Xã hội phong kiến là gì? Sự hình thành, Phát triển của xã hội phong kiến

Xã hội phong kiến là gì? Sự hình thành, Phát triển của xã hội phong kiến

Xã hội phong kiến được biết đến là một xã hội của những áp bức, bất công giữa các tầng lớp thống trị và nô lệ. Vậy xã hội phong kiến được hình thành và phát triển như thế nào? Cùng Aiti-aptech.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến.

Nội dung chính bài viết

Đọc Thêm  Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống: Diễn biến và Kết quả

Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

Xã hội phong kiến là gì?

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá  trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

hình ảnh xã hội phong kiến Xã hội phong kiến là gì? Sự hình thành, Phát triển của xã hội phong kiến

Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

  • Xã hội phong kiến phương Đông

Được hình thành sớm (từ thế kỷ III TCN đến khoảng thế kỷ X), nhưng lại phát triển chậm chạp (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV), quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX, lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

  • Xã hội phong kiến phương Tây

Được hình thành muộn hơn (từ thế kỷ V đến khoảng thế kỷ X), phát triển trong giai đoạn từ thế kỷ XI đến khoảng thế kỷ XV, kết thúc sớm hơn, rơi vào khủng hoảng suy vong (từ thế kỷ XIV đến khoảng thế kỷ XV) nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

Đọc Thêm  Suy nghĩ về câu nói: Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị khuất phục của Hemingway

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến

xã hội phong kiến và các đặc điểm Xã hội phong kiến là gì? Sự hình thành, Phát triển của xã hội phong kiến

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến chủ yếu là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số nghề thủ công nghiệp.

  • Ở phương Đông: sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
  • Ở phương Tây: sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

Nhà nước phong kiến và các giai cấp trong xã hội phong kiến

Nhà nước phong kiến là một bộ máy duy trì chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu. Ở phương Đông, vua chuyên chế tăng thêm quyền lực – tập quyền ngay từ đầu. Ở phương Tây từ phân quyền đến tập quyền.

Xã hội phong kiến gồm có hai giai cấp cơ bản là: địa chủ và nông dân lĩnh canh (ở phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (ở phương Tây).

Giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa phong kiến) có tài sản, quyền lực, chuyên áp bức, bóc lột giai cấp bị trị là những người nghèo khổ, không có tài sản, không có quyền dân chủ (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô. Tuy nhiên, từ thế kỉ XI, ở phương Tây, sau khi thành thị trung đại, xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời.

Đọc Thêm  Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

giai cấp trong xã hội phong kiến Xã hội phong kiến là gì? Sự hình thành, Phát triển của xã hội phong kiến

Quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến:

  • Địa chủ ở phương Đông và lãnh chúa ở phương Tây đều nắm ruộng đất trong tay giao cho nông dân, nông nô cày rồi thu địa tô.
  • Nông dân lĩnh canh ở phương Đông và nông nô ở phương Tây khi nhận ruộng của địa chủ, lãnh chúa phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, lãnh chúa gọi là địa tô.
  • Lãnh chúa có cuộc sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao, về ruộng đất. Họ đứng đầu cơ quan pháp luật, thống trị nông nô về mặt tinh thần. Nông nô là lực lượng lao động chính nhưng phải sống phụ thuộc vào lãnh chúa, khổ cực và đói nghèo.

Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp các giai cấp khác. Thể chế nhà nước (do vua đứng đầu) còn được gọi là chế độ quân chủ. Hầu hết các nước phong kiến đều theo chế độ quân chủ, trong đó có Việt Nam.

Qua thực trạng quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến, chúng ta có thể thấy sự bất bình đẳng giữa các giai cấp khá rõ nét. Do vậy, việc thay đổi xã hội phong kiến và phát triển sang một chế độ xã hội văn minh hơn là một sự đúng đắn.

Tác giả: Việt Phương

Lịch sử

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *