Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu – Bài làm 1

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương dân của ông. Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong thời kì lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân dám xả thân vì sự sống còn của đất nước.

Vẻ đẹp đầu tiên ở họ là tinh thần tự nguyện đánh giặc, vốn là những người dân cày quanh năm côi cút làm ăn, điều lo toan hằng ngày của họ là làm sao cho đủ ăn đủ mặc, đừng đói khổ, rách rưới. Họ biết thân phận mình là hèn mọn trong xã hội, ngoài sưu thuế phài nộp cho đủ, họ đâu dám nghĩ đến công to việc lớn. Quốc gia đại sự là của vua quan và triều đình. Vậy mà giờ đây, giặc Lang Sa tràn sang cướp nước, gieo rắc tanh hôi (tinh chiên) đã ba năm mà mặt mũi quan quân chẳng thấy ở đâu, có chăng nữa thì chi là lũ hèn nhát chạy dài. Cảnh tượng ấy khiến họ không thể bưng tai bịt mắt làm ngơ. Lòng yêu nước hun đúc từ nghìn xưa trong huyết quản sôi sục, họ tự nguyện đứng lên đánh giặc:

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Họ nhận về mình công việc cực kì khó khăn, to lớn: đoạn kình, bộ hổ, tức là đánh lại quân giặc mạnh hơn mình gấp bao lần.

Vẻ đẹp tinh thần của họ là dám đánh, dám hi sinh; một lòng xin ra sức, ra tay, cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Tịnh thần dám đánh, dám hi sinh ấy càng đẹp biết bao nhiêu khi họ chi là những người dân ấp dân lân, tự liên kết thành đội ngũ để chiến đấu chứ không phải là quân lính của triều đình. Từ cửa nếp nhà tranh của mình, họ xông thẳng vào trận, không hề được luyện tập mảy may. Tỉnh thần ấy lại thêm lớn lao khi nhìn vào vũ khí trong tay họ. Có thể nói, trang bị sắc bén của họ chính là tấm lòng yêu nước và nghĩa lởn vì nước, chứ rơm con cúi, lưỡi dao phay, gậy tầm vông làm sao đem đối chọi được với súng song tâm, với tàu thiếc tàu đổng. Cái sắc bén, cái sức giết giặc của nó chi là ở trái tim, ở dũng khí của người cầm dao, cầm gậy vẻ đẹp của họ thật hào hùng, nhưng bên cạnh cái hào hùng ấy lại là nỗi đau, nỗi thương muốn rơi nước mắt!

Vậy mà ta hãy xem họ xung trận. Bao nhiêu lời văn là bấy nhiêu chất hùng ca, hừng hực khí phách, rực lửa chiến đấu của một trận đánh quyết liệt và anh dũng:

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh , bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Quả là tuyệt vời! Ai đó đã dùng một cách nói rất đắc (chứ không phải đắt) là hình tượng người nghĩa sĩ nông dân cực nhọc, nghèo khó đã hiện lên thành một hình ảnh anh hùng lồng lộng giữa chiến trường, làm chủ trận chiến, áp đảo tất cả. Lưỡi dao phay, ngọn tầm vông của họ đâm ngang chém ngược, tung hoành, hiên ngang chiếm lĩnh cả không gian trận địa, làm cho giặc hồn kinh phách lạc. Tiếng hè, tiếng ó của họ át cả tiếng đại bác của tàu thiếc tàu đồng. Rơm con cúi, lưỡi dao phay cũng đốt xong đồn giặc, cũng chém rớt đầu quan hai giặc. Đoạn văn đầy những động từ, những cụm động từ miêu tả hành động mãnh liệt, hào khí bừng bừng. Trước những con người anh hùng ấy, quân giặc hung dữ với súng đạn nghênh ngang đều như co rúm lại, thấp bé, tồi tàn đến thảm hại. Có thể nói hình bóng người nghĩa sĩ nông dân cần Giuộc nổi lên trên nền trời rực lửa, sừng sững như một tượng đài kì vĩ.

Đọc Thêm  Xô viết Nghệ Tĩnh là gì? Diễn biến, Kết quả và Ý nghĩa lịch sử

Cảm xúc chủ đạo của bài Văn tế là cảm xúc bi tráng, lời văn rắn rỏi, âm điệu sồi sục, dồn dập. Nghệ thuật đối đã phát huy hiệu quả cao nhất của nó. Tất cả hợp thành một âm hưởng chiến trận hào hùng, phấn khích của một thiên anh hùng ca tuyệt diệu. Ngòi bút tác giả hoàn toàn xứng đáng với hành động cao cả của người nghĩa sĩ nông dân, với những tư tưởng cực kì lớn lao mà tác giả đã phát hiện ra trong hành động tự nguyện giết giặc cứu nước của họ.
Gần ba chục nghĩa sĩ nông dân bỏ mình trong cuộc chiến đấu ác liệt và không cân sức. Cái chết bi tráng của họ khiến thiên nhiên và con người thảy đều thương tiếc: Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Người chết v) đất nước, vì dân tộc, hỏi làm sao không xúc động đến đồng bào, non nước ?!

Tượng đài nghệ thuật về người nghĩa sĩ nông dân mang tính chất bi tráng. Nó được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc thống thiết của nhà thơ và của nhân dân. Đây là thành cồng nghệ thuật xuất sắc của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bài Văn tế như một tấm bia, một cái mốc, một tượng đài vinh quang về người nông dân Nam Bộ anh hùng, về nhân dân lao động muôn thuỏ sáng ngời.

Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu – Bài làm 2

  1. “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” – bức tượng đài hào hùng và khúc ai ca bi tráng.

Giá trị nghệ thuật hết sức đặc sắc, làm cho bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc trở thành bất tử là lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tượng đài về những người nông dân yêu nước, những người anh hùng vô danh “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”. Bức tượng đài được đắp xây bằng nghệ thuật ngôn từ này có những đường về ngoại hình rất nổi, rất đặc thù của người nông dân nghèo mà giàu nghĩa khí không trộn lẫn vào ai khác được: “Ngoài cật một manh áo vải” Vũ khí họ mang theo khi ra trận cũng là những công cụ thô sơ lạc hậu. “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi”, “gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay”, có khi chỉ là một đoạn gậy gộc: “trong tay cầm một ngọn tầm vông”. Thế nhưng tinh thần chiến đấu của họ đã tỏa sáng lên bức tượng đài: “Đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không”, “Xô cửa xông vào liều mình như chẳng có”. Những đường nét ghi lại hành động chiến đấu của họ thật đẹp, thật khỏe, thật hào hùng.

Nét độc đáo tạo nên tinh thần ngoan cường hiếm có kể trên bắt nguồn từ phẩm chất cao cả của người nông dân mặc áo nghĩa quân. Trước khi trở thành nghĩa sĩ, dũng sĩ, họ chỉ là người dân cày chất phác, cần cù, giản dị. Họ có “đôi bàn tay vàng” trong nghề nông: “Việc cuốc, việc cày, việc bừa việc cấy tay vốn quen làm”. Họ có đôi mắt hiền lành, ánh lên vẻ đẹp hòa bình của đời sống thường nhật: “Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”. Nhưng đối với quân xâm lược lòng căm thù của họ thật sâu sắc: “Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Tinh thần và lòng quyết tâm chiến đấu của họ rực rỡ hào quang của chân lí, chính nghĩa: “Hai vầng nhật nguyệt chói lòa đâu dung lũ treo dê bán chó”.

Những người nông dân anh hùng đã hi sinh trong trận đánh ngày 16-12-1861 ở Cần Giuộc sẽ mãi mãi là vô danh như hàng trăm, hàng ngàn người nông dân anh hùng khác đã hi sinh trong các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp cuối thế kỉ XIX. Nhưng với bức tượng đài hào hùng, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã làm cho họ trở thành bất tử. Họ sống mãi trong lâu đài văn chương, văn hóa của nhân dân.

  1. Mọi giá trị nghệ thuật đặc sắc khác của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Là nó thực sự trở thành khúc ai ca bi tráng biểu hiện tấm lòng ngưỡng mộ và tiếc thương của cả một dân tộc đối với những người nông dân yêu nước, những nghĩa sĩ, những anh hùng vô danh này. Nguyễn Đình Chiểu đã viết những câu văn thật xúc động khi khóc thương họ:

Đọc Thêm  Suy nghĩ về câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)

Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo

Ngữ điệu câu văn đọc lên nghe như có tiếng khóc nức nở, tắc nghẹn. Lời khóc tắc nghẹn nên nó mất mát các từ, các tiếng. Đáng ra đầy đủ là là phải: “Nước mắt khóc người anh hùng lau không hết được” có nghĩa là khóc và nước mắt chảy mãi, chảy hoài..

Tiếc thương và ngưỡng mộ, Nguyễn Đình Chiểu muốn các nghĩa sĩ không chết. Ông vận dụng cả tiềm thức và tâm linh để sáng tạo nên những hình tượng có tính siêu hình đặng nói cái vĩnh hằng, bất tử của những người nghĩa sĩ: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh”.

Tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng là tiếng lòng của cả một thời đại. Vua Tự Đức đã từng rung động với bài Văn tế và cho in phổ biến nó trong các tỉnh ở đồng bằng Nam bộ. Miên Thẩm Tùng Thiện Vương vắ công chúa Mai Am những người thuộc hoàng tộc triều Nguyễn cũng có thơ biểu hiện sự cộng hưởng, đồng sáng tạo với Nguyễn Đình Chiểu:

Bồi hồi đọc mãi bản văn ai

Phách cứng văn hùng cảm động thay…

… Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi

Còn hơn xây mộ cất khô hài.

(Thơ của Mai Am công chúa).

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là tác phẩm bất hủ sẽ trường tồn với lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam.

Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu – Bài làm 3

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong một gia đình nhà nho.Năm 1846 ông về Gia Định mở trường dạy học bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân và làm thơ.Khi giặc Pháp dụ dỗ ông vẫn giữ trọn lòng mình thủy chung son sắc với đất nước và nhân dân.Thơ văn của ông thấm nhuần lý tưởng đạo đức cao đẹp nhân nghĩa với những con người sống cao đẹp nhân hậu thủy chung biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng cao cả dám đấu tranh và có đẻ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn cứu nhân dộ thế.Bài thơ “văn tế nghĩa sĩ cần giuộc là một tác phẩm như thế.Bài văn là tiếng khóc từ đát lòng của tác giả và tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những anh hùng.

Văn tế là một loại văn thường dùng trong khi đọ tế cúng người chết nó có hình thức tế-tưởng.Bài văn tế có các phần Lung khởi là cảm hứng khái quát về người chết và  thích thực hồi tưởng về công dức của người chết phần Ai vãn than tiếc người chết và phần kết nêu ý nghĩa và lời mời của người cúng tế đối với kinh hồn người chết.Bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc có đủ bốn phần như vậy.

Mở đầu bài thơ là một lời than: “Hỡi ôi!súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ”Tiếng than vang lên mà nghe sau đau thương đến thế.Tiếng than ấy cho ta một ý nghĩ về một cảnh tan thương chết chóc là cảnh chiến tranh tan khốc với những người đã bị tử trận trên chiên trường.Ông trời có thấu hiểu lòng người có thấu hiểu được nỗi tan thương đau xót trong lòng những người thân nhân của những người dân đã tử trận.Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ rất nhiều nguồn cảm xúc. Đó là thái độ cảm phục và niềm thương xót vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ. Các chi tiết” xác phàm vội bỏ”; “nào đợi gươm hùm treo mộ”;” tất đất ngọn rau ơn Chúa”, “tài bồi cho nước nhà ta”; “ quan quân khó nhọc”,” ăn tuyết nằm sương”; “ đòn lũy tan tành”thể hiện niềm thương cảm và xót thương ấy một lần nữa khẳng định nghĩa binh chỉ là những người dân thường, nhưng sẵn sàng dấy binh vì một lòng yêu nước.

Bên cạnh đó tác giả miêu tả hình tượng người chiến sĩ với vẻ đẹp của hình thức bên ngoài “chẳng qua là dân ấp dân lâm” “ngoài cật có một manh áo vải” “trong tay cầm một ngọn cầm vông”. Đó là những hình ảnh của những người dân chân lấm tay bùn cơm không đủ no áo không đủ ấm .Còn cuộc sống hàng ngày của họ thì được tác giả miêu tả bằng những câu văn mộc mạc dễ hiểu không mấy cầu kì về câu chữ ,họ hiện lên là những người “cui cút làm ăn toan lo nghèo khó” “chưa quen cung nong toàn bộ” “việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm;tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó” Từ đó cho ta một cái nhìn toàn diện đầy đủ nhất về người nông dân.Họ vốn là những người dân lao động bình thường và họ cực kì lương thiện không bao giờ muốn xảy ra chiến tranh,họ không đi cướp bóc không muốn đi xâm chiếm nước khác để làm giàu cho mình mà họ mãn nguyện về cuộc sống khốn khó nhưng hòa bình của mình.Có chăng ước mơ to lớn nhất của họ chính là đủ cơm ăn áo mặc.Thế nhưng khi tổ quốc lâm nguy súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương sứ xở thì họ lạ có một tinh thần kháng chiến sục sôi . “súng rền”cho thấy bọn giặc đã sử dụng những vũ khí rất tối tân chứ không phải là gậy guộc là khiên là mác nữa cho thấy ở đây có một khoảng cách xa về vũ trang của cả hai bên.Nhà văn đã miêu tả được vẻ đẹp của người dân yêu nước sao mà giản dị đến thế “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng trông tin quan trường như trời hạn trông mưa mùi chinh chiến vấy vá đã ba năm ghét thói mọi như nhà hồn ghét cỏ” “Bữa thấy bòng bong che chắn lốp muốn tới ăn van ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.Chính vì thế mặc dù dân ấp dân lâm người cật có một manh áo vải trong tay cầm một ngọn cầm vông nhưng họ vẫn sẵn sàng tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai họ” “chi dọc quan quản gióng trống kì trống giục đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không nào sợ thằng tây bắn đạn nhỏ đạn ta xô cửa xông vào liều mình như chẳng có” và thế là “kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho tà mã ma ní hồn kinh bon hè trước lũ ó sâu trỗi kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Đọc Thêm  Phân tích bức tranh tứ bình trong Việt Bắc của Tố Hữu – Ngữ Văn lớp 12

Nhà văn đã thành công trong khi khắc họa hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc .Các từ miêu tả nguồn gốc xuất thân ngoại hình và hành động của người nghĩa sĩ nông dân cho thấy họ chỉ là những đan bình thường chất phác chăm chỉ nhưng khi nước nhà có giặc  họ tự nhận về mình trách nhiệm phải bảo vệ đất nước sẵn sàng hi sinh và nước.Cách thể hiện hình tượng người nghệ sĩ rất tỉ mỉ từ trang bị thô sơ hành động dũng cảm nguyện xả than mình để bảo vệ đất nước.

Việc miêu tả nghĩa sĩ cần giuộc cũng đạt đến đỉnh cao trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật. Đó là việc sắc sảo trong miêu tả xây dưng nhân vật qua ngoại hình xuất thân và cả những hành động những việc làm khi họ chống giặc qua đó thể hiện niềm xót thương của tác giả đối với sự hi sinh cao cả của họ. Tác giả còn sẻ chia nỗi đau sâu sắc ấy đối  với thân nhân những người đã hi sinh “đau đớn mà mẹ già ngồi khóc trên ngon đèn khuya leo lét trong lều “Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng ,cơn bóng bề dật dờ trước ngõ”. Sự kết hợp giữa nhiều nguồn cảm xúc ấy khiến cho tiếng khóc đau thương nhưng lại không bi lụy .Tiếc thương và ngưỡng mộ ông đã để các nghĩa sĩ ra đi không chết.Ông đã đụng đến cả tiềm thức và tâm tình để sáng tạo nên những hình tượng có giá trị siêu hình về cái vĩnh hằng bất tử của những người nghĩa sĩ.

Ngữ điệu bài văn đọc lên nghe như có tiếng khoác nức nở nghẹn ngào .Cảm giác như có nước mắt cứ chảy chảy hoài tiếc thương cho người anh hùng đã hi sinh cho đất nước không tiếc thân mình mà những người nông dân ấy chỉ biết hi sinh thân xá của mình để bảo vệ cho đất nước.

Bài văn tế đã làm hiện lên người nha hùng nông dân chân lấm tay bùn làm nên lịch sử.Một mặt họ rất lam lũ cui cút làm ăn nhưng khi có chiến tranh khi đát nước gặp nguy nan thì họ lại là những người nha hùng không tiếc máu sương của mình để bảo vệ đất nước.Tượng đài nghệ thuật về người chiến sĩ được hiên lên bằng máu sương mồ hôi và nước mắt của hàng triệu người anh hùng và tất cả nhân dân dân tộc ta.

Từ khóa từ Google

  • phân tich văn tế nghĩa sĩ cần giuôc
  • phan tich bai van te nghia si can giuoc

Danh mục: Văn họcTừ khóa:

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *