So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy vẻ đẹp anh hùng

So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy vẻ đẹp anh hùng

Khi so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ, bạn đọc mới có dịp cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của người dân vùng núi, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh. Qua đó, hình tượng người anh hùng được miêu tả một cách chân thật với đầy đủ những khó khăn nhưng vẫn ngời sáng vẻ đẹp nhân cách. Tnú và A Phủ tuy có nét tương đồng nhưng mỗi người lại có một hành trình chiến đấu riêng. Để hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn  tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Vì vùng đất ấy đã rất quen thuộc đối với ông từ những ngày viết đất nước đứng lên thời kỳ chống Pháp. Nay trở lại vùng đất ấy để viết về những người con Tây Nguyên chống Mĩ thì tác giả đã gặp lại cái màu xanh bạt ngàn của những rừng xà nu chạy dài đến chân trời .

Đọc Thêm  Cung Phúc Đức là gì? Lý giải cung Phúc Đức trong tử vi

Chính vì thế mà tác giả đã yêu say mê cây rừng xà nu tù ngày đó ông đã kể lại như vậy. Cho hình tượng nhân vật Tnú gắn liền với hình ảnh cây xà nu đã trở thành ấn tượng mạnh mẽ và gợi cảm hứng sáng tác cho ông.

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông luôn thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, đặc biệt về những phong tục và sinh hoạt đời thường của những vùng văn hóa khác nhau trên đất nước ta. Ông thành công với những tác phẩm viết về loài vật và đặc biệt ấn tượng với những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống và con người Tây Bắc. Nổi bật là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, với hình tượng người anh hùng A Phủ.

so sánh hình tượng nhân vật tnú và a phủ cùng hình ảnh minh họa So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy vẻ đẹp anh hùng

Nét tương đồng nổi bật khi so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ

Hoàn cảnh xuất thân

Khi so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ, ta mới thấy được rằng cả hai nhân vật đều sinh ra ở những vùng quê hẻo lánh. Nếu như A Phủ sinh ra tại vùng núi Tây Bắc thiếu thốn thì Tnu lại sinh ra ở một nơi chẳng mấy khá hơn đó là Tây Nguyên đầy nắng và gió.

Cả hai đều mồ côi từ rất sớm, cùng lớn lên trong tình yêu thương của mọi người. Họ đại diện cho dân làng bằng tất cả sự khỏe mạnh, cường tráng và siêng năng. A Phủ biết làm nhiều việc như đúc lưỡi cày, cuốc, dăn bò tót, chạy nhanh như ngựa. Con gái trong làng bảo “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà”. Tnú thì từ bé đã sống tự lập, có ý chí học tập. Cụ Mết từng nói “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

Lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần chiến đấu kiên cường

So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy rõ cả hai nhân vật đều hướng đến chính nghĩa, bảo vệ công bằng, dũng cảm, có ý thức chống lại cái ác và tìm ra lối đi đúng đắn. A Phủ dám đánh cả con quan là A Sử vì hắn phá cuộc chơi. Khi bị bắt A Phủ nhận tội mình làm, được Mị cắt dây trói, A Phủ chạy tới Phiềng Sa và được cán bộ Đảng giác ngộ, anh tham gia du kích. Còn Tnú đã theo Cách mạng từ bé, anh nuôi quân, làm liên lạc, lớn lên chỉ huy dân làng đánh giặc.

Đọc Thêm  Rubella là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Phương pháp điều trị

so sánh hình tượng nhân vật tnú và a phủ để làm nổi bật lên chủ nghĩa anh hùng dân tộc So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy vẻ đẹp anh hùng

Sự khác biệt của nhân vật Tnú và A Phủ

Sự khó khăn trong hành trình tự nhận thức và tìm đường chiến đấu của A Phủ

Cuộc đời A Phủ nhiều thăng trầm, đau thương như thân phận những người dân nghèo miền núi. Anh là nạn nhân của cái đói, cái khổ: bị người làng đói quá bắt bán cho người Thái. Nạn nhân của những tập tục lạc hậu, dị đoan miền núi: đánh con quan nên bị xử phạt tiền và bị đánh đập, không có tiền thì Thống lí Phá tra cho vay, làm nô lệ để gạt nợ, bị đem cúng trình ma nhà chủ nợ.

Trong A Phủ là hai mặt đối lập của một con người tiêu biểu cho người nông dân nghèo miền núi chưa ý thức được giá trị bản thân. Tuy bị thế lực cường quyền đè nén nhưng vẫn ngời sáng sống tiềm tàng, ý chí phản kháng. Song, có lúc lại cam chịu, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ bởi những kẻ cường quyền, lý dịch, buộc phải gánh những khoản nợ vô lý.

Tô Hoài đã để cho nhân vật sống theo thói quen cam chịu do bị chèn ép lâu ngày. Họ chưa tìm được lối đi cho cuộc đời, chưa được soi rọi bởi ánh sáng tự do. Sống trong đêm tối vì chưa ai vạch đường, chỉ lối.

Dù vậy trong mỗi con người A Phủ tồn tại sức mạnh của lòng ham sống, sức mạnh ấy bộc lộ rõ nhất khi họ đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết. Tìm ra hai mặt đối lập bên trong nhân vật, Tô Hoài muốn gợi cho người đọc một bếp lửa tàn với bên trên là tro lạnh nhưng ẩn sâu trong ấy là những hòn than đang âm ỉ cháy. Chỉ đợi một cơn gió mạnh là có thể thổi tung lớp tro đi và bùng lên ngọn lửa. Chính vì lẽ ấy mà sau này khi gặp được A Châu, được giác ngộ lí tưởng, A Phủ đã nhận ra con đường đi của mình.

Đọc Thêm  Liên từ trong tiếng anh là gì? Tổng hợp Cách dùng và Bài tập

Hành trình chiến đấu của Tnú mở ra từ chính sự khép lại của cuộc đời của A Phủ

Cuộc đời Tnú được mở ra từ sự khép lại của A Phủ. Tnú không còn tìm đường nữa mà từ nhỏ đã được nuôi dưỡng bởi ánh sáng cách mạng và tình yêu thương, đoàn kết của dân làng. Tnú không chỉ vùng dậy đấu tranh theo tình thần tự phát mà anh được rèn luyện, dạy bảo để trở thành người lãnh đạo của phong trào cách mạng quê hương.

Tnú hòa mình vào cuộc chiến, quên đi nỗi đau của bản thân, anh là bước phát triển tiếp theo của A Phủ khi đã hóa thân vào cuộc chiến của cả dân tộc, vì thế anh có điều kiện để bộc lộ những phẩm chất mới mẻ mà A Phủ chưa có. Đó không chỉ là sự dũng cảm, kiên cường khi cùng dân làng đánh giặc mà còn thể hiện phẩm chất bên trong của con người đó là tình yêu thương gia đình.

Lập được chiến công cùng dân làng đánh giặc, Tnú có những lợi thế của thời đại. Khi so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ, ta mới thấy rõ người con Tây Nguyên Tnú không phải sống trong kiếp nô lệ như A Phủ, lớn lên khi phong trào cách mạng đã đủ lông, đủ cánh, được anh Quyết rèn luyện, dạy bảo từ bé. Vì thế mà ở anh thể hiện những phẩm chất mới mẻ của người anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

so sánh hình tượng nhân vật tnú và a phủ cùng với hình ảnh cụ thể về a phủ và mị So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy vẻ đẹp anh hùng

Một số đánh giá chung khi so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ

So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy rõ giai đoạn lịch sử đều có ý nghĩa nhất định, giai đoạn sau bao giờ cũng là bước nối tiếp, kế thừa của giai đoạn trước đó. Tinh thần Cách mạng cũng thế, phải bắt đầu từ việc tìm đường, nhận đường thì mới có một phong trào Cách mạng sôi nổi với những con người sẵn sàng cống hiến bản thân cho Tổ quốc như Tnú và A Phủ.

Qua bài viết so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ, chúng ta đã hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của những người anh hùng miền núi. Từ đó, ca ngợi tinh thần chiến đấu chống giặc của dân tộc. Nếu có đóng góp hoặc thắc mắc về bài viết so sánh nhân vật Tnú và A Phủ, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng mình cùng nhau thảo luận nhé!

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Tnú và Việt trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

Xem thêm >>> Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành [Bài viết HAY NHẤT]

Tác giả: Việt Phương

Danh mục: Văn học

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *