Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Soạn bài và Phân tích

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Soạn bài và Phân tích

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là thi phẩm được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cho ra đời tác phẩm này vào năm 1971 tại chiến trường Trị-Thiên. Để hiểu hơn về nội dung tác phẩm, hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn khám phá những nét đẹp của bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Soạn bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm

Khi bước vào tác phẩm, người đọc sẽ nhận thấy tình yêu thương con bao la của người mẹ Tà Ôi dành cho đứa con của mình. Nó gắn liền với sự hăng say lao động và sự hi sinh quên mình của người mẹ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. Để soạn bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bố cục, xuất xứ bài thơ, đồng thời phân tích hình ảnh người mẹ trong tác phẩm.

Bố cục bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Thi phẩm trên có thể được chia làm ba phần cùng với hành trình lao động của người mẹ Tà Ôi. Dưới đây sẽ là bố cục cụ thể cùng với những hình ảnh rõ nét trong bài thơ.

Phần 1 – Hình ảnh của mẹ khi đang giã gạo nuôi bộ đội

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Hình ảnh về người mẹ Tà Ôi và em bé hiện lên gắn liền với những hoạt đồng hàng ngày. Em bé còn rất nhỏ đã theo mẹ đi muôn nơi. Em ngủ ngon lành trên tấm lưng hao gầy ấy. Mẹ hát ru em hãy ngủ cho ngoan, để mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội. Tiếng hát ru ngọt ngào êm ái theo những nhịp chày nghiêng. Âm hưởng dân ca trữ tình và nhịp điệu nhẹ nhàng lan tỏa ngay từ những câu thơ đầu đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật người mẹ dân tộc.

Đọc Thêm  Ngô Quyền là ai? Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng có gì đặc biệt?

Phần 2 – Hình ảnh người mẹ cùng những lời ru khi đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

“Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka Lưi

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

Mẹ đồng thời vừa chăm em vừa hăng say lao động, lại hết mình với những công việc của kháng chiến và cách mạng. Người mẹ đã dùng lời ru của mình để bộc bạch những nỗi niềm thầm kín mong em “đừng làm mẹ mỏi” để mẹ có thể cống hiến cho cuộc kháng chiến trường kì. Tình yêu buôn làng của mẹ đã hòa cùng với tình yêu đất nước, tình yêu bộ đội. Vì độc lập tự do, vì yêu thương em cũng chính là mong ước hòa bình…

Phần 3 – Hình ảnh người mẹ cùng lời ru khi đang chuyển lán đạp rừng

Hai khổ thơ cuối, người mẹ Tà Ôi vẫn hiện lên sinh động và sắc nét qua ngòi bút tài tình và thâm thúy của tác giả. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ chính là những lời tâm tình tha thiết…

“Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng”

Tình yêu dành cho con thật lớn lao, và tình yêu ấy đã biến thành mong ước dẹp tan quân thù. Hình ảnh em bé dường như đã thấu hiểu được lòng mẹ, em ngủ ngoan để mẹ xông pha đạp rừng chuyển lán… Khát vọng của người mẹ Tà Ôi ấy đang ngày một lớn, đi từ cái riêng đến cái chung, từ tình yêu buôn làng đến tình yêu đất nước…

khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và hình ảnh minh họa Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Soạn bài và Phân tích

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ không chỉ dừng lại ở những việc giản đơn trong nhà, mà luôn gắn với những công việc của cách mạng của kháng chiến. Mẹ điu em và hát ru em bằng những lời ca da diết. Đó là ngay những lúc mẹ tỉa bắp, mẹ giã gạo nuôi bộ đội, khi đang chuyển lán đạp rừng trực tiếp chống giặc Mĩ. Mẹ yêu bộ đội, yêu buôn làng, yêu đất nước. Và tình yêu ấy đã đi cùng với tình mẹ, tình thương mênh mang mẹ dành cho em…

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Em như đang sẻ chia những vất vả và khó nhọc của mẹ. Mồ hơi mẹ rơi ướt áo, má em cũng nóng hổi bởi những hi sinh thầm lặng ấy… Những hình ảnh hoán dụ đặc trưng như “mồ hôi” “lưng” “vai” “gối” được sử dụng rất khéo léo làm toát lên trái tim bao la của người mẹ Tây Nguyên. Người mẹ nghèo mà tinh thần bao la bất diệt. Mẹ chính là chiếc nôi nuôi con lớn, và cũng chính những người mẹ này đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang sau này…

“Mẹ thương a Kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sau.”

Tiếng hát ru con như những lời vỗ về, của chính người mẹ hay còn là tấm lòng của thi nhân? Hạt gạo trắng ngần chính là tình nghĩa yêu thương mà mẹ gửi gắm cho bộ đội. Trái tim mẹ dạt dào tình mẫu tử thiêng liêng, tấm lòng mẹ bát ngát lòng yêu tổ quốc, buôn làng. Em hiểu mẹ nên em ngủ ngoan để theo mẹ đi khắp muôn nơi hết mình cho kháng chiến…

“Mẹ thương a Kay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi…”

Đó là những giấc mơ về no ấm, hạnh phúc, cũng chính là nguyện ước hòa bình và khát vọng chiến thắng. Tấm lòng mẹ đôn hậu biết bao, trái tim mẹ không những dành cho con cho gia đình mà còn nặng lòng với quê hương đất nước. Một người mẹ bất khuất, anh hùng. Một em nhỏ còn nằm trên lưng mà mơ ước “phát mười Ka Lưi” đã cho thấy khát vọng và niềm tin mãnh liệt của tác giả về cuộc kháng chiến.

Đọc Thêm  Tìm hiểu về Hàm PMT trong Excel - Cách dùng và ví dụ

“Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để đánh trận cuối”

Cả một gia đình, cả một buôn làng đến một dân tộc, ai ai cũng sẵn sàng cầm súng, cầm chông để đánh đuổi giặc Mĩ. Trên lưng mẹ, em đi khắp nơi chiến đấu. Yêu con biết mấy, mong con trưởng thành, mơ ước con chứng kiến được chiến thắng quân thù, được sống trong hòa bình ấm no… Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ chính là bài ca về tình mẫu tử đồng thời cũng là bài ca về tình yêu đất nước quê hương.

khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và hình ảnh về người mẹ địu em vùng cao Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Soạn bài và Phân tích

Hình ảnh mặt trời ẩn dụ trong khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

Một hình ảnh ẩn dụ được sử dụng đắt giá trong thi phẩm khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Đó chính là lời ru, là tấm lòng của người mẹ. Mặt trời ấy chính là tình yêu thương và niềm tự hào mẹ dành cho em Tai. Em chính là sức mạnh tinh thần to lớn, nguồn động viên thôi thúc mẹ chiến đấu chống lại quân thù.

Trong khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, những hình ảnh gần gũi của miền núi Tây Nguyên được sử dụng như hữu hình ngay trước mắt người đọc. Hai câu thơ không chỉ sử dụng biện pháp ẩn dụ mà còn thành công với hình ảnh so sánh. Mặt trời của bắp chính là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, đem đến sự sống và nguồn ánh sáng quý giá cho muôn loài. Còn mặt trời của mẹ chính là em…

Tình yêu con thật vô bờ bến, dạt dào như biển rộng trời cao. Em bé Tai chính là điểm tựa tinh thần của mẹ, chỗ dựa vững chắc cho lòng mẹ thôi thúc chiến đấu vì dân làng và quê hương đất nước. Em chính là mặt trời nhỏ bé trên lưng mẹ mỗi ngày, mang đến ánh sáng cho mẹ cố gắng không thôi… Có thể thấy, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là tượng đài vĩ đại về người mẹ đảm đang, trung hậu và bất khuất.

khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và niềm vui của mẹ khi cùng em lao động Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Soạn bài và Phân tích

Phân tích tình yêu quê hương đất nước của người mẹ trong bài thơ

Hình ảnh về người mẹ Tà Ôi trong thi phẩm khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ không chỉ dừng lại ở tình yêu thương con vô hạn, tình yêu gia đình mà còn là tình yêu buôn làng và quê hương tha thiết. Nó trở thành nguồn cỗ vũ tinh thần không gì sánh bằng giúp mẹ vượt bao gian khó vất vả nuôi em trong kháng chiến trường kì…

“Mẹ thương a Kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân..”

Người mẹ Tà Ôi hăng say lao động và sản xuất để phục vụ cho cuộc chiến đấu. Không những thế, người mẹ sẵn sàng cầm chông, cầm súng phục vụ cuộc kháng chiến. Niềm tin về chiến thắng, mơ ước về ngày mai no ấm trong hòa bình hiện lên thật rõ nét qua những hình ảnh chân thực trong tác phẩm. Đó cũng chính là tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ, và cũng là nỗi niềm mà Nguyễn Khoa Điềm gửi gắm trong khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Hình ảnh về người mẹ từ sau Cách mạng tháng 8 có sự phát triển không chỉ về bề ngang mà còn về bề sâu. Đó là một trong những hình tượng trung tâm, có sự phát triển chiều sâu của tư tưởng với sự hài hòa từ cái riêng đến cái chung. Những vần thơ có sức lay động mãnh liệt trong khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Người đọc lại nhớ đến hình ảnh về những người mẹ trong thi ca: từ bà Bầm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc trong thơ Tố Hữu, cho đến người mẹ trong tác phẩm Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên… Họ chính là người mẹ của đất nước! Ở những tác phẩm này, người mẹ đều hiện lên với ẩn số chung là tình yêu con, tình yêu gia đình đã hòa làm một với tình yêu cách mạnh và tinh thần quật cường chiến đấu hết mình cho kháng chiến.

Đọc Thêm  Đầu số 033 là mạng gì? Giải đáp từ A đến Z về đầu số 033

Từ người mẹ Tà Ôi trong khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ lại khiến mỗi chúng ta xúc động nhớ đến người mẹ đào hầm giấu hàng sư đoàn dưới đất trong thi phẩm Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly. Người mẹ Tà Ôi với lời ru ngọt ngào của mình đã nuôi em Tai khôn lớn ngay trên chính những hoạt động hàng ngày phục vụ cuộc kháng chiến. Lời ru ấy đã làm nên cấu tứ cho bài thơ.

Bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ như một minh chứng rõ nét cho tình yêu đất nước của người mẹ miền Tây Thừa Thiên nói riêng, của những người mẹ Việt Nam nói chung. Đồng thời tác phẩm cũng như một minh chứng rõ nét cho tấm lòng của đồng bào dân tộc một lòng tin theo Đảng. Từ đó mà tin yêu bộ đội, hết mình phục vụ cho cuộc kháng chiến.

Từng lời thơ cứ dịu dàng trìu mến, cứ da diết ngọt ngào. Sự sống của a-kay cũng chính là tương lai của buôn làng của đất nước. Mặc dù thiếu thốn vất vả, nhưng tình yêu thương đã giúp mẹ vượt lên trên tất cả để mẹ có thể cần mẫn và hết mình cho quê hương.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã diễn tả trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn cùng với tâm tư của đồng bào dân tộc miền Tây Thừa Thiên kiên cường trung dũng và thủy chung son sắt với cách mạng. Hình tượng về người mẹ Tà Ôi bất khuất gan góc đã có sức hấp dẫn và lay động rất lớn tới cảm xúc của mỗi người đọc. Từ hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng cho đến ngôn ngữ đều mộc mạc da diết và đầy dung dị đậm chất dân tộc.

Lời thơ kết đọng những ân tình sâu lắng, toát lên tinh thần lạc quan cách mạng cũng như niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Và niềm tin ấy đã hiện thức hóa và đã đem đến cho người dân sự no ấm hạnh phúc.  Em bé trên lưng người mẹ Tà Ôi ngày ấy giờ đây cũng đã trưởng thành và được trở thành người Tự do như niềm mong mỏi da diết trong lời ru của mẹ. Và cũng vì thế mà lời ru ngày ấy vẫn mãi còn sức vang ngân trong lòng bao thế hệ, đồng thời cũng bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.

Có thể nói, khi viết về người phụ nữ Việt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ thì bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm sâu sắc và độc đáo. Thi phẩm này hiện nay đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành ca khúc Lời ru trên nương từng làm rung động hàng triệu trái tim người nghe nhạc…

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là tượng đài tráng lệ về người phụ nữ Việt Nam nói chung và hình ảnh người mẹ miền Tây Thừa Thiên nói riêng. Bài thơ cũng nhắc nhở người đọc luôn phải ghi sâu tình cảm kính yêu và biết ơn mẹ hiền của mỗi người. Nếu có đóng góp thêm hay còn những thắc mắc liên quan đến tác phẩm khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, mời bạn để lại nhận xét để cùng Aiti-aptech.edu.vn trao đổi thêm nhé!

Xem thêm: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Xem thêm: Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Xem thêm: Đây thôn vĩ dạ cảm nhận và phân tích vẻ đẹp bài thơ

Tác giả: Việt Phương

Danh mục: Văn học

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *