Soạn bài Phú sông Bạch Đằng và Phân tích hình tượng nhân vật Khách

soạn bài phú sông bạch đằng và hình ảnh minh họa Soạn bài Phú sông Bạch Đằng và Phân tích hình tượng nhân vật Khách

Sông Bạch Đằng lịch sử là một trong những địa danh ghi dấu những chiến công vĩ đại của dân tộc. Soạn bài Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu, cũng như phân tích hình tượng nhân vật khách trong tác phẩm sẽ giúp người đọc hình dung ra chiến công hiển hách trên dòng sông Đằng vang dội non sông. Cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu, phân tích, bình giảng và soạn bài Phú sông Bạch Đằng cũng như phân tích hình tượng nhân vật khách qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang một vẻ đẹp riêng với nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Việc phân tích hình tượng khách và soạn bài Phú sông Bạch Đằng sẽ trở nên đơn giản và hấp dẫn hơn khi chúng ta nắm được những thông tin cơ bản dưới đây về tác giả cũng như tác phẩm.

Đôi nét về tác giả Trương Hán Siêu

Theo các tài liệu ghi chép, tác giả Trương Hán Siêu chưa rõ năm sinh, nhưng ông sống trong giai đoạn khoảng đầu thế kỉ XIII – thế kỉ XIV, và mất năm 1354. Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ, quê quán tại thôn Phúc Am, thuộc xã Ninh Thành, ngày nay là xã Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình. Ông sống dưới thời nhà Trần và được các vua rất mực kính trọng, được tôn làm “thầy”.

Thời trẻ, ông là môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.  Trương Hán Siêu tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần hai và lần ba. Cuộc đời ông làm quan đã trải qua tổng cộng là bốn đời vua Trần (bao gồm: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông). Vốn là người tài năng đức độ, ông rất được mọi người nể trọng bởi học vấn uyên thâm, sự thông hiểu sâu sắc tinh tế đạo Nho, đạo Phật.

Trương Hán Siêu được người đời nhớ đến bởi tấm lòng yêu nước thương dân, có nhiều công lao. Ông được phong làm Hàn Lâm học sĩ vào năm 1308 bởi vua Trần Anh Tông. Năm 1339, Trương Hán Siêu làm Hữu ti lang trung ở Môn hạ dưới thời vua Trần Dụ Tông. Sau đó, ông được đổi sang làm Tả Tư lang và Kinh Lược sứ ở đất Lạng Giang. Trương Hán Siêu được phong là Tham tri Chính sự năm 1351.

Năm 1354, Trương Hán Siêu ông mắc bệnh rồi  mấy trên đường về Bắc. Sau đó, ông được truy tặng Thái phó và được vào thờ tại Văn Miếu ngang với những bậc hiền triết xưa. Trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của mình, Trương Hán Siêu để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị, được chú ý hơn cả là bài thơ “Phú sông Bạch Đằng”. Khi soạn bài Phú sông Bạch Đằng và phân tích bài thơ, chúng ta sẽ thấy được nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm.

Đọc Thêm  Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của phép điệp từ

soạn bài phú sông bạch đằng và hình ảnh minh họa Soạn bài Phú sông Bạch Đằng và Phân tích hình tượng nhân vật Khách

Giới thiệu về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

Bằng Đằng vốn là nhánh sông nằm giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Đây là con sông ghi dấu rất nhiều những chiến công anh hùng hiển hách của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Một trong những chiến tích vang dội đó là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền vào năm 938 và chiến thắng quân Mông Nguyên của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

“Bạch Đằng giang phú” (Phú sông Bạch Đằng) là một kiết tác ở thời bấy giờ, được làm theo thể phú và được viết bằng chữ Hán. Bài phú nổi tiếng này đã được nhiều tác giả dịch rất thành công như Bùi Văn Nguyên, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi…

Là một kiệt tác trong nền văn chương cổ của nước ta, phú sông Bạch Đằng là áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào và tráng chí chất ngất, đồng thời tác phẩm cũng hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc trong việc nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến thành công của đất nước trong sự nghiệp đánh giặc bảo vệ tổ quốc.

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng qua một số câu hỏi

Thông qua việc trả lời một số câu hỏi chương trình trong bài học liên quan đến tác phẩm, cùng với việc soạn bài Phú sông Bạch Đằng, phân tích hình tượng nhân vật khách, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về nội dung tác phẩm cũng như giá trị của toàn bài thơ.

Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng

Khi soạn bài Phú sông Bạch Đằng, chúng ta có thể chia tác phẩm thành bốn phần cụ thể như sau

  • Đoạn 1 – Từ đầu đến “luống còn lưu…”: Cảnh sắc hùng vì của sông Bạch Đằng và cảm xúc hào hùng lịch sử của nhân vật khách
  • Đoạn 2 – Tiếp theo đến “nghìn xưa ca ngợi…”: Những chiến công vẻ vang trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão với nhân vật khách
  • Đoạn 3 – Tiếp theo đến “chừ lệ chan”: Bình luận và suy ngẫm về những chiến công xưa của các bô lão
  • Đoạn 4 – Đoạn còn lại trong bài phú: Lời ca khẳng định về sự đức độ và vai trò của con người.

Hình ảnh các bô lão trong bài Phú sông Bạch Đằng

Các bô lão là hình ảnh của tập thể, vừa là những chứng nhân lịch sử, vừa là đại diện cho nhân dân địa phương để kể về những chiến tích oai hùng trong lịch sử đã diễn ra trên dòng sông Bạch Đằng này. Bên cạnh đó, hình ảnh các bô lão cũng chính là sự phân thân của tác giả. Việc tạo nên hình ảnh các bô lão nhằm tạo nên những con người mang tính lịch sử để kể lại những gì đã qua giúp các chi tiết trở nên chân thực hơn.

Ngôn ngữ kể chuyện của các bô lão vô cùng sinh động, lời lẽ đi kèm với hình ảnh cụ thể tạo nên âm hưởng hào hùng và cảm hứng linh thiêng về lịch sử. Những chiến tích vẻ vang non sông được tái hiện lại trên chính dòng sông này với ngòi bút tài hoa nghệ thuật, với việc liệt kê sự kiện trùng điệp, cùng những hình ảnh đối nhau bừng bừng khí thế. Soạn bài Phú sông Bạch Đằng, người đọc cần lưu ý về hình tượng các bô lão trong việc góp phần làm nổi bật lên nội dung của bài phú.

Chiến thắng trong “buổi trùng hưng” đó với hình ảnh dòng sông nổi máu, với những trận thủy chiến ác liệt…. Sức khí thế bừng bừng “hùng hổ” “sáng chói”, tiếng gươm khua, khói lửa mù mịt và tiêng quân reo trong những trận đánh “kinh thiên động địa” được tác giả tái hiện bằng nét bút khoa trương tài tình. Những màu sắc, đường nét sống động, âm thanh chân thực sắc sảo cùng với trí tưởng tượng phong phú đã làm tô đậm nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta trong những tháng ngày chiến đấu.

Đọc Thêm  L-cystine là gì? Lợi ích và Cách sử dụng L-cystine

soạn bài phú sông bạch đằng và phân tích hình ảnh các bô lão Soạn bài Phú sông Bạch Đằng và Phân tích hình tượng nhân vật Khách

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng

Nội dung và nghệ thuật vốn là hai khía cạnh chủ yếu của một tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt đối với một tác phẩm thuộc thể loại phú, khi soạn bài Phú sông Bạch Đằng, chúng ta cần năm được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

Giá trị nội dung của Phú Sông Bạch Đằng

Tác phẩm của Trương Hán Siêu thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước sâu đậm tha thiết cùng với truyền thống đấu tranh chiến đấu anh hùng. Bên cạnh đó, nội dung tác phẩm còn đề cập đến đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Soạn bài phú sông Bạch Đằng còn giúp chúng ta nhận ra tư tưởng nhân văn của tác giả qua việc đề cao vị trí và vai trò của con người

Giá trị nghệ thuật của Phú sông Bạch Đằng

  • Lời văn sinh động và linh hoạt
  • Hình tượng nghệ thuật gợi hình gợi cảm, giàu giá trị triết lý
  • Câu từ dung dị, đơn giản
  • Bố cục hài hòa chặt chẽ
  • Ngôn ngữ bài Phú trang trọng, tráng lệ, lại lắng đọng và giàu suy tư

Phân tích hình tượng nhân vật Khách khi soạn bài Phú sông Bạch Đằng

Một hình tượng nhân vật đẹp trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ cảm hứng nghệ thuật chân thực và giàu chất trữ tình. Trong văn học xưa nay đã có biết bao hình tượng đẹp trong thi ca nhạc họa. Văn học của đất nước ta đã ghi lại biết bao nhiêu hình tượng như thế.

Đó là hình tượng về một Hưng Đạo Vương trăn trở trong Hịch tướng sĩ, là vua Lý Công Uẩn hi vọng về tương lai đất nước khi viết Chiếu dời đô, là bậc công thần hảo sảng trong Đại cáo Bình Ngô… Giờ đây, khi soạn bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh vị khách như một sự phân thân của chính tác giả để mà gửi gắm ngọn nguồn cảm hứng và tâm tình.

Hình tượng nhân vật khách chính là một thành công trong nghệ thuật của bài Phú, nó đã giúp tác phẩm trở thành một trong những kiệt tác có giá trị trong văn học cổ. Với thể phú, khách là một nhân vật hư cấu và tưởng tượng theo đặc trưng của thể thơ này.  Trong tác phẩm này, hình tượng nhân vật được đặt trong các màn đối thoại với các bô lão dưới hình thức đối đáp hai chiều.

Đây cũng chính là lí do mà người ta vẫn cho rằng khách chính là cái tôi của tác giả, là sự hóa thân đặc biệt của người thi sĩ. Soạn bài Phú sông Bạch Đằng, chúng ta cần năm được, hình tượng nhân vật khách chính là hình tượng trung tâm của toàn bộ tác phẩm.

Mở đầu tác phẩm, vị khách xuất hiện trong tâm thế của một tao nhân, một người nghệ sĩ phóng khoáng đầy lãng mạn mang theo cái chí bốn phương:

“Khách có kẻ

Giương buồm giong gió chơi vơi

……

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao”

Khách hiện lên với dáng vẻ tiêu dao tự tại, một tâm hồn phóng túng thích ngao du “giương buồm giong gió””lướt bể chơi trăng”… Vị khách tự tại ấy tiêu diêu với những cảnh đẹp của Trung Hoa cổ xưa, rồi lại lướt thuyền trên sông Bạch Đằng. Những hoài bão và khát vọng ngao du cứ thế mà bay bổng cùng với tâm hồn trữ tình kết hợp với sự hiểu biết của một bậc nho sĩ.

Đọc Thêm  Rubella là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Phương pháp điều trị

“Thế rồi cảnh ấy cũng hiện ra    

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều

……..

Nước Trời: một sắc, phong tình: ba thu”

Một khung cảnh trời thu tuyệt đẹp được vẽ ra trước mặt nhân vật khách. Một bức tranh phong thủy hữu tình đầy lãng mạn hiện lên khắc họa dòng sông Bạch Đằng thật thi vị. Soạn bài Phú sông Bạch Đằng chúng ta không thể bỏ qua sắc nước cũng như cảnh trời bát ngát, mênh mông như hòa làm một đầy thơ mộng trên dòng sông này.

Sự thơ mộng hữu tình bỗng chốc dành chỗ cho những trận chiến oai hùng dữ dội trên chính dòng sông này, được miêu tả chi tiết:

“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

…Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

Bút pháp miêu tả điêu luyện cùng với ngôn từ chân thực đầy sinh động đã vẽ lên một khung cảnh hoàn toàn đối lập. Nhìn lại trận chiến năm xưa sao có chút đìu hiu ảm đạm! Khung cảnh ấy, tâm trạng nhân vật trữ tình khách bỗng dưng trùng xuống. Có chút gì đó nghe sao xót xa bùi ngùi. Sau đó là hình tượng các vị bô lão xuất hiện để tái hiện lại những trận chiến oanh tạc chất ngất trong lịch sử trên dòng sông này.

Để rồi, nhân vật khách đó đã dành trọn sự ngợi ca tự hào và trân trọng đến những người anh hùng giữ nước. Âm vang nhịp sông Bạch Đằng hòa trong lời ca của khách được thể hiện thật rõ nét biết bao

“Anh minh hai vị tháng quân

….Bởi đâu đất hiếm cốt mình đức cao”

soạn bài phú sông bạch đằng và phân tích hình tượng nhân vật khách trong tác phẩm Soạn bài Phú sông Bạch Đằng và Phân tích hình tượng nhân vật Khách

Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng

Vốn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài muôn thủa của nghệ thật xưa nay, ngọn nguồn cảm hứng yêu nước như sợi chỉ đỏ xuyên sốt chiều dài văn học dân tộc. Từ thủa bên bến sông Như Quyệt trong Nam Quốc Sơn Hà, cái khí thế hùng dũng của đội quân Sát Thát trong khúc ca khải hoàn Tụng giá hoàn kinh sư… Để đến khi soạn bài Phú sông Bạch Đằng, lại một lần nữa chúng ta cảm nhận được cảm hứng yêu nước bất tận trong tác phẩm này.

Cảm hứng yêu nước ở bài Phú này trước hết được thể hiện ở vẻ đẹp trữ tình của dòng sông dưới tâm hồn thi nhân của hình tượng nhân vật khách. Khi phân tích cảm hứng yêu nước cũng như soạn bài Phú sông Bạch Đằng, chúng ta không thể bỏ qua việc phân tích những hình ảnh đẹp và nên thơ về dòng Bạch Đằng dưới ngòi bút của tác giả.

Cái thần trong ngòi bút của Trương Hán Siêu đã khắc họa được khung cảnh hút hồn chỉ trong vẻn vẹn vài ba cầu thơ. Một chút chấm phá nhẹ nhàng, một vài hình ảnh tinh tế đã tạo nên khung cảnh mùa thu đất nước thật tuyệt trên dòng sông Đằng mênh mang. Soạn bài Phú sông Bạch Đằng và tìm hiểu về cảm hứng yêu nước trong tác phẩm này, chúng ta mới thấy được tác giả phải có lòng say mê và tình yêu thiên nhiên mới tạo nên bức họa đỉnh cao được lấy từ cảm hứng yêu nước này.

Bên cạnh đó, cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng còn được diễn tả ở những dấu vết mang tính lịch sử. Hình tượng nhân vật khách đến đây không chỉ tìm ý vị thơ mộng của dòng sông mà còn khát khao tìm thấy sự oai hùng của những trận chiến lịch sử đã được con sông Đằng này chứng kiến và ghi lại theo thời gian.

Một nỗi niềm hoài cổ ưu tư, một chút đìu hiu, xót xa và thương tiếc cho những gì đã qua bống lấp đầy tâm hồn vị khách. Đó còn là tâm sự thầm kín mà thi nhân gián tiếp gửi gắm trong tác phẩm của mình: là sự trân trọng và tha thiết giữ gìn những giá trị lịch sử đã qua

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng, phân tích hình tượng nhân vật khách cũng như phân tích cảm hứng yêu nước trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc giá trị nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm. Hi vọng những kiến thức hữu ích trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nếu có bất cứ đóng góp gì cho bài viết Soạn bài Phú sông Bạch Đằng, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Tóm tắt và Phân tích bài những ngôi sao xa xôi – Ngữ Văn 9

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *