Tắc tia sữa phải làm sao? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Tắc tia sữa phải làm sao? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Tắc tia sữa phải làm sao? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ trẻ sau sinh. Tắc tia sữa là hiện tượng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Để có thêm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiện tượng chữa tắc tia sữa, hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Nội dung chính bài viết

Tắc tia sữa là gì? Tắc tia sữa non là gì?

  • Sữa non chỉ được tiết ra sau khoảng 2 – 5 ngày sau khi sinh. Bản chất của sữa non rất đặc và kết dính nên rất dễ bị đông lại, tạo thành cục, chèn ép các tia sữa gây đau nhức cho mẹ.
  • Vậy tắc tia sữa là gì? Tắc tia sữa là tia sữa bị ứ lại ở ống dẫn sữa làm cho sữa không chảy ra ngoài được. Sau khoảng 1 ngày bị tắc tia sữa, sữa sẽ bị tích tụ thành hòn cục gây đau và cảm giác khó chịu cho mẹ. Mỗi ngày, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều sữa hơn, tới chỗ tắc bị đọng lại, cục sữa ngày càng to và chèn ép các tia sữa, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng tắc tia sữa có mủ. Hiện tượng tắc tia sữa vón cục thường xảy ra đối với các mẹ mới sinh em bé lần đầu. Tắc tia sữa non là gì tương tự như với tắc tia sữa là gì.
Đọc Thêm  Tổng hợp về hàm SHEET - Hàm trả về giá trị số trang tính của trang tính được tham chiếu trong Excel

tắc tia sữa phải làm sao và hình ảnh minh họa Tắc tia sữa phải làm sao? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Nguyên nhân và triệu chứng tắc tia sữa vón cục

Trước khi tìm hiểu về vấn đề tắc tia sữa phải làm sao, chúng ta cần nắm được các nguyên nhân cũng như những triệu chứng của hiện tượng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh.

Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa nổi cục

  • Sau kỳ sinh nở kéo dài, người mẹ không được chăm sóc cẩn thận, không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lý gây ra hiện tượng khí huyết lưu thông không đều làm tắc tia sữa.
  • Người mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con do mang thai lần đầu: cho con ngậm sai khớp vú gây ra tình trạng tắc khiến dòng sữa không lưu thông được và không biết cách day đều đầu vú để kích thích sữa lưu thông.
  • Trẻ bú không hết nên tồn tại sữa thừa ứ đọng lại, lâu ngày sẽ dẫn đến ôi và tắc tia sữa.
  • Stress, tinh thần không thoải mái khiến mẹ chậm sữa, tắc tia sữa.

Triệu chứng của tắc tia sữa nổi cục

  • Bầu vú căng to, đau nhức và khi vắt sữa ra rất ít hoặc không ra. Ngoài ra, tắc tia sữa bị sốt là một triệu chứng khá phổ biến của hiện tượng này.
  • Khi có những triệu chứng trên, mẹ cần quan sát kỹ xem vú có ửng đỏ không, chạm tay vào có đau nhức hay không; nếu gặp phải triệu chứng này mẹ phải nhanh chóng tìm cách khơi thông dòng sữa.

Tắc tia sữa phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Tắc tia sữa là một hiện tượng khá phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý sau sinh. Ngoài ra, bé không được bú sức mẹ thường xuyên sẽ dẫn đến sức đề kháng kém, trẻ chậm phát triển. Vì vậy, khi bị tắc sữa cần chữa trị kịp thời tránh những biến chứng xảy ra; đồng thời, cần cân nhắc sử dụng các biện pháp an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé

Chữa tắc tia sữa nổi cục bằng mẹo dân gian

Tắc tia sữa phải làm sao qua mẹo dân gian là cách tương đối an toàn, tuy nhiên bạn phải biết cách thực hiện mới đem lại hiệu quả cao. Sau đây là cách để chữa tắc tia sữa bằng biện pháp chườm lá:

  • Chữa tắc tia sữa bằng lá mít: Đầu tiên cần hơ nóng lá mít; sau đó, đặt lá lên phần cứng nhất trên đầu ngực và massage nhẹ nhàng, từ từ ấn mạnh theo chiều từ trên xuống. Làm liên tục vài ngày sẽ có kết quả.
  • Đắp hành tím: Lấy vài củ hành tím, bỏ vỏ, cắt mỏng và đắp lên bầu ngực. Dùng khăn mềm bọc lại và dùng băng dính dán lên để hành không bị rơi ra ngoài. Thực hiện phương pháp này vài ngày liên tục sẽ có kết quả.
  • Đắp lá bắp cải: Tách riêng lá bắp cải và bỏ phần sống lá, rửa sạch. Hơ nóng lá bắp cải và dùng khăn mỏng bọc lại đắp lên đầu ngực và massage nhẹ, thực hiện như vậy cho đến khi tia sữa được thông.
  • Đắp lá bồ công anh: Lá bồ công anh rửa sạch, giã nát và đắp lên ngực, massage nhẹ nhàng. Nên đắp để qua đêm và không đắp phần đầu vú.
Đọc Thêm  Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Tắc tia sữa phải làm sao – Ngoài việc dùng biện pháp chườm nóng để thông tia sữa thì có rất nhiều biện pháp khác như:

  • Hút sữa dư thừa: biện pháp này chỉ có hiệu quả ngay trong giai đoạn đầu. Về sau sữa đã vón cục thì không thể hút được nữa.
  • Dùng tay ép ngực: dùng tay ép đầu vú lên thành ngực, day nhẹ để tạo lực làm sữa tan ra. Nên ép nhẹ nhàng và day theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 lần rồi làm ngược lại.
  • Uống nước lá đinh lăng: lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng, cho vào nồi đun nước uống. Nước lá đinh lăng giúp sữa mẹ thơm hơn và dễ dàng lưu thông
  • Nước xơ mướp khô: xơ mướp khô, gai bồ kết, hành củ – cho tất cả vào nồi đun sôi. Uống ngày 2-3 lần, sẽ cải thiện tình trạng tắc sữa.

Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây

Tắc tia sữa phải làm sao? – Nhiều người đã sử dụng thuốc Tây để giải quyết tình trạng tắc tia sữa. Trong đó thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt là 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến để thông tia sữa.

Tắc tia sữa uống thuốc gì? Một số loại thuốc phổ biến mà các mẹ thường dùng như: Ibuprofen, Paracetamol, Parlode,…

Đọc Thêm  Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên đây không phải là sự lựa chọn lý tưởng cho câu hỏi tắc tia sữa phải làm sao. Bởi vì sử dụng thuốc Tây trong thời gian cho con bú sẽ gây ra một số vấn đề như: gây ức chế thần kinh trung ương; có thể khiến trẻ bị vàng răng, hỏng răng, đi ngoài, gây ra dị ứng và khiến trẻ chậm lớn.

Một số lưu ý khi lựa chọn thuốc Tây để giải quyết vấn đề về tắc tia sữa phải làm sao:

  • Chỉ sử dụng thuốc Tây khi đã thực hiện các biện pháp hút sữa, xoa bóp, chườm nóng mà không có hiệu quả.
  • Phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng.
  • Khi thấy hiện tượng kích ứng, phải ngừng sử dụng thuốc.

Sử dụng cao dán tắc tia sữa

Tắc tia sữa phải làm sao – Cao dán tắc tia sữa được khá nhiều người sử dụng vì sự tiện lợi của nó. Với việc sử dụng cao dán mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường trong thời gian dán cao, rất nhanh chóng và tiện dụng.

Các loại cao dán thường được quảng bá là làm từ các dược liệu thiên nhiên tuyệt đối an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên khi sử dụng các mẹ nên thận trọng, tìm hiểu xem cao có thành phần gây kích ứng da hay không, tránh trường hợp gây dị ứng cho cả mẹ và bé và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm.

tắc tia sữa phải làm sao và biện pháp điều trị Tắc tia sữa phải làm sao? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Một số lưu ý về cách phòng tránh bị tắc tia sữa

Ngoài việc quan tâm đến thông tin về tắc tia sữa phải làm sao thì mẹ cần nắm được các phòng tránh bị tắc tia sữa, để bảo vệ tốt nhất cho mẹ và bé. Các cách ngăn chặn việc tắc tia sữa:

  • Sau khi sinh, cho bé bú càng sớm càng tốt và cho bú liên tục theo nhu cầu của bé.
  • Ăn uống đầy đủ, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế chất béo bão hòa.
  • Uống nhiều nước, lượng nước uống trong giai đoạn này cần nhiều hơn so với bình thường.
  • Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và giờ giấc cho bé bú.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, buồn bực.
  • Khi bú cho bé ngậm đúng khớp vú, vệ sinh bầu vú sạch sau khi cho bé bú.

Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị về hiện tượng cương cứng tắc sữa ở các mẹ sau sinh để giải đáp vấn đề tắc tia sữa phải làm sao. Các mẹ cần cân nhắc biện pháp sao cho phù hợp với tình trạng của mình. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và giữ cho tâm trạng thoải mái. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết tắc tia sữa phải làm sao của chúng tôi. Chúc bạn có sức khỏe thật tốt để chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình.

Tác giả: Việt Phương

Danh mục: Sức khỏe

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *