Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương – Văn học 11

tìm hiểu và phân tích bài thơ thương vợ của nhà thơ tế xương Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương – Văn học 11

Những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt từ xưa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương, người đọc sẽ cảm nhận được sự chăm chỉ chịu thương chịu khó cũng như đức hi sinh cao cả của phụ nữ Việt. Bên cạnh đó, còn là những đồng cảm sâu sắc của nhà thơ Tú Xương với người vợ của mình. Trong bài viết này, Aiti-aptech.edu.vn sẽ giúp bạn phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương để thấy được vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

Nội dung chính bài viết

Những nét chính về Tú Xương và tác phẩm Thương vợ

Để phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương, người đọc cần nắm được những nét tóm tắt về tác giả cũng như tác phẩm.

Tóm tắt về tác giả Tú Xương 

Tế Xương tên thật là Trần Tế Xương, được biết đến là nhà thơ của chủ nghĩa hiện thực. Giọng thơ của ông mang ý nghĩa thâm thúy sâu xa, vừa với giọng đả kích lại phê phán một cách sâu sắc đầy chân thực về hiện thực đời sống lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, những tác phẩm thơ của ông cũng đậm chất trữ tình, đong đầy xúc cảm của một trái tim chân thành nhiệt huyết. Phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc sẽ nhận thấy những suy nghĩ chất chứa của một hồn thơ tài giỏi nhưng không đỗ đạt, cuộc sống của ông và các con đều do vợ tần tảo. Nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc, Tú Xương thực đã mang đến những đồng cảm nơi tâm hồn bạn đọc.

Cuộc đời của Tú Xương trải qua thăng trầm trong chuyện thi cử, mọi lo toan trong gia đình đều từ đôi bàn tay người vợ. Nhà thơ cưới vợ từ rất sớm, một cô gái quê tên Phạm Thị Mẫn và có với nhau 8 người con. Nhà nghèo mà con đông, việc dạy học của ông lại bấp bênh trong thời kỳ Nho học suy tàn nên mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú quán xuyến. Bà Mẫn được xem là người phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam xưa: tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại hết thảy quên mình.

Nội dung chính của bài thơ Thương vợ 

Bà Mẫn đã gợi cảm hứng cho Tú Xương viết tác phẩm này, vừa như một lời thú nhận, cũng là bài ca về đức hạnh tuyệt đẹp của người vợ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Cùng phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương để cảm nhận được những nét đẹp cao cả của họ.

Đọc Thêm  Tính diện tích tam giác trong không gian Oxyz

Hai câu đề khi phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Từ những câu thơ đầu khi phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc đã thấy nhà thơ hé lộ hoàn cảnh gia đình một cách thật sâu sắc:

“Quang năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Người đọc không khỏi suy ngẫm qua những cụm từ chất chứa đầu tiên. Cụm từ “quanh năm” được đặt lên đầu câu như một sự thương cảm đồng thời là sự thán phục mà nhà thơ dành cho người vợ của mình khi thấm cái sự vất vả, tảo tần như một thói quen mà bà Tú đã trải qua. Phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc sẽ thấy tấm lòng mà nhà thơ đã kín đáo thể hiện trong từng câu chữ của mình.

Chi tiết đó cũng gợi nhắc đến sự cần cù, chịu thương chịu khó, quanh năm một nắng hai sương để nuôi gia đình của người phụ nữ Việt. Thế nhưng điều đáng nói hơn là việc buôn bán của người vợ ấy lại không ở chợ mà lại ở “mom sông”. Cụm từ “mom sông” gợi nhớ đến sự chông chênh, sự nhỏ bé, đồng thời cũng gợi lên sự cực nhọc trong cuộc sống bươn chải. Nhà thơ không sử dụng ven sông hay bờ sông mà lại là “mom sông” cho thấy sự vất vả nhưng cũng đầy nguy hiểm của bà Tú. Bên cạnh đó, cụm từ cũng gợi lên sự heo hút, vẳng vẻ mà lạnh lẽo.

Câu thơ thứ hai là những chia sẻ bộc bạch từ tác giả. Phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc sẽ không thể bỏ qua những chất chứa trong lời thơ này. Nhà thơ đã cho thấy mục đích quan trọng, cũng là động lực to lớn thúc đẩy sự chịu thương chịu khó của người vợ, đó là gia đình: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Chỉ có người vợ của mình mới tảo tần khuya sớm như vậy mà không phải bất cứ ai.

“Năm con, một chồng” – Việc sử dụng số đếm này như đang cho thấy sức nặng đè lên đôi vai nhỏ bé của người vợ. Sâu xa hơn, người đọc còn nhận thấy sự hổ thẹn của tác giả khi không giúp ích được cho gia đình, để rồi ngậm ngùi nhìn người vợ của mình dãi nắng dầm mưa. Một lời tự trách nhưng là cũng sự biết ơn vô hạn mà nhà thơ dành cho người vợ của mình.

Hai câu thực khi phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương 

Những dòng thơ tiếp theo khi phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc sẽ càng thấm hơn nỗi khổ cùng sợ bền bỉ của người vợ:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Nhà thơ Tú Xương thật tài tình khi gửi gắm hình ảnh người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh “con cò”. Điều ấy cho thấy thơ ca ông đậm cốt cách dân tộc. Phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc không thể bỏ qua những câu thơ này bởi nó đậm chất Á Đông. Cánh cò từ cổ chí kim đã là sự hiện thân của hình ảnh người phụ nữ cần mẫn, chịu khó mà giàu đức hi sinh.

Đọc Thêm  Đô thị hóa là gì? Đặc điểm và Ảnh hưởng của đô thị hóa

Ca dao xưa từng có những vần thơ miêu tả và khắc họa đậm nét nỗi vất vả của người phụ nữ.

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương chúng ta thấy hình ảnh người vợ cũng không nằm ngoài quy luật này. Việc đặt tính từ láy “lặn lội” và “eo seo” cùng biện pháp đảo ngữ, nhà thơ như muốn nhấn mạnh sự gian khó trong cuộc sống bươn chải của bà Tú nói riêng và người phụ nữ Việt nói chung.

“Quãng vẵng buổi đò đông” cho thấy sự heo hút vắng vẻ mà lạnh lẽo của không gian như càng tô đậm lên sự lẻ loi đơn độc của người phụ nữ. Sự rộng lớn của không gian càng làm khắc họa nổi bật hơn hình ảnh lẻ loi của người phụ nữ đó, đồng thời cũng như muốn nuốt chửng cái thân hình bé nhỏ ấy. Chính cái bản lĩnh cứng cỏi, dám đối đầu và vượt lên trên mọi hoàn cảnh để lo toan cho chồng cho con của những người phụ nữ.

Phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc như thấy nhà thơ tạc lên hình tượng người phụ nữ Việt với những vẻ đẹp muôn thủa. Những người phụ nữ ấy, những người mẹ người chị còn vất vả hơn biết bao những “thân cò”

tìm hiểu và phân tích bài thơ thương vợ của nhà thơ tế xương Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương – Văn học 11Phân tích bài thơ Thương Vợ của nhà thơ Tế Xương

Hai câu luận khi phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương 

Từng câu thơ như những dòng suy nghĩ miên man tuôn trào cũng là lời cảm thương cho cuộc đời của những người phụ nữ hết thảy quên mình lo cho gia đình.

“Một duyên, hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Cách đếm “một, hai” rồi “năm, mười” thường thấy trong ca dao xưa. Khi phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc cũng nhận thấy phong vị dân gian xuất hiện trong những câu thơ này. Phong cách thơ này được thể hiện rõ nét qua những vần thơ thể hiện sự yêu mến và thán phục đối với người vợ của mình.

Từng câu chữ như thấm đượm biết bao nhiêu tâm sự mà Tú Xương dành cho người vợ yệu dấu của mình. Hai con người ấy đến với nhau bởi chữ duyên chữ nợ, chỉ “một duyên” mà lại những “hai nợ”. Sự chứa chan yêu mến mà nhà thơ đã dành cho người vợ được biểu đạt kín đáo qua cái nợ nhiều đến biết bao nhiêu. Tình đã se, duyên đã nối, biết làm sao. Âu cũng đành phận mà “năm nắng mười mưa” vất vả.

Phép đảo ngữ được nhà thơ sử dụng đảo lên đầu câu một lần nữa khắc họa sự chịu thương chịu khó của bà Tú. Cuộc sống biết bao nhiêu gian truân, vất vả, ấy thế mà bà đã bao giờ kể công? Sự hi sinh quên mình, với người phụ nữ ấy, không chỉ là bổn phận mà còn là trách nhiệm và đầy hạnh phúc. Đến đây, khi phân tích tác phẩm Thương vợ, người đọc thấy hình tượng bà Tú vì thế cũng trở nên cao cả và quý giá hơn biết bao nhiêu.

Đọc Thêm  Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ

Hai câu kết khi phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương 

Những câu thơ cuối, nhà thơ đã không thể cầm lòng được trước những hy sinh cao cả lặng thầm của vợ mà phải thốt lên:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Phân tích bài thơ Thương vợ trong những câu thơ cuối này, người đọc thấy chút bóng dáng của lối than thân trách phận trong ca dao xưa. Đến đây, bước đi trữ tình của nhà thơ đã tới bến, và tình cảm bao dung trân trọng đã đến độ chín muồi. Đến đọc, chúng ta càng thấy được sự ăn năn, hổ thẹn mà nhà thơ đang cảm thấy. Đó cũng là tiếng lòng chất chứa của Tú Xương mà không dễ gì dãi bày. Cả tình thơ lẫn ý thơ rất dân dã, dung dị mà sâu sắc.

Khi phân tích bài thơ Thương Vợ, xuyên suốt bài thơ, người đọc thấy được sự ngậm ngùi trách thân trách phận khi tác giả không đỡ đần được cho người vợ của mình.

Thế nhưng, sâu xa hơn, đằng sau những vần thơ ngợi ca về người vợ của mình còn là tấm lòng trân trọng, yêu thương, là trái tim nồng ấm của nhà thơ. Nỗi lòng ấy như nước mắt chảy nơi đầu ngọn bút, là xúc cảm tan chảy để hóa thành từng câu thơ chân thực đầy nghẹn ngào. Đó không chỉ còn là tình yêu, sự quý trọng mà còn là tình yêu vĩ đại mà nhà thơ dành cho một nửa của cuộc đời mình. Bài thơ chính là tiếng lòng, là tâm tư, là tình cảm da diết yêu mến mà Tú Xương dành cho người vợ của mình.

Lời thơ chất chứa, dung dị mà đằm thắm, mộc mạc. Bên cạnh đó là phong vị ca dao với những hình ảnh chọn lọc cùng phép đảo ngữ đã được nhà thơ sử dụng tài tình. Phân tích bài thơ Thương vợ, người đọc sẽ thấy đó chính là một kiệt tác mà có lẽ rằng ngàn đời sau vẫn đủ sức lay động tâm hồn cũng như trái tim bạn đọc.

Bài thơ Thương vợ mang đậm tính nhân văn sâu sắc với hình ảnh người vợ khuya sớm tảo tần, chịu thương chịu khó mà hi sinh hết mình. Đó cũng chính là hình ảnh đẹp đẽ, là cốt cách, là phẩm giá của những người phụ nữ Việt.

Xem thêm:

Tu khoa lien quan:

  • mở bài thương vợ
  • đề văn bài thương vợ
  • soạn bài thương vợ
  • đọc hiểu bài thơ thương vợ
  • bình giảng bài thơ thương vợ
  • nhận định về bài thơ thương vợ
  • cảm nhận về bài thơ thương vợ
  • dàn ý phân tích bài thơ thương vợ
  • cảm nhận về bài thơ thương vợ
  • chất trữ tình trong bài thơ thương vợ
  • hình ảnh bà Tú qua bài thơ thương vợ
  • hình ảnh ông tú trong bài thơ thương vợ
  • hình ảnh bà tú trong bài thơ thương vợ
  • phân tích thương vợ của tú xương liên hệ tự tình
  • Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương
  • hình tượng người phụ nữ VN trong XH cũ qua Tự tình II và Thương vợ

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *