Hóa trị trong điều trị ung thư là một trong những phương pháp được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên bạn cần biết tác dụng phụ của hóa trị là gì, những phương pháp làm giảm tác dụng phụ của hóa trị như thế nào? Nếu bạn quan tâm đến tác dụng phụ của hóa trị, hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính bài viết
- Hóa trị là gì?
- Các phương pháp điều trị ung thư
- Tác dụng phụ của hóa trị ung thư là gì?
- Cách hạn chế tác dụng phụ của hóa trị
Hóa trị là gì?
Để hiểu được tác dụng phụ của hóa trị, trước hết chúng ta cần hiểu hóa trị là gì? Hóa trị là một phương pháp bắt buộc đối với hầu hết các bệnh nhân ung thư. Phương pháp này sử dụng các hóa chất có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn quá trình phân chia, nhân lên của các tế bào.
Đây là biện pháp nhằm hạn chế tác dụng của các tế bào ung thư lên các cơ quan trong cơ thể thông qua việc làm giảm kích thước của các khối u, đồng thời hạn chế việc di căn các khối u từ vị trí này sang vị trí khác và từ cơ quan này sang cơ quan khác, đồng thời nó còn có tác dụng hạn chế khả năng tái phát của các tế bào ung thư đối với những bệnh nhân đã được điều trị bằng các phương pháp khác.
Các phương pháp điều trị ung thư
Hiện nay, ung thư đang là một trong những mối quan tâm của toàn nhân loại. Tỷ lệ mắc ung thư tăng cao trong những năm gần đây, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Chính vì vậy các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các phương pháp khác nhau với mục đích nhằm hạn chế ảnh hưởng của các tế bào ung thư lên cơ thể bệnh nhân cũng như làm hạn chế nguy cơ mắc ung thư trong cộng đồng.
Hiện nay, có ba phương pháp được áp dụng phổ biến đối trong điều trị ung thư. Việc áp dụng các biện pháp điều trị ung thư phụ thuộc vào kích thước, vị trí khối u, mức độ di căn và giai đoạn của bệnh. Các phương pháp chính thường được áp dụng để điều trị ung thư bao gồm:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp nhằm loại bỏ một phần hay hoàn toàn khối u hoặc cơ quan chứa nó. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả đối với những khối u có kích thước nhỏ, ở giai đoạn đầu và chưa di căn sang các cơ quan khác.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng các tia xạ có mức năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vị trí của khối u nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này thường được áp dụng trước hoặc sau khi hóa trị hoặc phẫu thuật. Xạ trị có thể tiêu diệt được những tế bào ung thư nằm sâu bên trong mà phẫu thuật và hóa chất không tiếp cận được. Tuy nhiên, xạ trị cũng là ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan lân cận, làm thay đổi gen và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Hóa trị
Đây là phương pháp được áp dụng gần như bắt buộc đối với hầu hết các bệnh nhân ung thư. Bằng cách đưa vào cơ thể người bệnh những hóa chất đặc biệt có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi đã tiến hành xạ trị và phẫu thuật, ngăn chặn quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào ung thư cũng như hạn chế mức độ di căn sang cơ quan, bộ phận khác.
Mặc dù có khả năng điều trị hiệu quả đối với ung thư và kéo dài sự sống cho bệnh nhân nhưng tác dụng phụ của hóa trị cũng là vấn đề cần phải được cân nhắc rất thận trọng.
Phương pháp nội tiết, sinh học, miễn dịch
Đây là một phương pháp khá mới trong điều trị ung thư và bước đầu đã chứng minh được những hiệu quả nhất định.Phương pháp này sử dụng các nội tiết tố, sử dụng một số thuốc làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.
Bằng cách sử dụng chính những yếu tố ở bên trong cơ thể, phương pháp miễn dịch, sinh học hạn chế được một số nhược điểm của các phương pháp khác như không xâm lân như phẫu thuật hoặc xạ trị, không có tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư…Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp miễn dịch, sinh học lại chỉ có tác dụng đối với một số bệnh ung thư nhất định.
Tác dụng phụ của hóa trị ung thư là gì?
Như chúng ta đã biết, hóa trị là một phương pháp gần như bắt buộc đối với bệnh nhân ung thư. Chính vì thế, tác dụng phụ của hóa trị là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, không chỉ với các bác sĩ điều trị mà cả với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Chỉ có hiểu về tác dụng phụ của hóa chất hóa chất điều trị ung thư, chúng ta mới biết cách phát hiện, điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.
Tác dụng phụ của hóa trị thể hiện trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể và nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Không những thế, tác dụng phụ của hóa trị ung thư còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bệnh nhân và đôi khi là nguyên nhân nhiều bệnh nhân bỏ dở quá trình điều trị.
Một số tác dụng phụ của hóa trị ung thư lên cơ thể mà bạn cần biết như:
Tác dụng phụ của hóa trị lên tinh thần bệnh nhân
Các hóa chất điều trị ung thư sau khi đưa vào cơ thể gây ra gây ra một số phản ứng làm cho cơ thể suy kiệt mệt mỏi. Hầu hết các bệnh nhân điều trị hóa trị đều gặp tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư này. Các bệnh nhân sau điều trị hóa chất thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, cơ thể suy nhược, không muốn vận động và có thể có cảm giác khó thở.
Triệu chứng này càng nặng hơn ở những bệnh nhân đã được phẫu thuật hay xạ trị trước đó hoặc trên những bệnh nhân có thể trạng suy kiệt, mắc một số bệnh khác như thiếu máu, nhiễm trùng hay trầm cảm, đau đớn.
Tác dụng phụ của hóa trị ung thư lên da niêm mạc
Tình trạng viêm loét da niêm mạc là một trong những tác dụng phụ của hóa trị hay gặp nhất, đặc biệt là ở những bệnh nhân vừa kết hợp điều trị xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư ở vùng đầu mặt cổ với các thuốc hóa chất như methotrexate, 5-FU, cisplatin,…
Các biểu hiện viêm loét da niêm mạc miệng do tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư khác nhau ở từng bệnh nhân. Nó có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng và gây ra các ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống của bệnh nhân.
Tác dụng phụ của hóa trị nên bộ máy tiêu hóa
Biểu hiện thường gặp nhất do tác dụng phụ của hóa trị ung thư lên bộ máy tiêu hóa là gây buồn nôn và nôn. Theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, có đến 60-70% số bệnh nhân ung thư sau khi điều trị hóa chất có cảm giác buồn nôn và nôn. Tác dụng này thường xuất hiện một vài giờ sau khi bệnh nhân được tiêm hoặc truyền hóa chất và mất đi nhanh chóng.
Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn và nôn ói khiến nhiều bệnh nhân rất khó chịu và nhiều khi không ăn uống được gì sau khi điều trị. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều bệnh nhân bỏ dở quá trình điều trị do lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi.
Một trong những tác dụng phụ của hóa trị gặp trên bộ máy tiêu hóa đó là cảm giác chán ăn. Các hóa chất điều trị ung thư làm mất vị giác dần dần, lâu ngày bệnh nhân không còn khả năng nhận biết mùi vị của thức ăn sẽ dẫn đến cảm giác chán ăn và bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi do không ăn uống được gì. Táo bón hoặc ỉa lỏng cũng là các triệu chứng hay gặp do tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư. Tùy từng bệnh nhân mà có thể gặp triệu chứng táo bón hoặc ỉa lỏng hoặc táo bón và ỉa lỏng xen kẽ.
Tác dụng phụ của hóa trị lên cơ quan tạo máu
Các tế bào của cơ quan tạo máu là những tế bào non và rất có ái tính đối với các hóa chất điều trị ung thư. Do đó, khi đưa hóa chất vào trong cơ thể, chúng gây ra các phản ứng tại cơ quan tạo máu, đồng thời gây phá hủy các dòng tế bào máu lưu hành ngoại vi và gây nên một số triệu chứng như:
- Dòng hồng cầu: Tác dụng phụ của hóa trị lên dòng hồng cầu biểu hiện tình trạng thiếu máu, khiến bệnh nhân thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,.. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân cần phải chỉ định sử dụng các thuốc tăng hồng cầu hoặc được chỉ định truyền máu để đảm bảo sự sống.
- Dòng bạch cầu: Tác dụng phụ của hóa trị gây giảm số lượng bạch cầu, giảm số lượng các thành phần của dòng bạch cầu, đặc biệt là tế bào đa nhân trung tính. Biểu hiện rõ nhất ở những bệnh nhân điều trị hóa chất là tình trạng nhiễm trùng nặng, tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
- Dòng tiểu cầu: Tác dụng phụ của hóa trị lên dòng tiểu cầu rất nghiêm trọng do gây rối loạn đông máu, gây chảy máu không cầm có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Rụng tóc
Rụng tóc là tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư gặp ở hầu hết bệnh nhân sau khi được điều trị hóa trị. Rụng tóc thường xuất hiện sau khi điều trị hóa chất khoảng vài tuần và tình trạng này có thể xuất hiện từ từ hoặc đôi khi là một mảng lớn. ‘
Rụng tóc gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân, khiến cho nhiều bệnh nhân hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, rụng tóc có thể được coi là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy các thuốc hóa chất được đưa vào cơ thể bạn đang phát huy tác dụng.
Các tác dụng phụ khác
Một số bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ của hóa trị như giảm ham muốn tình dục, tê bì, mất cảm giác chi, các biến chứng tim mạch viêm cơ tim…
Cách hạn chế tác dụng phụ của hóa trị
Hóa trị trong điều trị ung thư là phương pháp được áp dụng ở hầu hết bệnh nhân ung thư và mang lại nhiều kết quả tốt, kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các tác dụng phụ của hóa trị cũng là những vấn đề rất đáng lưu tâm. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu được ra đời với mục đích làm hạn chế tác dụng phụ của hóa trị.
Để giảm tác dụng phụ của hóa trị, trước hết các bác sĩ cần chỉ định đúng loại thuốc,liều lượng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân cũng vô cùng quan trong.
Một lời khuyên cho những bệnh nhân đang điều trị hóa chất là giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh tiếp xúc với các yếu tố nhiễm trùng, tránh xa các vật sắc nhọn để hạn chế nguy cơ chảy máu. Đồng thời, chế độ ăn của bệnh nhân điều trị hóa chất cũng cần được lưu ý. Ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc những thức ăn nặng mùi. Thường xuyên vệ sinh miệng họng bằng nước muối sinh lý để tránh viêm loét niêm mạc miệng.
Các biện pháp sau đây sẽ làm hạn chế các tác dụng phụ của hóa trị.
- Bước 1: Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ điều trị để biết được những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình hóa trị. Các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe sẽ cung cấp cho bệnh nhân những thông tin cần thiết về những triệu chứng gây khó chịu và mệt mỏi do hóa trị. Từ đó người bệnh nên có sự chuẩn bị trước về tinh thần và tham khảo các biện pháp hạn chế những tác dụng phụ này.
- Bước 2: Nghỉ ngơi đầy đủ là điều vô cùng cần thiết vì hóa trị sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Để giảm bớt tình trạng này, nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi trong ngày hợp lý.
- Bước 3: Tiêu chảy và buồn nôn là hai tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, khiến cơ thể bị tiêu hao năng lượng và mất nước. Cách hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng này là người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Ăn đồ nhạt và các thực phẩm giàu chất xơ như chuối, bánh mì trắng… sẽ làm hạn chế các cơn buồn nôn và ói mửa. Ngoài ra để bổ sung nước và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, người bệnh nên uống nhiều nước, canh, súp…
- Bước 4: Để giảm thiểu tình trạng táo bón, người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Tập thể dục khoảng 30 phút/ngày cũng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
- Bước 5: Với những người gặp phải tình trạng chán ăn do tác dụng phụ của hóa trị, nên ăn cùng gia đình hoặc bạn bè sẽ ngon miệng hơn so với ăn một mình. Người bệnh cũng nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Ngoài ra những bệnh nhân bị lở miệng nên ăn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng như sữa, cháo, nước canh.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tác dụng phụ của hóa trị cũng như làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của hóa trị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề tác dụng phụ của hóa trị, hãy để lại câu hỏi bên dưới để cùng Aiti-aptech.edu.vn trao đổi thêm nhé!
Xem thêm >>> Phương pháp đối phó tác dụng phụ khi hóa trị ung thư
Tác giả: Việt Phương