Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa – So sánh chi tiết dòng nước mắt

vợ nhặt và chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh minh họa Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa – So sánh chi tiết dòng nước mắt

Trái tim biết rung động bởi những giọt nước mắt ngấn lệ và cũng bởi sự nhân hậu trong tâm hồn giữa những con người. Vợ nhặt và chiếc thuyền ngoài xa là hai tác phẩm tiêu biểu với những dòng nước mắt đầy xúc cảm của nhân vật bà cụ Tứ cũng như người đàn bà hàng chài. Cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu, cảm nhận và só sánh chi tiết dòng nước mắt trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa

Trước khi tìm hiểu về dòng nước mắt trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta cùng xem xét về tư tưởng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu. Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn, đó cũng là những điểm sáng trong sự nghiệp văn học của cả hai tác giả. Hai tác phẩm đều khắc họa tình người, tình mẹ và chi tiết “dòng nước mắt” chính là một phương tiện để biểu hiện.

Qua vợ nhặt và chiếc thuyền ngoài xa, Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong sự nghiệp văn học của mình. Hai tác phẩm đã khắc họa tình người, tình mẹ, đặc biệt là chi tiết “dòng nước mắt” như một phương tiện để biểu hiện. Hai tác phẩm của hai tác giả với tư tưởng gần như hoàn toàn khác nhau lại cùng gặp nhau ở một chi tiết, đó là chi tiết dòng nước mắt.

“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân) và “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

vợ nhặt và chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh minh họa Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa – So sánh chi tiết dòng nước mắt

Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Vợ nhặt

Để hiểu hơn về chi tiết dòng nước mắt của hai tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng tác phẩm. Vợ nhặt là những trang văn mà Kim Lân kể về số phận, cuộc đời của những người nông dân nghèo trước cách mạng. Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, cao tuổi chỉ còn cậu con trai duy nhất là anh cu Tràng. Gia cảnh của bà cũng như biết bao gia đình khác lúc bấy giờ đó là sự đói kém, nghèo khó đến cùng cực. Vậy mà trong hoàn cảnh ấy, đứa con trai ngờ nghệch của bà đã “nhặt” về một cô vợ.

Dưới ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế của mình, Kim Lân đã rất thành công khi ba lần miêu tả dòng nước mắt của bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ – cũng như bao người mẹ nghèo ở chốn thôn quê ngày ấy-luôn mơ đến ngày được “dựng vợ gả chồng cho con”. Nhưng éo le thay, ước mong giản dị đó lại đến với bà trong một buổi chiều ” tối sầm lại vì đói khát”.

Khi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết quá mong manh, Tràng dẫn về nhà một người vợ, khi gia đình Tràng đang đói quay đói quắt và mỗi sáng, người ta đã quá quen với những cái thây ” nằm còng queo bên đường”… Liệu bà cụ Tứ có chấp thuận mối nhân duyên này không? Sau giây lát ngạc nhiên đến ngỡ ngàng , bà lão “cúi đầu nín lặng” , Tràng, người “vợ nhặt” và cả độc giả nữa dường như cũng nín lặng đi vì hồi hộp.

Đọc Thêm  So sánh nhân vật Mị và Thị Nở để thấy thân phận người phụ nữ xưa

Chợt, ” trong kẻ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Dòng nước mắt rỉ ra hiếm hoi trên gương mặt già nua của một người dường như đã cạn khô nước mắt. Bà không chỉ hiểu, mà còn thấy được những tháng ngày khổ cực, lam lũ sắp tới khi gia đình có thêm một miệng ăn. Tâm trạng bà đan xen vui mừng, buồn tủi với thương lo.

Vui mừng vì con mình giờ đây đã có vợ. Nhưng nghĩ đến cảnh nhà quá nghèo, bổn phận mình là mẹ mà không lo được gì cho các con khiến niềm vui của bà không sao cất cánh lên được. Và cuối cùng, như bao người mẹ Việt Nam hiền lành, nhân hậu, bà cụ đồng ý tác hợp cho đôi vợ chồng trẻ :” thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” Lòng ta bỗng nhẹ lại, vui lây niềm vui của Tràng.

Giữa những năm “đói mòn đói mỏi” ấy, tình người chợt vụt sáng trên nền trời ảm đạm. Bao nhiêu khó khăn, vất vả dần tan biến, đọng lại bấy giờ chỉ còn là tình thương. Nhưng vẫn còn đó hiện thực cuộc sống khắc nghiệt ,chỉ chực dồn ép con người ta đến chân tường. Nước mắt bà lão lại cứ “chảy xuống ròng ròng”. Bà cũng không buồn lau.

Nghĩ về cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình và tương lai của các con, bà vẫn lo lắng không nguôi: ” Năm nay thì đói to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. Nhưng buổi sáng sau đêm” tân hôn” của các con, bà lão “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.

Bà nhanh nhẹn, xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Ta thấy trong bà dường như có một sự thay đổi theo hướng tích cực: bà toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Bức tranh ngày đói dường như được tô sáng lên trong ánh nắng mùa hè và trong niềm vui của mỗi người. Nhưng còn đó là nồi cháo cám đắng chát đã kéo con người quay về thực tại.

Vẫn còn đó tiếng trống thúc thuế dồn dập, đàn quạ vẫn bay từng đám trên nền trời như những đám mây che lấp ánh sáng của niềm tin và của hy vọng. Bà cụ Tứ lại rơi nước mắt, nhưng không dám để mọi người nhìn thấy bà khóc. Đúng là trên gương mặt của người mẹ nghèo khổ thì giọt nước mắt lăn giữa nụ cười. Và do đó, với truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã hòa dòng nước mắt của bà cụ Tứ cùng với những khốn khổ của đồng bào ta trong nạn đói năm Ất Dậu thành dòng chảy đau thương của lịch sử. 

Có thể nói, khi tìm hiểu và so sánh dòng nước mắt giữa Vợ nhặt và Chiếc thuyển ngoài xa, ta thấy giọt nước mắt của bà cụ Tứ thật vô cùng cảm động. Đó là giọt nước mắt của tình mẹ, của tình yêu thương con vô bờ bến.

Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Chiếc thuyền ngoài xa

Tạm biệt nhà văn của chốn thôn quê, đồng ruộng, ta đến với “người mở đường tinh anh và tài năng” Nguyễn Minh Châu ,để lần nữa thấy được nét đẹp tâm hồn ẩn lấp sau giọt nước mắt của những người phụ nữ Việt Nam. Với Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa, đặc biệt trong Chiếc thuyền ngoài xa, ta mới thấy giọt nước mắt mang ý nghĩa sâu sắc đến nhường nào.

Đọc Thêm  4M là gì? Cách thức tác động và Một số ứng dụng của mô hình 4M

Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm mà ông nói về cuộc đời của người dân trong thời kì sau cách mạng, thời kì còn nhiều u tối, khó khăn. Phùng – một nghệ sĩ luôn đi tìm cái đẹp đã vô tình bắt gặp và rồi đắm say trước hình ảnh của chiếc thuyền mờ ảo hiển hiện trên sông. Nhưng anh đâu biết rằng, đằng sau đó là bi kịch bạo lực của một gia đình.

Người đàn bà hàng chài hằng ngày phải gánh chịu những trận đòn dã man của người chồng – người chịu áp lực mưu sinh nuôi sống cả một gia đình đến 9, 10 người con trong hiện thực đói nghèo. Và rồi, thằng Phác, con trai chị đã xông đến đánh chính cha mình để bảo vệ cho mẹ để rồi nhận hai cái bạt tai ngã dúi xuống cát “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt.

Đọc Chiếc thuyền ngoài xa, nhân vật người đàn bà hàng chài gây ấn tượng bởi một thân hình rắn chắc, thô kệch; bởi một sức chịu đựng, nhẫn nhục phi thường. Hằng ngày, những trận đòn roi tới tấp từ người chồng vũ phu vẫn không làm chị hé môi lấy nửa lời. Ta tưởng chừng con người ấy cũng trơ lì như sỏi đá và chắc sẽ chẳng có điều gì có thể chạm đến trái tim của chị.

Nhưng không, chị là người phụ nữ giàu lòng bao dung và thương con rất mực. Chị hiểu người chồng thay đổi tâm tính vì anh là nạn nhân của hoàn cảnh, chị thương con bằng một tình thương lớn lao, cao cả. Chị cũng là một người phụ nữ, chị cũng yếu đuối nhưng phải kìm nén nỗi lòng để sống vì các con. Và khi giọt nước mắt của người đàn bà mạnh mẽ ấy rơi xuống thì những lớp vỏ chai sần của cuộc đời cũng không sao ngăn được con người nội tâm trong chị tỉnh giấc.

Là khi chị nhận ra bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của chị vẫn không thể cứu vớt một gia đình tan vỡ;Là lúc những luân lí đạo đức bị con mình dẫm đạp ; Là khi bất lực nhìn đứa con mình yêu thương nhất đi vào con đường sai trái chỉ bởi nó muốn giải thoát cho mẹ. Nhưng rồi con người bản năng không cho phép chị mềm yếu, chị vội vàng chạy theo chồng mình như vội đuổi theo cuộc sống mưu sinh của hiện thực lạnh lùng, tàn khốc.

Chị khóc vì thương con. Khi chồng đánh, chị không hề có bất kì phản ứng nào, không chạy trốn, không chống trả chỉ đứng im chịu đòn, cam chịu  đến mức trong con mắt của Phùng và Đẩu thì sự cam chịu ấy là bắt nguồn từ việc thất học, từ sự u mê tăm tối. Thế nhưng trước hành động của thằng con, nó lao đến bố mình như một viên đạn rồi đánh bố mình và sau đó nhận hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát, chị như sực tỉnh. Hành động của thằng con như một viên đạn xuyên qua tâm hồn người đàn bà để thức dậy nỗi đau tận cùng. Chị khóc, chị mếu máo, vái lạy con rồi lại buông ra…

Lần thứ hai ở tòa án huyện, chị lại khóc khi Phùng nhắc về cậu bé Phác mặc dù chị luôn cố không để lộ ra ngoài. Với chị những đứa con là niềm hạnh phúc, là lí do chị cố gắng nhịn nhục, cam chịu và tồn tại trên cõi đời này. Nhưng cũng chính chúng đã mang lại niềm đau đớn tột cùng, chạm sâu vào tâm hồn yếu ớt của chị để những giọt lệ chị rỏ ra đầy chua xót. Đó chính là bi kịch không lối thoát trong cuộc đời của những người phụ nữ miền biển như chị.

Đọc Thêm  Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong Đêm tình mùa xuân trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

so sánh dòng nước mắt trong vợ nhặt và chiếc thuyền ngoài xa Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa – So sánh chi tiết dòng nước mắt

Điểm chung về “Dòng nước mắt” trong Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa

Chi tiết “dòng nước mắt” của cả hai tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa đều có những điểm chung. Đó đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ, là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hy sinh.

Bên cạnh đó, hai chi tiết đều góp phần thể hiện giá trị nội dung và nhân đạo của tác phẩm: phản ánh hiện thực xã hội trong những thời điểm khác nhau, thể hiện tấm lòng thương cảm đối với bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả và cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của hai nhà văn qua việc lựa chọn chi tiết đặc sắc.

Hoàn cảnh riêng của hai nhân vật khác nhau nên dòng nước mắt cũng mang nỗi niềm riêng. Chi tiết “dòng nước mắt” của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ, bà cụ tuy cảm thấy ai oán, xót xa và thương cho số kiếp đứa con mình và cũng xót tủi cho chính thân phận mình nhưng phía trước bà cụ là ánh sáng của hạnh phúc nhen nhóm.

Còn “dòng nước mắt” của người đàn bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình chị diễn ra trước mắt nghệ sĩ Phùng. Chị cảm thấy đau đớn, nhục nhã vì không thể giấu được bi kịch gia đình, vì thương xót, lo lắng cho con. Tội nghiệp thay khi phía trước chị là một màu mù xám, bế tắc. Để khắc họa chi tiết “dòng nước mắt”, Kim Lân sử dụng hình thức diễn đạt trực tiếp, giản dị còn Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt ví von, hình ảnh.

Cùng gặp nhau ở những điểm chung bởi cả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều cùng hướng đến đề xuất giải pháp cách mạng từ nỗi đau của chính nhân vật và cùng ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam truyền thống – họ đều là nhà văn nhân đạo và hiện thực sâu sắc. Thế nhưng hoàn cảnh và tương lai khác bởi các chi tiết được tạo nên trong những bối cảnh khác nhau của Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa.

Kim Lân viết sau khi cách mạng thành công viết nên từ cảm quan lạc quan Nguyễn Minh Châu nhìn trong hiện tại, ông không thể chắc chắn rằng liệu tương lai có tốt đẹp hơn với người phụ nữ hàng chài đáng thương không. Đồng thời phong cách mỗi tác giả luôn có sự khác biệt không trộn lẫn. Vì thế cùng là chi tiết dòng nước mắt nhưng mỗi ngòi bút lại có cách tiếp cận riêng, tạo ấn tượng riêng nơi người đọc.

Có thể thấy, dòng nước mắt trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa đều đã mang đến những thành công về cả nội dung cũng như nghệ thuật. Tất cả mang đến những màu sắc riêng biệt để người đọc tìm đến văn học, tìm đến hiện thực cũng như là tìm đến các giá trị nhân văn với nhiều cánh cửa khác nhau.

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa – Ngữ Văn 12

Xem thêm >>> Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về sự phân tích, so sánh dòng nước mắt giữa hai tác phẩm. Nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp nào liên quan đến nội dung bài viết so sánh chi tiết dòng nước mắt trong vợ nhặt và chiếc thuyền ngoài xa, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu thêm nhé. Chúc bạn học tập và ôn thi hiệu quả!

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *