Phân tích và Soạn bài Đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

giới thiệu tác giả và tác phẩm đàn ghita của lorca Phân tích và Soạn bài Đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Đàn ghita của Lorca là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Thanh Thảo. Bài thơ thể hiện hình ảnh người kỵ sĩ văn chương cô độc phải đối mặt trước cái chết oan khuất và từ đó giúp xây dựng nên một hình tượng bi tráng và một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt. Cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu và phân tích tác phẩm Đàn ghita của Lorca qua bài viết dưới đây!

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả Thanh Thảo và tác phẩm Đàn ghita của Lorca

Tác giả Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công sinh năm 1946 trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Không chỉ là một nhà thơ tài ba mà trong những năm gần đây ông còn viết báo, tiểu luận, phê bình và nhiều thể loại khác.

Thơ của Thanh Thảo mang nhiều suy tư trăn trở của người trí thức luôn muốn đổi mới nền văn học nước nhà. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm của ông đều mang những nét mới lạ đặc sắc trong cả lối viết và hình thức.

Mỗi vần thơ của ông đều mang đậm dấu ấn của những hình ảnh mang tính tượng trưng siêu thực. Tiêu biểu cho lối tư duy giàu suy tư mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và không dễ hiểu vì ít nhiều mang hơi hướng tượng trưng là bài thơ Đàn ghita của Lorca đây là tác phẩm được rút ra từ tập thơ Khối vuông ru – bích.

giới thiệu tác giả và tác phẩm đàn ghita của lorca Phân tích và Soạn bài Đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Phân tích bài thơ Đàn ghita của Lorca

Tác phẩm Đàn ghita của Lorca mang những nét đặc sắc riêng biệt bên cạnh đó là sự kết hợp độc đáo của các vần thơ, câu từ để tạo nên những vần thơ mang đậm hơi hướng tượng trưng và siêu thực. Chính vì vậy, để có thể hiểu rõ và cảm nhận tốt hơn về tác phẩm đàn ghita của Lorca thì chúng ta hãy cùng nhau phân tích sâu về tác phẩm này.

Nét đặc sắc trong nhan đề và lời đề từ

Nét đặc sắc của bài thơ đã xuất hiện ngay từ đầu bài thơ, được thể hiện qua chính tiêu đề của bài thơ Đàn ghita của Lorca. Tại sao tác giả không đặt một cái tên khác bay bổng hơn, chất thơ hơn mà lại đặt một tiêu đề đơn giản? Có thể nói, với cách đặt tiêu đề này đã giúp cho người đọc ban đầu tưởng như đã hiểu hết nội dung của bài thơ.

Không chỉ có vậy khi đọc hết bài thơ chúng ta mới hiểu được những ẩn ý vô cùng sâu sắc bên trong nó. Hình ảnh đàn ghi ta tưởng rằng như không có gì đặc biệt nhưng cây đàn ghi ta là một biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu của đất nước xinh đẹp Tây Ban Nha – quê hương của đàn ghita.

Cây đàn ghita được gắn với hình ảnh của Lorca bởi Lorca là một người nghệ sĩ luôn chăm chỉ hoạt động nghệ thuật, luôn mong muốn cải cách và phát triển nghệ thuật nước nhà. Hình ảnh đàn ghita của Lorca chính là biểu tượng của nghệ thuật chân chính, của khát vọng vươn lên!

Như vậy, hình ảnh cây đàn ghita kết hợp với hình ảnh của nhà thơ hiện đại tài ba người Tây Ban Nha Lorca đã xây dựng nên hình ảnh người nghệ sĩ luôn trăn trở vì con đường cách tân nghệ thuật của nước nhà đồng thời nó cũng thể hiện sự ngưỡng mộ của tác giả với cố nghệ sĩ Lor ca

Đàn ghita của Lorca không chỉ đặc sắc ở tiêu đề mà lời đề từ cũng đem lại cho người đọc những ấn tượng khó phai: “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” đây là câu nói nổi tiếng của Lorca nó được coi như là một bản di chúc của nhà thơ. Bên cạnh đó nó cũng thể hiện những trăn trở suy nghĩ của nhà thơ về chính con đường cách tân nghệ thuật của mình. Ngay cả khi cận kề cái chết nhà thơ vẫn không ngừng trăn trở về con đường sáng tạo và cách tân nghệ thuật.

Đọc Thêm  Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu – Văn học 11

Hình ảnh con người đơn độc

Mở đầu bài thơ là hình ảnh con người đơn độc chỉ có cây đàn là người bạn. Con người đó vẫn tiếp tục đi về phía trước những bước đi không chủ đích không phương hướng cùng với những âm thanh xuất hiện trong không gian:

“Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt…”

Ngay từ đầu bài thơ Đàn ghita của Lorca nhà thơ Thanh Thảo đã đưa người đọc bước vào một không gian rất Tây Ban Nha với tiếng đàn ghi ta đặc trưng của Tây Ban Nha đó là niềm tự hào của người dân Tây Ban Nha nhưng âm thanh đó không vui tươi, không phấn khởi mà âm thanh đó được tác giả liên tưởng như bọt nước:

Tiếng đàn được miêu tả như bọt nước khiến người đọc có cảm giác âm thanh đó quá mỏng manh vang lên nhanh chóng và cũng kết thúc nhanh chóng như bọt nước xuất hiện và vỡ tan nhanh chóng như những bọt nước trong tự nhiên. Câu thơ thứ 2 lại là một không gian văn hoá đặc trưng của người dân Tây Ban Nha với những trận đấu bò tót cùng với chiếc áo choàng màu đỏ của người đấu sĩ.

Nhưng hình ảnh đó lại dễ khiến cho người ta liên tưởng đến những cuộc chiến xung đột hơn là những cuộc đấu bò tót. Chính vì màu đỏ gắt mà tác giả miêu tả khi nhắc đến đất nước Tây Ban Nha tại sao không phải là màu đỏ rực vốn có mà trong ánh mắt của tác giả hình ảnh đó hiện lên lại mang một màu đỏ gắt. Đó là một màu sắc mang lại cảm giác mạnh khi nhìn thấy và ngay cả khi đọc cũng khiến cho người đọc cảm nhận được sự mạnh mẽ của màu sắc đó.

Nếu chúng ta gắn những câu thơ với chính hoàn cảnh đất nước Tây Ban Nha lúc đó thì một phần nào cũng có thể mường tượng được những hình ảnh mà tác giả Thanh Thảo muốn mắc đến là gì. Khi mà đất nước xinh đẹp đó đang phải chống chịu với những cuộc nội chiến đang diễn ra triền miên.

Một lần nữa âm thanh tiếng đàn lại được vang lên nhưng nó lại ám ảnh tâm trí người đọc với âm thanh vang vọng trong chính tiềm thức của người đọc: “li – la li – la li – la”. Tiếng đàn cứ vang lên và xa dần theo bước chân của người nghệ sĩ càng thể hiện sự cô đơn, đơn độc, lẻ loi của người nghệ sĩ tài ba.

Bước chân đó không đi về một vùng miền nào trên đất nước Tây Ban Nha mà nó lại đi về miền đơn độc. Chúng ta thấy có sự mâu thuẫn ở đây khi mà đầu câu thơ tác giả viết: “đi lang thang” đó là những bước đi vô định, không chủ định, đi trong vô thức nhưng đến những câu chữ tiếp theo lại xuất hiện một vùng đất mà người nghệ sĩ muốn hướng đến: “miền đơn độc”.

Nhưng vùng đất đó lại không có ở thực tại mà nó chỉ có trong tiềm thức của người nghệ sĩ. Câu thơ càng khiến cho người đọc thấy được sự cô đơn, lẻ loi của người nghệ sĩ đang bước đi trong vô định đó. Nối tiếp hình ảnh của con người đang bước đi vô định đó là hình ảnh vầng trăng và yên ngựa mỏi mòn:

“Với vầng trăng chếnh choáng

Trên yên ngựa mỏi mòn”

Vầng trăng hiện hữu như một người bạn của nhà thơ nhưng nó lại hiện lên “ chếnh choáng” mang lại cảm giác không rõ ràng, rõ nét. Từ lâu trong thơ ca hình ảnh vầng trăng luôn khiến người đọc liên tưởng ngay đến sự cô đơn lạc lõng chỉ có vầng trăng bầu bạn. Thêm vào đó là hình ảnh “yên ngựa mỏi mòn” thể hiện sự mệt mỏi của chính người đang bước đi và chính con ngựa làm bạn đường đó.

Đoạn thơ đầu tiên xuất hiện hàng loại những hình ảnh như tiếng đàn bọt nước, Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn tất cả là những hình ảnh mang tính tượng trưng nhưng nó đã thể hiện được sự cô đơn mệt mỏi của chính người nghệ sĩ đó.

Đọc Thêm  BB CC Cream là gì? Công dụng và Cách phân biệt BB CC Cream

hình ảnh người nghệ sĩ đơn độc trong đàn ghita của lorca Phân tích và Soạn bài Đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Âm thanh tiếng đàn ghita của Lorca

Nếu ở đoạn một của bài thơ Đàn ghita của Lorca tác giả nhắc đến chủ yếu là hình ảnh con người vô định, cô đơn, đơn độc thì đến đoạn 2 âm thanh tiếng đàn được miêu tả rõ nét và sinh động hơn:

“Tây Ban Nha

Hát nghêu ngao…

Chàng đi như người mộng du”

Mở đầu đoạn hai vẫn là hình ảnh đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp được nhắc đến với tiếng hát nghêu ngao. Tiếng hát nghêu ngao thể hiện sự hồn nhiên và bình thản mang theo một tâm hồn nghệ sĩ, lãng tử vốn có của Lorca nhưng qua đó cũng thể hiện sự yên bình vui tươi trong tiếng hát đó.

Hai câu thơ đó cũng khiến chúng ta hiểu hình ảnh Lorca với tâm hồn thanh thản như đang du ca trên chính bài ca lãng tử của mình. Sự xuất hiện của từ “ bỗng” đã phá tan tất cả sự yên bình trong từng câu hát nghêu ngao đó. Sau đó liên tiếp là những từ mạnh như: kinh hoàng, bê bết đỏ như báo hiệu một điều không may, sự chết chóc đang ám ảnh trong không gian được báo trước:

“Lorca bị điệu ra bãi biển

Chàng đi như người mộng du”

Hình ảnh này như được báo trước ở những câu thơ trên. Trong hoàn cảnh đó con người lại không mệt mỏi, sợ hãi mà những bước đi như bất cần, không suy nghĩ, bước đi nhẹ nhàng như bước trong mơ. Tác giả đã gọi Lorca là “ chàng” càng làm nổi bật nên nét làng tử vốn có của người nghệ sĩ.

Tiếng ghi ta một lần nữa được vang lên nhưng dường như nó không còn là những âm thanh trong trẻo du dương như trước kia mà tiếng ghi ta mang màu nâu như màu sắc của vùng đất quê hương với hình ảnh cô gái Tây Ban Nha phóng khoáng xinh đẹp. Đây được xem là một trong những hình ảnh ấn tượng của tác phẩm đàn ghita của Lorca.

Vùng đất Tây Ban Nha hiện lên yên bình xinh đẹp lạ thường: “Tiếng ghi ta xanh lá biết mấy” viễn cảnh xinh đẹp đó lại một lần  nữa vụt tắt khi âm thanh ghi ta vỡ tan như bọt nước, tiếng ghita ròng ròng máu chảy tất cả không gian như nhuốm màu đau thương.

Cả đất nước Tây Ban Nha như chìm vào sự đau đớn mất mát trước sự ra đi của Lorca những hình ảnh xinh đẹp, tươi vui đó xen kẽ nhau và dần thay thế cho những hình ảnh tang thương và chết chóc bao trùm lên tất cả cảnh vật của đất nước xinh đẹp Tây Ban Nha.

Nỗi buồn bao trùm lên cảnh vật xung quanh trước sự ra đi của Lorca

Trước sự ra đi của người nghệ sĩ tài ba con người hết lòng vì nghệ thuật của đất nước đã khiến cho cả đất nước Tây Ban Nha như bao trùm trong sự tang thương, nỗi buồn đó như nhuốm màu lên tất cả cảnh vật xung quanh:

“Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng”

Đoạn thơ nhưng cho chúng ta nhớ lại lời đề từ trước đó: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” đó được coi như là lời di chúc cuối cùng của nhà thơ nhưng dường như mong ước đó vẫn không được thực hiện khi mà “không ai chôn cất tiếng đàn”.

Tiếng đàn như vẫn bay bổng âm vang trong không trung ám ảnh lên chính người đọc tiếng đàn đó không mang nhịp điệu du dương hay mang mác buồn mà nó lại hỗn loạn chồng chéo lên nhau khi mà được tác giả miêu tả: “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”

Và một lần nữa hình ảnh vầng trăng lại xuất hiện trong những vần thơ của tác phẩm Đàn ghita của Lorca nhưng nó không xuất hiện cùng con người cô độc đang bước đi, nó không xuất hiện chếnh choáng như ở đoạn thơ đầu mà nó lại xuất hiện rõ nét cùng với giọt nước mắt nó không chỉ thể hiện sự cô đơn lẻ loi nữa mà nó còn thể hiện sự đau thương trước sự ra đi của người nghệ sĩ tài ba.

“Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh đáy giếng.”

Trước sự ra đi của Lorca nỗi buồn bao trùm lên tất cả cảnh vật xung quanh, dưới ngòi bút tài ba của mình tác giả Thanh Thảo đã miêu tả cả vật như có tâm tư tình cảm có cảm xúc nỗi buồn trước sự ra đi của người nghệ sĩ tài ba.

Đọc Thêm  Công ty chuyên scan màu & trắng đen khổ lớn giá rẻ

Sự ra đi của Lorca

Mặc dù Lor ca đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh người nghệ sĩ đó vẫn hiện hữu xung quanh cảnh vật và hiện hữu ở chính đất nước Tây Ban Nha. Và dưới ngòi bút và sự sáng tạo của mình Lorca như bất tử trong vần thơ của nhà thơ Thanh Thảo

“Đường chỉ tay đã đứt

Dòng sông rộng vô cùng…

Li – la li – la li – la…”

“Đường chỉ tay” theo quan niệm của người xưa nó thể hiện số phận, cuộc đời của mỗi con người. Đường chỉ tay đứt quãng thể hiện như sự chấm dứt của một số mệnh của cuộc đời. Nhưng bên cạnh sự hữu hạn của cuộc đời trên chỉ tay thì lại xuất hiện một cuộc đời vô hạn nơi dòng sông: “dòng sông rộng vô cùng” và hình ảnh Lorca lại được xuất hiện:

“Lorca bơi sang ngang

Trên chiếc ghita màu bạc”

“Bơi” là hành động hiện hữu của sự sống, “bơi sang ngang” là hành động bơi có chủ đích vượt qua tất cả chứ không phải thả trôi buông bỏ như những câu thơ ở trên. Hình ảnh quen thuộc lại xuất hiện – cây ghita,  nhưng lần này cây đàn lại xuất hiện sinh động trong từng vần thơ cuối của bài thơ Đàn ghita của Lorca.

Chiếc ghita màu bạc là hình ảnh chiếc ghi ta như biểu tượng của tâm hồn và linh hồn của Lorca câu thơ đã thể hiện niềm tin mãnh liệt của tác giả về sự sống, sự bất tử ở một thế giới khác. Tiếp nối dòng tưởng tượng đó  là hàng loạt những hình ảnh ném lá bùa, ném trái tim.

Lá bùa được thể hiện như một tấm bùa hộ mệnh, giúp xua đuổi tà ma hình ảnh của Lorca thể hiện sự sẵn sàng đối mặt với sự khó khăn thử thách phía trước. Trái tim thể hiện sự cống hiến hy sinh hết mình, sẵn sàng cống hiến tất cả tư tưởng cũng như trái tim của mình. “ Lặng yên bất chợt” hướng người đọc đến một không gian yên bình, nó thể hiện sự bất diệt mãi mãi với thời gian.

Một lần nữa âm thanh tiếng đàn ghi ta lại vang lên nhưng nó không hỗn loạn, đau thương như trước mà nó nhẹ nhàng tĩnh lặng và yên bình nơi một thế giới giác. Niềm tin và sự hy vọng của mình tác giả đã xây dựng nên một thế giới mới, thế giới kỳ diệu nơi không có cái chết, không có đau thương, nơi mà hình ảnh, tâm hồn của Lorca mãi bất tử và hiện hữu.

sự ra đi của người nghệ sĩ trong đàn ghita của lorca Phân tích và Soạn bài Đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Khái quát nội dung và nghệ thuật tác phẩm Đàn ghita của Lorca.

Bài thơ Đàn ghita của Lorca khắc hoạ hình ảnh người nghệ sĩ chân chính tài ba Lorca. Bài thơ là nơi nhà thơ Thanh Thảo gửi gắm sự ngưỡng mộ đối với con đường cống hiến và sự hy sinh của Lorca. Bên cạnh đó bằng niềm tin về một thế giới tươi đẹp khác, tác giả Thanh Thảo đã xây dựng một thế giới mới yên bình, không có tranh đấu và cái chết. Nơi đó có sự hiện hữu bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài ba.

Bằng sự sáng tạo của mình tác giả Thanh Thảo đã gửi gắm vào bài thơ những nét sáng tạo nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Với thể thơ tự do, cách ngắn câu chữ bất ngờ tạo điểm nhấn cho từng câu từ, hàng loạt các hình ảnh tượng trưng, siêu thực để xây dựng lên những hình ảnh sống động tự nhiên nhưng đầy xúc cảm.

Cách viết nên những dòng thơ tự nhiên, không viết hoa đầu dòng khiến cho những câu thơ trở nên như lời tự sự tâm tình của tác giả, giống như một lời kể, dãi bày chứ không phải là những câu thơ thuần tuý.

nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đàn ghita của lorca Phân tích và Soạn bài Đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Bài thơ Đàn Ghita của Lorca là một trong những thành công trong quá trình sáng tác của nhà thơ Thanh Thảo. Qua phân tích bài thơ đàn ghi ta của Lorca giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như những biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong tác phẩm. Nếu có bất cứ đóng góp gì liên quan đến bài viết phân tích tác phẩm đàn ghita của Lorca, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu thêm nhé!

Xem thêm >>> Cảm nhận và phân tích đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Xem thêm >>> Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn ghi ta của Thanh Thảo

Xem thêm >>> Phân tích hình tượng Lorca trong “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo

Xem thêm >>> Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *