Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng mảnh trăng – Ngữ Văn lớp 12

hình tượng mảnh trăng trong tác phẩm mảnh trăng cuối rừng Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng mảnh trăng – Ngữ Văn lớp 12

Hình tượng mảnh trăng là một hình ảnh đặc sắc giàu giá trị biểu đạt về nội dung cũng như nghệ thuật trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Để hiểu rõ hơn về tư tưởng của tác phẩm, hãy cùng cảm nhận và phân tích ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng mảnh trăng trong truyện ngắn này qua bài viết dưới đây của Aiti-aptech.edu.vn nhé!.

Như cái tên của nó, tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng có một hình tượng hết sức quan trọng mà thiếu nó thì truyện ngắn này cũng mất đi sức sống. Đó là hình tượng mảnh trăng. Có lẽ, tác phẩm sẽ không thể hoàn thiện và đạt được giá trị trong lòng bạn đọc nếu như thiếu như thiếu đi hình tượng này. Cùng phân tích, cảm nhận về ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng mảnh trăng trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Ý nghĩa của hình tượng mảnh trăng trong tác phẩm

Là một trong những tác phẩm xuất sắc được viết đầu những năm chống Mỹ. Đây là một truyện ngắn lãng mạn của con người Việt Nam giữa những năm chống Mỹ ác liệt. Qua đó, nhà văn đã cho thấy sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ Việt Nam cũng như sức sống bất diệt của dân tộc.

Mảnh trăng cuối rừng đẹp như một bài thơ bằng văn xuôi bởi phong vị lãng mạn của nó đượm trong từng chi tiết, mà điển hình hơn cả chính là hình tượng mảnh trăng trong tác phẩm. Nguyễn Minh Châu đã thật tài tình khi tạo nên hình tượng nghệ thuật này.

Đọc Thêm  Vay tín chấp ngân hàng là gì? Lợi ích, Hạn chế và Một số lưu ý

Tầm quan trọng của hình tượng mảnh trăng trong tác phẩm đã được minh chứng rất rõ ràng. Có thể thấy ngay tính cách nhân vật cũng như chủ đề của câu chuyện sẽ không thay đổi, nhưng nếu thiếu đi hình tượng mảnh trăng thì tất cả sẽ hiện lên một cách trần trụi, nhạt nhẽo và tầm thường biết bao. Nếu như thiếu đi chất thơ trong hình ảnh mảnh trăng thì dư vị lãng mạn của tác phẩm sẽ không đọng lại sâu đậm trong tâm trí người đọc.

Vấn đề đặt ra với người viết là cần phải mô tả hình tượng này ra sao cho thật sống động, chân thực lại phải chứa đựng những ẩn ý nghệ thuật. Chính vì thế, người nghệ sĩ cần phải sử dụng hai bút pháp song song vừa tả thực lại vừa tượng trưng hóa. Có nghĩa là biến một hình tượng sinh động thành một biểu tượng nghệ thuật. Tác giả Nguyễn Minh Châu, qua hình ảnh mảnh trăng, đã đáp ứng một cách hoàn hảo những đòi hỏi mang tính thách thức ấy.

hình tượng mảnh trăng trong tác phẩm mảnh trăng cuối rừng Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng mảnh trăng – Ngữ Văn lớp 12

Hình tượng mặt trăng qua bút pháp tả thực của Nguyễn Minh Châu

Tìm hiểu tác phẩm này, cụ thể hơn là hình tượng mảnh trăng, ta thấy bút pháp tả thực của nhà văn tỏ ra rất cụ thể và giàu sức truyền cảm. Trước hết, trăng là hình ảnh gợi ra thời gian. Cuộc gặp gỡ của đôi trai gái diễn ra vào đầu tháng, bấy giờ là trăng thượng tuần. Mảnh trăng khuyết gợi ra được quãng thời gian này một cách sống động. Mặt khác, mảnh trăng cũng gợi ra không gian, đó là đôi trai gái hẹn nhau ở rừng già Trường Sơn.

Đêm ấy, trăng đã giúp cho nhà văn miêu tả thành công khung cảnh rất trữ tình. Trăng gợi lên vòm trời cao lồng lộng và trong vắt, trăng phủ lên khung cảnh thứ ánh sáng huyền ảo, thơ mộng làm cho tất cả trở nên lung linh. Đúng là khung cảnh dành cho tình yêu. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã bám sát hình tượng mảnh trăng để mô tả nó như một nguồn sáng dọc theo câu chuyện và tô điểm cho nhân vật. Nhân vật Nguyệt cũng đẹp nhất là khi có ánh trăng soi tỏ chiếu vào mái tóc và đong đầy trên khuôn mặt.

Đọc Thêm  Review phim Morbius - Truyền thuyết về chúa tể ma cà rồng

hình tượng mảnh trăng qua bút pháp tả thực của nguyễn minh châuhình tượng mảnh trăng qua bút pháp tả thực của nguyễn minh châu Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng mảnh trăng – Ngữ Văn lớp 12

Hình tượng mặt trăng qua bút pháp tượng trưng của nhà văn

Nhưng có lẽ nếu chỉ dừng lại ở những nét tả thực thì mảnh trăng trong tác phẩm có thể trở nên sinh động nhưng lại thiếu đi chiều sâu nghệ thuật. Chính bút pháp tượng trưng hóa mới làm cho hình ảnh mảnh trăng trở nên đầy đặn và tròn trịa hơn. Có nghĩa là trăng không chỉ đơn thuần là trăng mà nó còn biểu tượng của tuổi trẻ – vẻ đẹp nhân vật Nguyệt, tình yêu của Nguyệt và Lãm. Mà lớn lao hơn, hình tượng mảnh trăng chính là đại diện, là biểu tượng của sức sống bất diệt cho dân tộc ta trong chiến tranh bom đạn.

Làm thế nào mà nhà văn Nguyễn Minh Châu lại có thể gửi gắm vào hình ảnh mảnh trăng những ý nghĩa lớn lao đến vậy? Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng trăng được mô tả song song với nhân vật Nguyệt thành một cặp gắn bó với nhau, soi chiếu lẫn nhau, tuy hai mà lại là một. Điều này đã được nhà văn khéo léo bộc lộ ngay từ tên của nhân vật, Nguyệt chính là trăng. Hai hình tượng này cũng được bộc lộ một cách rất tinh tế.

Đọc Thêm  5m là gì? Nội dung Quy tắc 5m trong sản xuất và kinh doanh

Ban đầu, mảnh trăng còn hiện lên mờ nhạt, chưa rõ nét, ý như nó chỉ là một chi tiết phụ nằm bên lề cốt truyện. Càng về sau, người đọc nhận thấy hình tượng mảnh trăng hiện lên càng tỏ dần, rõ ràng hơn, sắc nét hơn và thâm nhập sâu hơn vào nội dung câu chuyện. Hơn thế nữa, ta còn nhận thấy trăng không chỉ là nguồn sáng mà còn trở thành nhân vật thứ ba của tác phẩm này.

Cũng như thế, ban đầu Nguyệt ẩn mình trong bóng tối. Sau đó, nhân vật Nguyệt cũng dần hiện lên, hiện dần từng nét một dưới ánh sáng. Và khi Nguyệt lên buồng lái ngồi thì hình tượng mảnh trăng và Nguyệt cùng hòa nhập vào nhau. Để rồi cuối cùng, hình ảnh trăng và Nguyệt đã đồng nhất trong tâm tưởng của Lãm. Khi trăng đã lặn, lúc Nguyệt đã chia tay với Lãm nhưng Lãm vẫn cứ thấy hình ảnh của Nguyệt với gương mặt lộng lẫy ánh trăng hiện lên phía trước xe. Điều này chứng tỏ, trăng và Nguyệt không hề mất đi trong tình yêu của nhân vật Lãm. Và cũng vì thế, vầng trăng và gương mặt Nguyệt đã hòa vào nhau và sống mãi, lung linh mãi tươi tắn trong tâm trí của Lãm.

Hình tượng mảnh trăng chính là hình ảnh sợi chỉ xanh óng ánh của tình yêu, của đức tin, của lý tưởng nối liền tâm hồn đôi tình nhân – chiến sĩ. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt hình tượng mảnh trăng trong quan hệ tương phản với hình ảnh cái cầu đá Xanh đồ sộ. Nhưng chiếc cầu kia đã bị bom Mỹ phá sập. Còn sợi chỉ xanh mỏng manh kia thì chẳng bom đạn nào phá được. Kết luận tinh tế ấy của tác giả đã nâng ý nghĩa biểu trưng của hình tượng mảnh trăng trong tâm trí bạn đọc.

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *