Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Bài làm 1

Vi hành được sáng tác vào dịp vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây (Marseille). Trong thời gian này, dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội. Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước.

Cái độc đáo của truyện thể hiện ngay ở cách đặt tên với hàm ý giễu cợt, đả kích nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu cay. Vi hành vốn dĩ là cách gọi những cuộc di kín đáo của các bậc vua chúa ngày xưa, mục đích là được tai nghe mắt thấy hiện thực đời sống dân chúng, từ đó có chính sách cai trị đúng đắn hơn, hợp lí hơn. Nhưng ở đây tác giả đã lồng cho Vi hành một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại: để ám chi những cuộc đi lén lút, bất chính, cốt thỏa mãn những lạc thú cá nhân của Khải Định.

Tác giả khôn khéo trình bày truyện dưới hình thức một bức thư gửi cho cô em gái. Thực ra đây là truyện hư cấu một trăm phần trăm. Nhưng cái tài của tác giả là bịa mà như thật, còn hơn cả sự thật. Toàn bộ câu chuyện là một xâu chuỗi những sự hiểu lầm ngày càng tăng. Đôi trai gái người Pháp lầm người thanh niên da vàng ngồi cạnh là Khải Định. Dân chúng Pháp lầm tất cả những người da vàng, mũi tẹt, mắt xếch trên đất Pháp là vua xứ An Nam. Đến ngay chính quyền Pháp cũng lẫn lộn không phân biệt đâu là Khải Định, đâu là kẻ đang bị theo dõi (Nguyễn Ái Quốc) nên lầm tưởng mà đối xử như với vua xứ An Nam. (Nguyễn Ái Quốc đi đâu chúng cũng cho tay sai đi theo đến đó).

Sự thật thì không bao giờ có chuyện nhầm lẫn buồn cười như vậy. Tác giả đã khéo bịa ra các tình huống như thật dưới hình thức như đùa. Nguyên nhân của xâu chuỗi nhầm lẫn tai hại trên là do các cuộc vi hành của Khải Định.

Qua lời trò chuyện của đôi trai gái người Pháp, người đọc có thể hình dung ra Khải Định với những nét lố bịch: mặt mũi ngây ngô, điệu bộ lúng ta lúng túng, quần áo, mũ mãng lố lăng… Thái độ của dân chúng Pháp là khinh bỉ, coi thường hắn.

Để cho câu chuyện đạt được hiệu quả châm biếm, đả kích cao nhất, tác giả đã xen kẽ những đoạn đối thoại của đôi thanh niên Pháp với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Nhân vật cô em họ cũng là sản phẩm của hư cấu, là phương tiện để Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tố cáo tội lỗi của tên vua bù nhìn Khải Định đã thừa lệnh thực dân Pháp đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện, đẩy họ vào tình trạng sống khốn cùng, bế tắc.

Sự độc đáo còn thể hiện ở cách dẫn chuyện dí dỏm của tác giả. Ngòi bút biến hóa linh hoạt, hấp dẫn, văn ngắn gọn và súc tích, hàm chứa nhiều ý nghĩa. Chất hài hước trong truyện vừa mang tính sôi nổi của phương Tây vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông.

Truyện ngắn Vi hành chứng minh cho sức tung hoành của ngòi bút đầy sáng tạo Nguyễn Ái Quốc. Truyện được viết nhằm mục đích chính trị rõ ràng nhưng vẫn là một tác phẩm văn chương đích thực. Nó xứng đáng tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Nguyễn Ái Quốc.

Đọc Thêm  Tích phân từng phần – Các dạng bài tập và Cách giải tích phân từng phần

Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Bài làm 2

Truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc được viết trong dịp vua Khải Định “vi hành” sang Pháp để tham dự triển lãm ở Maxay. Tuy  nhiên những hành động mờ ám của vua Khải Định lại khiến nhiều người bất bình, không đồng lòng. Nguyễn Ái Quốc đã lấy bối cảnh đó để mỉa mai, châm biếm hành vi lén lút của một ông vua triều đại phong kiến.

Ngay từ nhan đề, người đọc đã nhận ra giọng mỉa mai, châm biếm rất sâu cay. “Vi hành” được hiểu là hành vi đi du ngoạn để quan sát tình hình dân chúng một cách bí mật, không công khai nhưng vua Khải Định lại làm trò lố, lợi dụng việc chung để làm việc cá nhân của mình. Giọng văn nhẹ nhàng nhưng đầy hàm ý đã khiến cho người đọc hình dung được sự thối nát của một ông vua.

Điều đặc biệt chính là Nguyễn Ái Quốc đã chuyển thể nội dung bằng cách viết thư cho cô em gái. “Bức thư đặc biệt” đó đã vạch trần ra được sự lố lăng, kệch cỡm, ngây ngô của vua Khải Định trên đất bạn xa xôi. Câu chuyện được xâu chuỗi bằng những sự việc, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong suốt chuyến đi của Khải Định. Cuộc trò chuyện của cặp trai gái trẻ người Pháp về vua Khải ĐỊnh khiến tác giả vỡ ra rất nhiều điều.

Dân chúng Pháp đều cho rằng ai da vàng, mũi tẹt, mắt xếch thì đó chính là vua An Nam. Và bọn thực dân đã nhầm lân vua Khải ĐỊnh với Nguyễn Ái Quốc nên đối đãi rất tốt với ông.

Nguyễn Ái Quốc đã khéo lẹo bịa ra những tình huống hay ho, nhưng là bịa như thật, khiến cho người nghe bị cuốn hút vào mạch kể đó. Qua lời của đôi trai gái thì chúng ta có thể nhận ra được Khải ĐỊnh là ông vua “mặt mũi ngây ngô, điệu bộ lúng ta lúng túng, mũ mãng lố lăng”. Thực ra trong mắt của người dân Pháp thì vua Khải Định thật đáng khinh và bị xem thường ở khắp mọi nơi.

Lối dẫn dắt câu chuyện tự nhiên khi kể mọi việc cho cô em gái nghe, Nguyễn Ái Quốc đã làm tăng tính chân thực và hấp dẫn của sự thật. Tác giả đã tố cáo tội ác của Khải Đinh đối với nhân dân ta, đất nước ta. Đớ chính là việc đầu độc nhân dân ta bằng thuốc phiện và rượu độc đầy nham hiểm, hăn chỉ quan tâm đến lợi ích của hắn còn lợi ích của quốc gia thì bỏ mặc.

Giọng điệu đầy mỉa mai, sâu cay khiến cho người dân vô cùng căm phẫn trước tội ác, sự lố lăng của một ông vua đáng khinh bỉ.

Với cách viết giản dị, chân thực và những tình huống hay ho Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra bộ mặt thật của một ông vua đáng trách, đẩy nhân dân vào bước đường cùng.

Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Bài làm 3

Trong nền văn học Việt Nam văn học trào phúng cũng là một phần đạt được nhiều thành tựu trong việc truyền tải ý nghĩa của tác phẩm đối với đời sống này. Nếu như trước đây chúng ta biết đến Tú Xương với Nguyễn Khuyến, hay hiện đại có Vũ Trọng phụng nổi tiếng với tiểu thuyết số đỏ thì ta cũng biết đến bút pháp trào phúng của Nguyễn Ái Quốc. Người vốn không bao giờ nhận mình là nhà văn nhà thơ mà chỉ lấy văn chương là một vũ khí để đấu tranh tư tưởng với địch và khơi dậy ý chí chiến đấu của nhân dân mà thôi. Chính vì mục đich ấy mà văn chương Bác cần đến nghệ thuật trào phúng sâu cay này. Tác phẩm trào phúng của Bác là truyện ngắn Vi hành. Qua truyện ta thấy được sự đáng cười chê và cái lố lăng kệch cỡm của vua Khải Định trong chuyến sang Pháp.

Truyện ngắn này được đăng trên báo Nhân Đạo ngày 19-2-1923. Đây là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1922 thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác xây, lừa gạt nhân dân Pháp, khẳng định tình hình ở Đông Dương rất ổn định.Để đập tan âm mưu trên Nguyễn Ái Quốc đã viết tác phẩm Vi hành cùng với tác phẩm Con rồng tre ,Lời than vãn của bà Trưng Trắc. Tác phẩm đã tố cáo được bộ mặt của chính quyền thực dân Pháp và sự lừa bịp của “quốc mẫu” Khải Định.

Đọc Thêm  Điều kiện tự nhiên và Đặc điểm dân số của Hợp chủng quốc Hoa Kì

Trước hết là nhan đề của tác phẩm. Để đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là cả sự suy nghĩ trăn trở của những người sáng tạo ra nó. Bởi lẽ đặt làm sao để tên gọi ấy có thể toát lên được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời gây sự tò mò hâp dẫn người đọc. Hồ Chí Minh đã đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là vi hành. Hai từ này được sử dụng để chỉ cho những bậc vua chúa xưa kia đi khảo sát dân tình đóng giả làm dân thường không cho ai biết. Đi một cách bí mật nhằm hiểu dược đời sống của nhân dân đến đâu. Chỗ nào mình còn chưa làm được cho nhân dân, nơi nào loạn, nơi nào nghèo. Đặc biệt khi vi hành thì không thể lấy cái tên thật của mình mà phải lấy tên giả, lén lút đi. Thế nhưng ở đâycua Khải Định vẫn lấy cái tên của mình và ông vua này không phải đi xem dân tình thế thái ở đất nước mình ra sao mà là đi sang nước pháp. Có thể nói ngay nhan đề của tác phẩm tác giả đã tạo nên một sự châm biếm sâu cay. Khải Định đâu có đi vi hành thật sự mà hắn đang đi giúp nước xâm lược xâm chiếm chính đất nước mình.

Để mở đầu cho sự đả kích và cười mỉa mai tên vua bù nhìn Nguyễn Ái Quốc đã dựng lên một đoạn đối thoại giữa hai thanh niên nam nữ khi trông thấy Khải Định. Cách mở đầu và xây dựng lên truyện như thế khiến cho câu chuyện về tên vua bù nhìn trở nên khách quan chân thực hơn. Đều là đả kích tên vua nô lệ đấy nhưng nếu Nguyễn Ái Quốc công khai đả kích Khải Định một cách trực tiếp thì thế giới sẽ thấy được người Việt Nam lên án chính người Việt nam phản quốc. Như thế thì đối đầu nhau không khách quan. Còn ở đây tác giả dùng đoạn hội thoại của đôi nam nữ chính nước xâm lược mình để thấy rõ được bộ mặt kệch cỡm của tên vua bù nhìn ấy. Đây quả thật là một sự lựa chọn sáng suốt của Người. Không những thế Bác còn rất khéo léo khi xây dựng lên một tình huống nhầm lẫn để bộc lộ bản chất của Khải Định. Người mà đôi thanh niên nam nữ kia nhìn thấy lại chính là Nguyễn Ái Quốc. Sự nhầm lẫn của họ vô tình đã góp phần vào sự đả kích tên vua nô lệ. Người phương Tây họ khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng. Chính phủ Pháp lại cho rằng bất cứ người An Nam nào cũng được cho là vị hoàng đế.  Từ đó ta hiểu được những nhận xét của người Pháp về Khải Định.

Chân dung của tên vua Khải Định hiện lên với những nét rất châm biếm. Bộ mặt thì mũi tẹt, mắt xanh, da bủng. Đó hẳn là một bộ mặt ngộ nghĩnh, lố bịch.  Còn trang phục của hắn thì sao?. Cái nón chúp đèn, quấn khăn, ngón tay đeo đầy nhẫn và hạt cườm, đủ bộ lụa là. Nói tóm lại nhìn trang phục của hắn như kiểu khoe của lố lăng. Nhìn hắn chẳng khác nào tên hề, một con rối không hơn không kém. Không những thế, đôi thanh niên nam nữ ấy còn so sánh vua Khải Định với những trò ở đấu xảo một cách khôi hài, phải trả hẳn một nghìn rưỡi phơ răng để xem. “Hôm nay chúng mình không mất tí tiền nào đâu mà được xem vua ngay bên cạnh”. Đó là những lời thoại hết sức khôi hài của hai thanh niên. Từ đó cho thấy bộ mặt của Khải Định rất đáng cười. Họ nghĩ rằng có thể các nhà hát và múa rối có thể kí kết với hắn để làm thuê nữa. Vậy chẳng khác nào nói vua Khải Định là một con rối. Thì cái đích mà tác giả muốn nói với bạn đọc là như thế. Khải Định giống như một con rối để cho thực dân Pháp sai khiến chỉ đạo đúng hơn là một ông vua của một nước.

Đọc Thêm  Pos là gì? Cách sử dụng dịch vụ thanh toán qua POS

Đến đây ta có thể thấy được sự miêu tả, đả kích một cách tài tình của tác giả đối với tên vua bù nhìn Khải Định, hắn hiện lên dưới nhiều góc độ, qua giọng văn châm biếm, mỉa mai rất nhẹ nhàng của tác giả. Hình ảnh một vị vua cuối cùng cũng chỉ là một trò giải trí rẻ tiền dưới con mắt của người Pháp không hơn không kém.

Nhưng cuộc vi hành chưa dừng lại ở đó, nếu dừng lại ở đó thì làm sao có thể thấy hết được bộ mặt của tên vua xâu xa ấy. tác giả để cho nhân vật tôi bình luận về chuyến đi sang Pháp của tên vua này. Để tố cáo vạch trần bộ mặt xấu xa và thực chất của chuyến đi này của tên vua Khải Định thì Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên hàng loạt các câu hỏi lấp lửng mang tính chất giễu cợt: “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không ?. Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé ?”.

Không chỉ tố cáo vạch trần bộ mặt xấu xa của tên vua Khải Định mà Người còn tố cáo thực dân Pháp. Những người luôn tự nhận mình là văn minh và bảo hộ khai hóa nền văn minh cho nước ta. Thực chất của chúng là cướp nước ta, biến nước ta thành nô lệ. Chính sách và chế độ của họ chính là tội ác họ gây ra với dân tộc ta.

Trước hết điều đó thể hiện rõ nhất là đôi nam nữ kia. Họ đi cười vua Khải Định nhưng thật ta cũng đang cười chính bản thân mình. Bởi vì họ là người “khai hóa” văn minh nhưng lại là người đầu tiên kì thị chủng tộc. Họ chê người da vàng mặt bủng như quả chanh.

Tiếp đến là tác giả tố cáo chính sách tàn ác của thực dân Pháp. Chẳng biết khai hóa văn minh kiểu gì mà lại dùng thuốc phiện và rượu để làm suy nhược giống nòi của ta. Thế chẳng khác nào giết người cả mà lại đi tung tin với thế giới rằng khai hóa văn minh. Nhưng việc làm của chúng đi ngược lại với những điều chúng nói.

Mặt khác nhà văn còn tố cáo chế độ mật thám của thực dân Pháp. Đến chính phủ Pháp cũng nhầm lẫn cho nên chúng lệnh cho mật thám theo dõi tất cả những người có da vàng. Đó quả là một điều ngu dốt. Chúng đón tiếp những người da vàng như thượng khách một cách nhiệt tình và hết sức tận tụy. Ngay cả nhân vật tôi cũng được đón tiếp theo cách ấy. Nếu họ mà không thấy “tôi” đâu thì lại cuống cuồng hết cả lên.

Tóm lại qua truyện ngắn vi hành Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt xấu xa của tên vua Khải Định. Bằng hàng loạt những câu từ châm biến, lời nói mỉa mai, đặc biệt là tình huống nhầm lẫn đã gây hiệu ứng mạnh trong việc tố cáo bộ mặt tên vua nô lệ và chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Chúng đang cấu kết với nhau lừa gạt dư luận nhưng những người yêu nước như Hồ Chí Minh sẽ không bao giờ để cho chúng đạt được mục đích xấu xa ấy.

Danh mục: Văn họcTừ khóa:

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *