Soạn bài Sóng Xuân Quỳnh và Phân tích hình tượng sóng và em

soạn bài sóng xuân quỳnh và trả lời các câu hỏi trong chương trình Soạn bài Sóng Xuân Quỳnh và Phân tích hình tượng sóng và em

Được mệnh danh là “nữ hoàng của thi ca tình yêu” – Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Sóng Xuân Quỳnh là tác phẩm điển hình cho phong cách thơ trữ tình đượm cảm xúc của nữ thi nhân. Cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu, soạn bài cũng như phân tích hình tượng sóng và em trong tác phẩm Sóng Xuân Quỳnh qua bài viết dưới đây!

Nội dung chính bài viết

Soạn bài Sóng Xuân Quỳnh

Chân thật và giàu yếu tố trữ tình đời thường chính là những nét riêng biệt trong tiếng thơ của nữ nghệ sĩ Xuân Quỳnh. Trong âm hưởng thơ ca của chị luôn cháy lên khát khao về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc gia đình. Cùng soạn bài Sóng Xuân Quỳnh qua một số câu hỏi trong Ngữ Văn 6 dưới đây

Bố cục bài thơ Sóng Xuân Quỳnh

Sóng của Xuân Quỳnh được sáng tác vào năm 1967 khi nữ thi nhân có chuyến công tác thực tế tại biển Diêm Điền, thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Về sau bài thơ này đã được in lại trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ Sóng Xuân Quỳnh có thể được chia thành ba phần chính:

  • Hai khổ đầu: Hình tượng sóng và tình yêu
  • Bốn khổ tiếp: Tình yêu và nỗi nhớ của nhân vật trữ tình
  • Còn lại: Tình yêu và khát vọng của nhà thơ

Nhận xét âm điệu và ngữ điệu của bài thơ

  • Câu thơ ngắn và đều
  • Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển
  • Vần thơ theo kiểu vần chân, vần cách với các hình ảnh lớp sóng đuổi nhau

soạn bài sóng xuân quỳnh và trả lời các câu hỏi trong chương trình Soạn bài Sóng Xuân Quỳnh và Phân tích hình tượng sóng và em

Phân tích hình tượng sóng và tình yêu trong Sóng Xuân Quỳnh

Những câu thơ mở đầu đã dạt dào cảm xúc của nhân vật chủ thể trong tiếng vỗ của từng con sóng biển. Chúng ta cùng lắng nghe sóng nói gì và nỗi niềm tình yêu của thi sĩ qua khổ thơ đầu:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Những câu thơ năm chữ nối tiếp nhau cùng với nghệ thuật đối từ rất điêu luyện được sử dụng như ồn ào-lặng lẽ, dữ dội-dịu êm đã làm hiện lên một cách sinh động những con sóng biển ngàn đời đối cực. Những lúc biển êm thì dịu nhẹ man mác, lặng lẽ âm thầm. Những khi biển động, phong ba bão tố thì luôn dữ dội và ồn ào. Mượn hình tượng Sóng Xuân Quỳnh đã khéo léo bày tỏ cảm xúc của mình với tâm trạng bùng cháy ngọn lửa yêu thương – lúc nào cũng đầy biến động khát khao “có bao giờ đứng yên”.

Quả đúng như vậy, tình yêu đối với một người con gái có bao giờ đứng yên, nó cũng biến động lên xuống theo từng cung bậc tình cảm. Có đôi lúc nhớ nhung nhẹ nhàng lặng lẽ “cả trong mơ còn thức”, có nhiều khi tình yêu ấy lại vô cùng mãnh liệt và dữ dội luôn muốn cháy hết mình cho tình yêu.

Đây là tiếng nói của thiếu nữ đang yêu, của tuổi trẻ hai mươi đầy mơ mộng. Tiếng nói của hình tượng sóng, âm hưởng của hình tượng tình yêu chính là một phép ẩn dụ về một trái tim chân thành tha thiết, luôn rực cháy sự trẻ trung đam mê mãnh liệt.

Đọc Thêm  Phân tích bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu [Bài viết HAY NHẤT]

Sông, sóng, bể là ba hình ảnh đẹp ở hai câu thơ cuối của khổ thơ đầu tiên trong bài. Chúng hòa quyền và bổ sung cho nhau: sông và bể tạo nên sóng và sóng chỉ thực sự có ý nghĩa khi được trở về với biển khơi. Từng nhịp sóng cứ cuộn trào, từ một lòng nhỏ mà muốn vươn ra biển lớn, muốn mạnh mẽ để bứt phá sự chật hẹp để tới một không gian lớn lao.

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Tình yêu vốn là những khao khát và bồi hồi, là nhớ mong, là tràn trề nhựa sống. Thán từ “Ôi” mở đầu câu thơ cất lên như nỗi thổn thức của một trái tim đang yêu. Sử dụng hai cụm từ thời gian đối lập “ngày xưa” và “ngày nay” càng làm tôn thêm sự nhí nhảnh, đáng yêu của con sóng trong tình yêu đôi lứa. Thứ tình yêu khiến con người ta da diết rạo rực và điên đảo trong nhớ nhung.

“Những ngày không gặp nhau/Lòng thuyền đau rạn vỡ/Những ngày không gặp nhau/Biển bạc đầu thương nhớ?” Chỉ những người trong tình yêu mới thấy được thứ cảm xúc lưu luyên, nhớ nhung rạo rực đến như nào. Mong ước về tình yêu của nhân vật trữ tình trong Sóng Xuân Quỳnh cũng chính là tâm trạng của biết bao người con gái đang yêu. Nữ sĩ đã bộc lộ cảm xúc của mình, đồng thời thể hiện cảm xúc của biết bao cô gái trẻ trong tình yêu.

phân tích hình tượng sóng và tình yêu trong bài thơ sóng xuân quỳnh Soạn bài Sóng Xuân Quỳnh và Phân tích hình tượng sóng và em

Tình yêu và nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong Sóng Xuân Quỳnh

Nỗi nhớ là bể, là sông, còn tình yêu chính là con sóng bạc đầu xô mãi. Qua hình tượng con sóng của tình yêu, nữ thi sĩ của chúng ta đã đã nói lên cái nhu cầu tự lí giải, tự nhận thức của mình. Tuy nhiên, việc tự nhận thức này vẫn không thể lí giải cắt nghĩa nổi tình yêu phức tạp đến như nào?

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”

Nếu như trước đó, thi sĩ Xuân Diệu đã từng mượn hình tượng biển để nói về tình yêu, thì giờ đây, Xuân Quỳnh của chúng ta đã mượn sóng để tỏ bày tình yêu và nỗi nhớ thương của mình. Đây chính là những sắc thái phong phú của các cung bậc tình cảm mà chỉ có tình yêu mới có thể đem đến cho con người.

Cùng với hình tượng sóng chúng ta không thể không nhắc đến hình tượng “em” trong tác phẩm Sóng Xuân Quỳnh. Sóng là một hình ảnh ẩn dụ về tâm trạng của người con gái khi yêu thì hình tượng “em” chính là sự hóa thân của cái tôi trữ tình. Hai nhân vật “sóng” và “em” tuy hai mà thực ra là một – môt kiểu hóa thân đặc biệt trong thơ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em” – hai hình tượng hòa quyện đan cài như hình với bóng nhằm giúp thi nhân diễn tả trọn vẹn mọi cung bậc trong tâm trạng của mình.

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Gió đã khởi nguồn cho sóng, nhưng gió phải chăng được bắt đầu bởi tình yêu? Nhà thơ Xuân Quỳnh tự hỏi, tự băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu. Để rồi sau đó, chị lại bộc bạch thể hiện một cách thật nhẹ nhàng và chân thành biết mấy. Tình yêu từ xưa vẫn là những cảm xúc khó lí giải, khó nắm bắt bởi đôi khi chính người trong cuộc cũng mơ hồ, cũng không biết cội nguồn bắt đầu tạo nên nó, và Xuân Quỳnh cũng không phải là ngoại lệ.

Đọc Thêm  CIC là gì? Nợ xấu là gì? Những thông tin liên quan đến CIC

Kì lạ quá, em cũng không nắm bắt được từ khi nào chúng ta đã yêu nhau? Đây cũng chính là câu hỏi muôn đời mà biết bao nhiêu bạn trẻ từng băn khoăn và lí giải. Nào ai đã định nghĩa, đã hiểu sâu sắc khái niệm về tình yêu? Tình yêu vốn không có câu trả lời chính xác, nó không có tuổi, cũng không được đong đếm cụ thể cũng bởi đó vốn là một ẩn số giữa hai tâm hồn.

Từ xưa, tình yêu vốn là bài toán khó lí giải và đó cũng là bài thơ chưa có hồi kết. Những tâm hồn đồng điệu, khi yêu nhau vẫn luôn khát khao gắn bó và giao hòa, khát khao khám phá tìm hiểu nhưng lại không lí giải được về tình yêu. Gam màu của nỗi nhớ, không ai biết nó như nào, chỉ biết bao kẻ đã đắm say trong gam màu nhớ nhung của nỗi nhung.

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Cả bài thơ Sóng Xuân Quỳnh như những đợt sóng cứ nối tiếp nhau mãi. Những con sóng dữ dội vì nhớ nhung. Ở trong khổ thơ này, qua hình tượng con sóng, nỗi nhớ được diễn tả qua hình ảnh con sóng nhớ bờ “ngày đêm không ngủ”. Trào dâng trong lòng nhà thơ là nỗi nhớ. Nó thường trực và chiếm hết mọi không gian thời gian. Nỗi nhớ thật có ý nghĩa sâu sắc, nó đã đi đến tận cùng, cả trong những giấc mơ…

Con sóng xô bờ bao nhiêu thì nỗi nhớ anh lại đong đầy bấy nhiêu. Tình yêu của cô gái ấy thật da diết và mãnh liệt, trong sáng, thủy chung và giản dị. Nhà thơ hiện đại của chúng ta đã nói lên một cách rất thực đầy táo bạo mà chân thành về những khát vọng tình yêu sôi nổi không hề giấu giếm.

“Dưới lòng sâu-trên mặt nước” là hình ảnh đối lập gợi cảm, nó cũng giúp tạo nên một sự trùng điệp không dứt của những sóng xô bờ. Cũng như Sóng Xuân Quỳnh, tâm hồn biết bao cô gái đang yêu cũng phức tạp và khó hiểu biết bao. Hành trình vượt qua không gian bao la và thời gian thăm thẳm của nỗi nhớ đã khiến thứ tình yêu ấy cao đẹp biết bao nhiêu.

Sóng Xuân Quỳnh là tiếng thơ rất chân thành đằm thắm. Ở đó, người đọc thấy được bức tâm tình trải dài đầy cảm động:

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”

Phương Bắc hay Phương Nam, chỉ là hình ảnh hoán dụ đặc trưng cho khoảng cách địa lý mà tình yêu cần vượt qua. Sóng Xuân Quỳnh đã thể hiện một người con gái sẵn sàng hi sinh cho tình yêu một cách mãnh liệt. Nhà thơ khẳng định một tình yêu duy nhất, bền bỉ thủy chung “một phương” nơi anh. Từng sợi nhớ sợi thương em cố gắng buộc chặt về phương anh…

Một tình yêu bất di bất dịch, một tình yêu nồng nàn và không thôi cháy bỏng. Nếu như ở những vần thơ trước là khát khao về tình yêu, thì những khổ thơ sau lại là những dự cảm đầy băn khoăn và lo lắng.

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Vị trí “ngoài kia” thật xa biết mấy, nhưng em vẫn rộng mở dang ta đón chào đại dương – nơi có những con sóng tình yêu ngàn năm xô bờ. Xa xôi là vậy, những con sóng vẫn vượt bao cách trở để đến được với bờ. Cũng như em – nhân vật trữ tình vượt qua bao gian nan để hướng về anh, để ôm ấp bao nhiêu yêu thương.

Đọc Thêm  Tổng quan về khu vực Tây Nam Á: Vị trí địa lý và Đặc điểm kinh tế-dân cư-chính trị

tình yêu và nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong sóng xuân quỳnh Soạn bài Sóng Xuân Quỳnh và Phân tích hình tượng sóng và em

Tình yêu và khát vọng của nhà thơ trong Sóng Xuân Quỳnh

Những câu thơ cứ trôi đi với biết bao tâm trạng của nhân vật trữ tình. Những câu thơ với những dự cảm nghĩ suy. Bài thơ Sóng Xuân Quỳnh ra đời trong năm 1967 khi chị đã trải qua một lần đổ vỡ. Tuy vậy, người phụ nữ ấy vẫn không đánh mất đi sự lạc quan và niềm tin về tình yêu chân thành. Cô gái vẫn còn ấp ủ biết bao tin tưởng về hạnh phúc tương lai.

“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”

Nhà thơ của chúng ta dù yêu sâu sắc và mãnh liệt đến thế, nhưng vẫn tỉnh táo để nhận ra những thách thức, trắc trở của tình yêu. “Tuy dài thế-đi qua-dẫu rộng” là những cụm từ ước chừng khoảng năm tháng thời gian với ít nhiều lo âu của một người con gái khi yêu. Ấy vậy mà hai câu sau trong khổ thơ chính là lời khẳng định và tin tưởng mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm đến người đọc.

Một loạt các hình ảnh ẩn dụ như “biển kia” “mây” “năm tháng” cùng hệ thống tương phản đối lập đã thể hiện dự cảm đầy tỉnh táo của tác giả. Thời gian đằng đẵng, nhưng năm tháng cũng sẽ qua đi, sóng sẽ đến bờ và đám mây nhỏ sẽ vượt biển rộng để đến nơi xa.

Sóng Xuân Quỳnh là tiếng lòng thổn thức, là những yêu thương da diết đầy vị tha cao thượng. Nhà thơ mong ước con sóng nhỏ hòa với tình yêu biển lớn để được sống hết mình với tình yêu:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Tình thái từ “làm sao” mở đầu câu thơ như một dấu chấm hỏi của thi sĩ. Làm sao để sóng hòa biển khơi để ngàn năm được ôm ấp vỗ về? Làm sao để tình yêu của chúng ta không còn xa cách?… Cuộc đời là biển lớn tình yêu, là những ân tình kỉ niệm khó phai nhòa được hòa lẫn thành trăm con sóng nhỏ.  Sóng Xuân Quỳnh không phải là hình tượng chứa đựng sự đơn côi, lạnh lẽo mà ngạo nghễ như trong thơ lãng mạn xưa.

Khát vọng hóa thành trăm con sóng nhỏ để trường tồn với những cảm xúc yêu thương chân thành trong tình yêu của người nghệ sĩ chính là mơ ước về sự bất tử hóa tình yêu của Xuân Quỳnh? “Người yêu người, sống để yêu nhau” – nhà thơ Tố Hữu đã từng nói như vậy. Đây chính là những âm vang của tầm lòng nhớ yêu da diết trong tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh.

Sóng Xuân Quỳnh là một tác phẩm đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Thành công của bài thơ chính là ở những cảm xúc rất thật, rất chân thành của nhân vật trữ tình – người con gái đang yêu. Đồng thời, cũng phải kế đến sự tài hoa trong ngòi bút của Xuân Quỳnh với cách sử dụng thể thơ năm chữ cùng với các biện pháp nghệ thuật tinh tế.

tình yêu và khát vọng của nhà thơ trong sóng xuân quỳnh Soạn bài Sóng Xuân Quỳnh và Phân tích hình tượng sóng và em

Tìm hiểu Sóng Xuân Quỳnh khiến người đọc càng thêm trân quý tâm hồn nhà thơ, đồng thời cũng hiểu những tâm tư mà nữ nghệ sĩ đã gửi gắm trong bài thơ của mình. Hi vọng bài viết về chủ đề Sóng Xuân Quỳnh đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích nhất!

Xem thêm >>> Cảm nhận bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh – Ngữ Văn 12

Xem thêm >>> Tóm tắt, Phân tích và Soạn bài lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long

Xem thêm >>> Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu

Xem thêm >>> Phân tích và Soạn bài Đàn ghita của Lorca

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *