Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm

cảm nhận và phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm

Cảm nhận và phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn để thấy nỗi lòng, tâm trạng cũng như tâm tư thầm kín của người chinh phụ khi có chồng ra trận. Qua đó cũng thấy được những khổ đau và bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội đầy rối ren lúc bấy giờ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn cảm nhận và phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Mở bài: Người phụ nữ trong văn học trung đại xuất hiện trong các sáng tác luôn phải chịu nhiều bất công khổ đau. Đó là nàng Kiều với bi kịch tình duyên dang dở bởi sóng gió cuộc đời, là Hồ Xuân Hương gai góc nhưng không thể thoát khỏi bi kịch tình yêu không vẹn toàn bởi kiếp chồng chung. Cũng nói về bi kịch số phận người phụ nữ, Đặng Trần Côn lại hướng ngòi bút của mình về người chinh phụ với bi kịch tình duyên dang dở bởi loạn lạc chiến tranh. Những chiến trận không chỉ có máu và sự hy sinh của người ra trận mà còn có nước mắt của người ở lại… Tâm trạng ấy được thể hiện rõ nét trong tác phẩm Chinh phụ ngâm, đặc biệt trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả và trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Để cảm nhận rõ nét cũng như phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, hay giá trị nội dung và nghệ thuật của trích đoạn này, người đọc trước hết cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Đôi nét tác giả Đặng Trần Côn cùng bản dịch

Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh năm mất, người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Bản thân là người hiếu học và tài hoa nhưng tính tình phóng túng không muốn ràng buộc vào chuyện thi cử. Tác phẩm tiêu biểu của Đặng Trần Côn là Chinh phụ ngâm khúc. Bản dịch Chinh phụ ngâm đang lưu hành hiện tại, có hai luồng ý kiến khác nhau.

Có một số học giả cho rằng bản dịch này thuộc về Phan Huy Ích. Phan Huy Ích (1750 – 1822), quê làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, Nghệ An (Nay là Hà Tĩnh). Ông đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi. Tác phẩm tiêu biểu của Phan Huy Ích gồm hai tác phẩm “Dụ Am văn tập”, “Dụ Am ngâm lục”.

Một số học giả khác lại cho rằng dịch giả của bản dịch này là Đoàn Thị Điểm. Đoàn Thị Điểm (1705-1748), quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (Nay là tỉnh Hưng Yên). Bà xuất thân trong một gia đình nhà Nho và nổi danh là người tài sắc, thông minh. Tác phẩm tiêu biểu của Đoàn Thị Điểm phải kể đến Truyền kì tân phả. Tuy nhiên, dù chưa xác định rõ dịch giả nhưng bản dịch hiện tại vẫn là bản dịch thành công nhất, ghi dấu ấn sâu đậm trên văn đàn.

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Chinh phụ ngâm được viết vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII. Đó là thời gian triều đình phong kiến suy sụp dần, nhiều phong trào khởi nghĩa nông dân diễn ra. Trước tình cảnh đó, triều đình phải tuyển mộ binh lính để cất quân đánh dẹp. Tình cảnh ấy đã gây ra bao đau thương mất mát. Có gia đình thì người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, có gia đình thì chịu cảnh ly tán, mẹ mất con, vợ mất chồng. Cảm khái trước tình cảnh đó, Đặng Trần Côn đã sáng tác Chinh phụ ngâm.

Nguyên tác viết bằng chữ Hán theo thể ngâm khúc, thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau). Còn bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc, thể song thất lục bát. Tác phẩm thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu hạnh phúc đôi lứa của người phụ nữ, lên tiếng oán ghét chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến suy tàn.

cảm nhận và phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm

Sự chờ đợi mỏi mòn và tuyệt vọng của người chinh phụ

Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy sau khi tiễn chồng ra trận thì người phụ nữ ấy bắt đầu chìm dần vào trong nỗi nhớ, nỗi cô đơn.

Đọc Thêm  Đơn vị in card visit đẹp, chất lượng, giá tốt

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”

Chỉ bốn câu thơ ngắn nhưng đã diễn tả một chuỗi hành động lặp đi lặp lại. Người chinh phụ hết đi dạo thầm lặng ngoài hiên rồi nàng lại ngồi cạnh cửa sổ, vô thức kéo rèm lên xuống. Mọi hoạt động trở nên máy móc, đều đặn lặp lại, gợi cảm giác tẻ nhạt. Không gian lúc này cũng đìu hiu như tâm trạng người chinh phụ.

Từng bước, từng bước chân của nàng như đang lê lết qua ngày qua tháng. Và theo bước chân người chinh phụ không gian cũng được mở ra. Đó chính là không gian “hiên vắng”, mọi thứ đìu hiu. Mái hiên đã vắng bóng người, người thưa dần nhưng điều quan trọng là không có bóng người mà nàng hằng mong nhớ…

Chồng nàng không thể cùng đi dạo dưới mái hiên, không thể bên cạnh nàng trò chuyện. Bởi lẽ, chồng nàng còn đang ở nơi biên ải xa xôi, liệu biết có ngày trở về?. Từng bước chân của nàng dường như chính nàng cũng đang nhẩm đếm ngày tháng đã qua, nhẩm đếm tháng ngày đã xa chồng. Người chinh phụ giờ đây đang chìm ngập trong nỗi cô đơn, sự đợi chờ mòn mỏi… Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, người đọc không khỏi cảm thương với tâm trạng của nàng.

Nàng chờ chim thước đến báo tin vui. Tin vui đối với nàng chỉ duy nhất là tin tức của người chinh phụ mà thôi. Nàng trông chờ tiếng chim thước sẽ báo tin chồng nàng trở về, hay chỉ cần là báo tin chàng vẫn đang bình an nơi chiến trận. Với nàng, như vậy là đủ rồi. Thế nhưng, chim thước nào có đến. Không một ai hồi đáp cho nỗi niềm của nàng. Chờ đợi, hy vọng để rồi lại càng thêm tuyệt vọng.

Nhưng dù bí hy vọng mỏng manh nhưng nàng không thể không chờ đợi tin chàng. Lúc này không gian không còn là hiên vắng mà dần hẹp hơn. Đó là không gian trong phòng. Sự thu hẹp không gian cũng góp phần diễn tả tâm trạng người chinh phụ, tràn ngập sự cô đơn bế tắc không sao thoát ra được. Thời gian cũng đã có sự thay đổi. Màn đêm buông dần xuống qua sự xuất hiện của ngọn đèn. Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta cũng thấy những cung bậc xúc cảm cùng nỗi cô đơn buồn tủi đến cùng cực.

Với nàng, ngọn đèn không chỉ thắp sáng căn phòng mà ngọn đèn còn là vật duy nhất có thể soi tỏ nỗi lòng nàng lúc này. Câu hỏi tu từ vang lên đau xót. “Dường” thể hiện sự không chắc chắn. Nàng giãi bày nỗi lòng mình với ngọn đèn kia nhưng liệu ngọn đèn có hiểu thấu. Câu thơ vì thế mà nén chứa giọng điệu ai oán và tâm trạng khát khao được giải bày  → thất vọng vì không ai hiểu được lòng mình.

Các hình ảnh được tổ chức trong thế đối xứng vừa tương phản vừa tưởng đồn. Đó là không gian tương phản giữa bên trong và bên ngoài. Nhưng không gian dù chật hẹp tù túng – bên trong hay rộng lớn – bên ngoài đều chất chứa nỗi buồn đều trống trải và vắng lặng. Hình ảnh ngọn đèn gắn với bóng người. Đó chính là chủ thể trữ tình – người chinh phụ, tự phân thân để tìm một đối thể hiểu, đồng cảm, chia sẻ.

“Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Lối điệp vòng “có đèn biết chăng?” – “đèn có biết” càng cho thấy rõ hơn người chinh phụ đang đối thoại nhưng thực chất là độc thoại. Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy câu thơ vang lên như lời tự than thở, hờn trách, thương xót cho chính mình. Bởi lẽ, dù đèn có lắng nghe nhưng cũng không thể thấu hiểu, đèn có chứng kiến sự cô quạnh của nàng nhưng không thể sẻ chia. Để rồi sau tất cả chỉ còn một mình nàng mà thôi.

Chỉ có nàng mới thấu hiểu rõ nỗi lòng mình. Khát khao đồng cảm nơi ngọn đèn vô tri vô giác ấy để rồi cuối cùng nàng nhận ra mình thật cô đơn. Nàng không còn tìm đối tượng để sẻ chia. “Nói chẳng nên lời” bởi lẽ nỗi buồn của nàng quá da diết không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hay bởi có nói mà chi cũng chẳng có ai trong giây phút này có thể thật sự thấu hiểu, đồng cảm cho nàng.

Hoa đèn cho thấy đêm đã tàn dần mà người chinh phụ vẫn ngồi đấy. Nàng đã thao thức suốt đêm dài, không sao chợp mắt. Hoa đèn tàn dần cũng như người chinh phụ đang khô héo dần. Tuổi xuân trôi qua người chinh phụ cũng ngày càng tiều tụy trước bước đi của thời gian. Thời gian trôi như thế nhưng chồng nàng vẫn chưa trở về, không một lời hồi âm…

“Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”

Thời gian được lặp lại đều đặn, đơn điệu trong vòng tròn của sự nhớ nhung đợi chờ từ đêm gà gáy đến ngày bóng hòe. Khi cảm nhận và phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thây dịch giả đã dùng rất thành công từ láy “eo óc” và “phất phơ”.  “Eo óc” là từ láy tượng thanh gợi tả âm thanh buồn bã, gợi cảm giác vắng vẻ, tịch mịch. Còn “Phất phơ”là từ láy tượng hình gợi tả hình ảnh thưa thớt gợi cảm giác cô đơn, trống trải. Hai từ láy không chỉ gợi tả được không gian mà còn gợi tả được tâm trạng, hoàn cảnh của người chinh phụ.

Một đêm dài năm canh, người chinh phụ vì trông ngóng người chinh phu, thức trọn năm canh, nghe tiếng gà gáy mà sợ hãi, buồn rầu. Cái âm thanh “eo óc” ấy thưa thớt, ghê rợn, tang tóc, khó chịu, từng tiếng từng tiếng vang lên khô khốc đối lập với sự tĩnh lặng, trầm lắng trong tâm nàng.

Đọc Thêm  7s là gì? Các nhân tố quan trọng và Ứng dụng của mô hình 7s hiện nay

Tiếng gà gáy trong đêm gợi ra khoảng không mênh mông, hiu quạnh, khiến người phụ nữ cô đơn, lẻ loi trở nên nhỏ bé, đáng thương. Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy chính việc sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh đẩy tâm trạng người chinh phụ lên một nấc thang mới, khiến nó đau đớn hơn, cô độc hơn. Không chỉ có tiếng gà gáy khiến nàng trằn trọc, bóng “hòe phất phơ“ cũng khiến người chinh phụ suy tư, lo nghĩ.

Nếu cây hòe của Nguyễn Trãi trong “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương” gợi tả vẻ đẹp, căng tràn nhựa sống, gợi nên sự vui tươi của buổi chiều mùa hạ, thì bóng dáng cây hòe “phất phơ” của Đặng Trần Côn lại gợi lên vẻ buồn bã, u sầu của cây hòe đặt trong đêm khuya thanh vắng.

Trong không gian vắng lặng, thời gian đã đi qua màn đêm, người chinh phụ ôm nỗi nhung nhớ, thấm thía về bi kịch đời mình. Cảnh đó nhưng người xưa giờ nơi đâu lựa có thể quay về bên nhau như ngày xưa. Có thiên nhiên, có âm thanh nhưng bức tranh ấy không tươi vui mà đầy những màu sắc mơ hồ, u ám như chính tương lai của nàng. Nỗi buồn của nàng đã thấm vào cảnh vật hay chính cảnh vật khơi gợi những nỗi buồn thương:

“Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”

Vắng chồng, cuộc sống của người chinh phụ thật tẻ nhạt, buồn chán và nặng nề với những thương nhớ đong đầy từng khắc, cô đơn bủa vây từng giờ. Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy từ láy “đằng đẵng” gợi thời gian kéo dài lê thê vô thủy vô chung. Còn “dằng dặc” thì gợi không gian mênh mông vô cùng tận. Không gian và thời gian không còn mang tính cố định của không thời gian vật lý mà mở ra theo chiều kích của nỗi nhớ. Đó là không gian thời gian tâm trạng của người chinh phụ.

Với nghệ thuật so sánh kết hợp với việc vận dụng từ láy, từng cặp đối tượng hiện lên “khắc giờ” với “niên”, “mối sầu” với “miền biển xa”. Những ngày tháng này, thời gian trôi đi thật chậm chạp, như muốn gặm nhấm chuỗi ngày sầu bi của nàng. Ta cũng thấy khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thì một ngày không còn được đo bằng vài canh, mấy khắc, mà được tính đếm bằng cả năm dài “đằng đẵng”.

Trong những ngày tháng khó khăn này, người chinh phụ ngẫm về cuộc hôn nhân dang dở, về cuộc đời không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, khiến nàng đã sầu lại càng sầu thêm. Nỗi buồn của người chinh phụ càng triền miên, không có hồi kết. Trong quá trình phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, người đọc cũng nhận thấy tác giả đã so sánh tâm tư của nàng với hình ảnh ước lệ “miền biển xa”, những lo lắng, buồn thương, đau xót của người chinh phụ vượt ra ngoài giới hạn về không gian và thời gian.

Xem chi tiết >>> Cảm nhận 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 

Hành động của người chinh phụ để quên đi nỗi nhớ

Thời gian chậm chạp trôi đi. Thời gian vô tình nào có hay lòng nàng đang đau như ai mài ai cắt. Người chinh phụ đã tìm đến hương, gương soi, sắt cầm để gắng gượng thoát khỏi nỗi cô đơn.

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.”

Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy điệp từ “gượng” được lặp lại ba lần nhấn mạnh sự miễn cưỡng, chán chường. Gượng đốt hương nhưng lại càng chìm đắm trong nỗi sầu tủi miên man. Gượng soi gương để rồi nước mắt tuôn chảy làm hình trong gương bị nhòe mờ đi bởi dường như nàng đã nhìn thấu được sự trôi chảy của thời gian – tuổi xuân qua đi, con người cũng trở nên tàn tạ hơn.

Nhìn thấy tương lai ngẫm lại quá khứ để rồi đau xót cho hiện tại. Uyên loan vốn gần nhau nhưng trong dòng thơ này lại chia cắt nhau như chính hoàn cảnh ly biệt của nàng hiện tại. Sắt cầm, dây uyên, phím loan là hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, cho tình cảm vợ chồng đầm ấm. Nhưng giờ đây “dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng” cho thấy được sự lo lắng của người chinh phụ.

“Đứt”, “chùng” gợi ra những dự cảm không may về tương lai. Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy ba câu thơ đã diễn tả cảnh ngộ đáng thương của người chinh phụ: không có điều gì có thể bù đắp sự thiếu thốn về mặt tinh thần của nàng.  Càng cố gắng để quên đi, để nguôi ngoai nỗi cô đơn, lấp đầy khoảng trống trong lòng thì lại càng bất lực, bế tắc.

Tâm trạng của người chinh phụ ký gửi cùng gió đông

Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta nhận ra không gian không còn trong phòng kín cũng không còn là hiên vắng mà không gian đã được mở rộng theo chiều dài của ngọn gió đông…

“Lòng này gửi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gửi tới non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”

Lòng này chính là những khát khao hạnh phúc, là nỗi nhớ của tình yêu. Nghìn vàng cũng là những gì quý giá nhất, đẹp đẽ nhất của cõi lòng nàng – đó chính là tình yêu mà nàng dành cho chồng. Nàng mong ngọn gió đông ấm áp ấy có thể thay nàng gửi lời nhắn nhủ đến người chồng nơi phương xa. Non Yên chính là nơi chiến trận, biên ải xa xôi. Đây là một không gian tưởng chừng như cụ thể với địa danh Non Yên nhưng thực chất đây lại không gian mù mịt, không xác định.

Đọc Thêm  C walk là gì? Các bước học và những lưu ý khi học C walk

Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta cũng nhận thấy với hình ảnh trời “thăm thẳm”, “xa vời”, không gian rộng lớn như được đẩy ra thêm. Không gian rộng lớn ấy chính là khoảng cách chia li giữa người chinh phu và chinh phụ hay đó cũng chính là độ dài của nỗi nhớ thương. Nỗi nhớ đã được cụ thể hóa. Chính nàng đã trực tiếp thừa nhận “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”. Từ láy “thăm thẳm” kết hợp với nghệ thuật so sánh “đường lên bằng trời” khiến cho nỗi nhớ thương triền miên dai dẳng trong thời gian được cụ thể hóa bằng độ sâu vời vợi của không gian.

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

Cao xanh kia dù có thể nhìn thấy mọi chuyện nhưng không thể hiểu được nỗi niềm cô đơn cũng như sự chờ đợi mỏi mòn của nàng. Từ láy “đau đáu” gợi nỗi nhớ nhung da diết, trong nỗi nhớ có cả nỗi lo, nỗi day dứt khôn nguôi. Bên cạnh đó, khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta cũng thấy thể thơ song thất lục bát với âm điệu triền miên và lối điệp liên hoàn đã diễn tả được nỗi nhớ ngày một tăng của người chinh phụ. Nỗi nhớ tràn ngập khắp cả bài thơ, nối tiếp nhau như những đợt sóng không sao dứt được.

Nỗi nhớ ấy còn bao trùm lên cảnh vật

“Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

“Thiết tha” gợi nỗi lòng nàng đớn đau như ai mài ai cắt. Nghệ thuật tiểu đối cho thấy cảnh vật hiện lên hắt hiu buồn bã. Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh, không gian và lòng người đều tràn ngập nỗi buồn thương. Nỗi buồn của lòng người thấm đẫm vào không gian hay chính không gian lay động nỗi buồn trong lòng người?. Với nghệ thuật miêu tả nội tâm trực tiếp, tâm trạng người chinh phụ được khắc họa không chỉ là nỗi nhớ thương thường trực mà đã trở thành nỗi đau nhói day dứt.

Nhận xét khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta thấy đoạn trích có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ Hán Việt trang trọng và ngôn ngữ thuần Việt bình dị nhưng giàu sức gợi. Với thể thơ dân tộc – song thất lục bát, câu thơ vang lên những thanh âm quen thuộc của câu nói dân gian.

Bởi lẽ đó, tác phẩm đã diễn tả thành công tâm trạng chờ đợi mỏi mòn của người chinh phụ vừa hy vọng lại vừa tuyệt vọng. Người chinh phụ ấy bị bủa vây bởi nỗi nhớ nhung sầu tủi. Nhưng khi phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, ta vẫn thấy trong đó hiện lên những khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc sum họp. Tác phẩm không chỉ gợi nỗi niềm của người chinh phụ mà còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã đẩy con người vào bi kịch cuộc đời, khiến tình duyên dang dở…

Kết bài: Mỗi lời thơ đều thấm đẫm nỗi niềm của người chinh phụ. Lời thơ vang lên như một tiếng thở dài của nàng cùng đất trời. Đó là lời thở than của một người phụ đang độ xuân thì nhưng ngày càng úa tàn trong sự chờ đợi mỏi mòn vô vọng, trong sự cô đơn bủa vây. Nỗi niềm ấy đã lay động trái tim của biết bao độc giả, gợi một sự thông cảm sâu sắc. Điều đó khiến cho tác phẩm tuy cách ta hàng thế kỷ nhưng đến hôm nay vẫn còn vẹn nguyên những giá trị và ý nghĩa.

Dàn ý phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Mở bài phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

  • Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn cùng 2 dịch giả: tên tuổi, con người cùng với sự nghiệp văn chương
  • Giới thiệu tác phẩm Chinh phụ ngâm và đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
  • Hình ảnh về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, liên hệ đến một số nhân vật điển hình khác.

Thân bài phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

  • Người chinh phụ trong sự đợi chờ mỏi mòn và tuyệt vọng.
  • Những hành động của người chinh phụ để quên đi nỗi nhớ.
  • Tâm trạng của người chinh phụ ký gửi cùng gió đông.

Kết bài phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

  • Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
  • Liên hệ đến số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa như Vũ Nương, nàng Kiều, Hồ Xuân Hương… => Lên án và phê phán chiến tranh phi nghĩa tước đi hạnh phúc của những người phụ nữ.

Với tấm lòng nhân đạo của mình, nhà thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiêu biểu cho bi kịch về hạnh phúc lứa đôi. Những người phụ nữ ấy chính là hiện thân của cái đẹp với một tấm lòng chung thủy sắt son. Hy vọng bài viết về chủ đề phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Phân tích Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du – Ngữ Văn lớp 10

Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Xem thêm >>> Cảm nhận Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – TOP 1 bài viết HAY NHẤT

Xem thêm >>> Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm 

Từ khóa: phan tich tinh canh le loi cua nguoi chinh phu; phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; bài văn mẫu phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ điểm 10; nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu giữa; văn bản cảm nhận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; tâm trạng của người chinh phụ trong bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; thuyết minh tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10; giá trị nhân đạo của tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm lớp 10

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *