gay gắt. Nói như thế không phải nhà văn ấy chịu trước cái nhận xét ấy của Hoàng mà lại Độ không thể nói cho Hoàng hiểu được, Bởi cuộc sống và suy nghĩ của Hoàng đã lệch lạc quá rồi. Những nhận xét về người nông dân quả thật không sai nhưng cái nhìn ấy là cái nhìn tiêu cực. Đọc đoạn hội thoại bình luận ta tưởng chừng như nhà văn Độ là người lép về bị lấn át không thể làm sao mà bảo vệ được quan niệm của mình được. Tuy nhiên cái tài của nhà văn Nam Cao là dù không nói người đọc vẫn thấy được cái nhìn của Độ mới là đúng. Bởi vì lối sống của Hoàng là quay lưng lại với nông dân cách mạng, bó hẹp mình lại trong cái bao an toàn. Điều đó đủ cho thấy Hoàng xa rời quần chúng cách mạng đến nhường nào. Và Hoàng không hiểu hêt được những người nông dân. Hoàng nhìn người một cách phiếm diện. Đó là cái nhìn hoàn toàn sai lệch.
Kết thúc tác phẩm nhà văn để cho vợ chồng Hoàng đọc chuyện Tào Tháo mà cười. Và có lẽ Hoàng khi ấy mới nhận ra rằng mình cô đơn và lạc lõng trước cuộc đời này. Và phải chăng cách Hoàng nhìn nhận về người nông dân sẽ khác?

Truyện ngắn đôi mắt của Nam Cao đã nêu lên một vấn đề nóng bỏng đó là cách nhìn của những nhà văn với người dân và cách mạng, Trong tình hình đất nước ấy nhà văn có vai trò sáng tác ra những tác phẩm khơi dậy ý chí chiến đấu và ca ngợi sức mạnh của nhân dân. Nhưng nếu có những cái nhìn sai lệch như Hoàng thì liệu rằng có những tác phẩm kia không. Vì vậy mỗi nhà văn phải có trách nhiệm nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo sâu sắc.

Danh mục: Văn họcTừ khóa:

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *