So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

Hình tượng người nông dân là một trong những đề tài lớn của nền văn học Việt Nam. So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong hai tác phẩm lớn Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ chúng ta sẽ thấy hình thượng người nông dân bước vào văn học với nhiều số phận và những bất hạnh khác nhau. Cùng Aiti-aptech.edu.vn so sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong tác phẩm Vợ Nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

Hình tượng người nông dân lận đận với nhiều bất hạnh từ xưa đã đi vào những câu ca dao, những áng văn cổ:

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Nhưng có lẽ số phận bất hạnh và những phẩm chất cao đẹp của họ phài đến những trang viết của các nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng 8-1945 mới được khai thác một cách sâu sắc, cụ thể.

Hai tác phẩm Vợ Nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) được xem là chiếc bản lề khép mở hai thế giới, nó khép lại những hạn chế của dòng văn học hiện thực phê phán một thời để mở ra một hướng đi mới, một chân trời mới cho nhân vật. Đó là đến với ánh sáng Cách Mạng.

Đọc Thêm  Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lôp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

Thông qua so sánh nhân vật Tràng và A Phủ ta sẽ hiểu một cách cụ thể và rõ ràng hơn những bất công họ phải chịu đựng từ xã hội lúc bấy giờ để thấy được những phẩm chất tốt đẹp của họ. Và cũng từ đó thấy được giá trị nhân đạo của hai nhà văn gửi gắm thông qua nhân vật của mình.

Tràng và A Phủ là hai tuyến nhân vật chính trong hai tác phẩm của Tô Hoài và Kim Lân. Hai nhân vật ấy đại diện cho tầng lớp người lao động trong xã hội cũ, mặc dù có những phẩm chất tốt đẹp, song họ đều bị xã hội vùi dập, cuộc đời chịu nhiều bất công, ngang trái. Và chỉ khi so sánh nhân vật Tràng và A Phủ, ta mới khai thác được hết những thông điệp mà tác giả gửi gắm qua hai nhân vật.

so sánh nhân vật tràng và a phủ để thấy hình tượng người nông dân thời xưa So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

So sánh nhân vật Tràng và A Phủ

Điểm giống nhau giữa nhân vật Tràng và A Phủ

Dưới ngòi bút của các nhà văn hiện thực, con người lao động mà tiêu biểu là Tràng và A Phủ hiện lên với những phẩm chất chung đáng quý. Cả hai nhân vật  đều là những người nông dân nghèo nhưng lương thiện, nhân hậu, sống nghĩa tình, thật thà, chất phác, giản dị, nuôi sống bản thân và gia đình bằng bàn tay lao động của mình.

Đó là những người cùng cảnh ngộ. Họ đều là nạn nhân đáng thương của chế độ xã hội cũ, họ bị bóc lột, bị đẩy đến con đường cùng. A Phủ từ nơi khác lưu lạc đến Hồng Ngài, làm thuê, làm mướn. Còn Tràng- một chàng trai lao động hiền lành lại bị dồn đuổi bởi cái đói, phải dựng một ngôi nhà tạm bợ ở cuối xóm ngụ cư, bên mé bờ sông sống cùng với người mẹ già. Cuộc sống của họ bấp bênh; do hoàn cảnh, do nghèo khó nên họ khó có thể lấy được vợ.

Khi so sánh nhân vật Tràng và A Phủ, ta còn thấy họ là những người giàu ước mơ và khát vọng. Tràng vượt lên mọi hoàn cảnh, tăm tối của cuộc sống để đến với hạnh phúc, đến với mái ấm gia đình, với thiên chức làm người cao cả và hắn thấy hắn nên người hơn khi Thị bước vào cuộc đời của hắn. Hắn xôn xao, phấn khởi, sung sướng với hạnh phúc của đời mình. Khi cái đói đeo bám, cái chết đe doạ, Tràng vẫn không thôi nâng đỡ, tôn vinh những giá trị cao cả của cuộc sống.

Đọc Thêm  Bách khoa toàn thư về xổ số miền Bắc cho những anh em đam mê

Còn đối với A Phủ, dù mồ côi cả cha lẫn mẹ, dù chỉ là một con người lao động làm thuê cuốc mướn, dù nghèo đói nhưng A Phủ vẫn không ngừng khao khát hạnh phúc. Anh đã vượt ngục để đến miền đất hứa Phiềng Sa cùng Mị xây đắp hạnh phúc của mình. Tràng và A Phủ tuy điều kiện hoàn cảnh sống và lịch sử khác nhau nhưng đều có những kết thúc tốt đẹp dù trước đó cuộc đời họ là một chuỗi bi kịch cuộc đời tăm tối.

so sánh nhân vật tràng và a phủ và hình ảnh trong tác phẩm vợ nhặt So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

Điểm khác nhau giữa Tràng và A Phủ

Bên cạnh những điểm giống nhau đó, ở hai nhân vật này còn có nhiều điểm riêng biệt  tạo nên những vẻ đẹp khác nhau mà chỉ khi so sánh nhân vật Tràng và A Phủ ta mới nhìn thấy được. Trong Vợ nhặt Tràng là nhân vật chính còn trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ, A Phủ là nhân vật phụ. Nhân vật Tràng của Kim Lân được tập trung khắc hoạ bởi những diễn biến tâm lí phức tạp còn A Phủ lại được nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể, sinh động. Thông qua đó, tính cách và những phẩm chất nhân vật cũng được bộc lộ rõ ràng, cụ thể.

Tràng là anh nông dân nghèo trong nạn đói 1945 ở miền xuôi. Anh phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công dưới sự cai trị trực tiếp của bọn thực dân, phát xít. A Phủ là người dân lao động miền núi, sống dưới sự cai trị của bọn chúa đất phong kiến, chúng lợi dụng cường quyền và thần quyền để biến những người dân nghèo như A Phủ thành nô lệ không công cho chúng.

Một sự khác biệt của hai nhân vật này đó là nhận thức. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong đầu Tràng  là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được.

so sánh nhân vật tràng và a phủ và hình ảnh vợ chồng a phủ So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

Lý giải sự khác biệt của nhân Vật Tràng và A Phủ

Khi so sánh nhân vật Tràng và A Phủ, ta thấy rằng hai nhân vật đều có những điểm giống và khác nhau. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó? Đầu tiên phải kể đến đó là do hoàn cảnh lịch sử ra đời của hai tác phẩm. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn.

Đọc Thêm  093 là mạng gì? Ý nghĩa phong thủy của đầu số 093

Lý do thứ hai dẫn đến sự khác nhau đó là do phong cách sáng tác của mỗi nhà văn. Nếu Kim Lân thiên về đề tài nông thôn  thì Tô Hoài lại rất am hiểu văn hóa nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta. Trong đó đặc biệt là văn hóa Tây Bắc. Chính sự gắn bó và vốn kiến thức sâu rộng của mình, mỗi nhà văn lại chọn những hướng đi khác nhau cho tác phẩm của mình, khai thác những vấn đề khác nhau để làm nổi bật lên hình tượng người nông dân giai đoạn này.

so sánh nhân vật tràng và a phủ và hình tượng người vợ nhặt So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

So sánh nhân vật Tràng và A Phủ để thấy ý nghĩa hình tượng người nông dân trong văn học

Khi xây dựng hình tượng nhân vật lao động như Tràng và A Phủ, nhà văn đã gửi gắm rất nhiều thông điệp nhân văn ý nghĩa và giá trị nhân đạo của mình thông qua nhân vật ấy. So sánh nhân vật Tràng và A Phủ để thấy rằng tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn đều giống nhau…

Đó chính là sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh, Ttố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người, phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh đồng thời đấu tranh cho khát vọng chân chính, tốt đẹp của con người.

Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt, phù hợp với thời đại và diễn biến tâm lý nhân vật. Song đều thể hiện được cái tài và tầm vóc tư tưởng của người nghệ sĩ. Bởi vì “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki) cũng như tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh”

so sánh nhân vật tràng và a phủ để thấy tư tưởng nghệ thuật vị nhân sinh So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

Thông qua bài viết so sánh nhân vật Tràng và A Phủ, Aiti-aptech.edu.vn hy vọng sẽ giúp bạn bổ sung thêm một nguồn kiến thức mới, có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về hai nhân vật này. Để từ đó chúng ta sẽ cảm nhận được tinh thần mà Tô Hoài và Kim Lân gửi gắm qua hai tác phẩm. Nếu có bất kì đóng góp nào cho bài viết so sánh nhân vật Tràng và A Phủ, bạn vui lòng để lại nhận xét dưới này để chúng ta cùng bàn luận và trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Tnú và Việt trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Phùng và viên quản ngục để thấy quan điểm về nghệ thuật

Tác giả: Việt Phương

Danh mục: Văn học

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *