Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

phân tích nhân vật viên quản ngục và hình ảnh minh họa Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để cảm nhận được vẻ đẹp thiện lương và cốt cách cao đẹp vốn có. Bên cạnh đó còn là thái độ trân quý và yêu mến mà nhà văn đã dành cho nhân vật đặc biệt này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn cảm nhận và phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Mở bài: Nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta thường nhớ đến một con người tài hoa uyên bác. Và Nguyễn Tuân cũng đem sự tài hoa pha chút ngông nghênh rất riêng ấy của mình vào trong từng nhân vật. Tiếp cận các truyện ngắn của ông, người đọc không thể không ấn tượng về những con người có khí phách kiên cường được nhìn nhận ở góc độ tài hoa nghệ sĩ. Bên cạnh những nhân vật như thế, trong sáng tác của Nguyễn Tuân vẫn xuất hiện những nhân vật tuy thoáng qua không phải nhân vật trung tâm của thiên truyện nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc. Mà nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù là một trong số những nhân vật như thế.

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù

Trước khi cảm nhận và phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù, người đọc cần nắm được một số nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910, mất ngày 28/7/1987 là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nhà khi nền Hán học đã tàn. Cuộc đời Nguyễn Tuân cũng trải qua không ít thăng trầm. Năm 1929, khi đang học đến cuối bậc trung học cơ sở thì ông không được phép học nữa vì đã tham gia vào một cuộc bãi khóa phản đối giáo viên người Pháp đã nói xấu người Việt. Sau đó ít lâu, ông lại vào tù vì đã qua biên giới không có giấy phép. Sau khi ra tù, ông bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ.

Ngay từ cuộc đời Nguyễn Tuân, ta đã thấy một sự xê dịch không ngừng và chủ nghĩa xê dịch ấy cũng đã được chuyển hóa vào văn chương. Nguyễn Tuân là một con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực văn chương, nhưng Nguyễn Tuân lại có kiến thức uyên bác đa ngành cả về hội họa, kiến trúc, điện ảnh, điêu khắc,…

Nguyễn Tuân đã vận dụng con mắt đa ngành ấy vào văn học để có cái nhìn đầy khám phá đối với sự vật, sự việc. Nhà văn sáng tác vào năm 1930 nhưng đến năm 1938 ông mới để lại dấu ấn rõ nét trên văn đàn với những tác phẩm như Vang bóng một thời (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941),..

Sau cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân vẫn tiếp tục sáng tác để lại dấu ấn với những tác phẩm như bút ký Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972),… Trước cách mạng tháng tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân đều hướng đến sự tài hoa uyên bác. Mọi sự vật hiện tượng đều được nhìn nhận trong góc độ văn hóa thẩm mỹ. Ông tìm về vẻ đẹp của quá khứ còn sót lại được ông gọi là “Vang bóng một thời”. Vì vậy, trong tác phẩm của ông ta vừa bắt gặp một chút gì ngông cuồng vừa bắt gặp sự uyên bác đĩnh đạc hiếm có.

Đọc Thêm  Định nghĩa cấp số nhân, cấp số nhân lùi vô hạn và Các dạng bài tập

Với tập truyện Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã phục dựng lại một thế giới cổ xưa nhưng phần nào trong đó ta vẫn thấy bóng dáng của xã hội Việt Nam trong thời khắc giao thoa. Ông hướng đến những con người mà ông xem là nghệ sĩ có thể là nhà nho với nghệ thuật viết thư pháp, là người uống trà, hay thậm chí là cả một đao phủ.

Đôi nét về tác phẩm Chữ người tử tù

Trong 12 truyện ngắn của tập truyện Vang bóng một thời, Chữ người tử tù có thể được xem là một viên ngọc quý được Nguyễn Tuân gọt giũa từ ngôn từ cho đến nhân vật. Phân tích nhân vật viên quản ngục, ta thấy đây là nhân vật trung tâm của thiên truyện, nhưng qua nhân vật này, Nguyễn Tuân cũng đã ký gửi nhiều điều đến bạn đọc.

Khi phân tích nhân vật viên quản ngục, ta thấy theo suốt thiên truyện này, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với ý nghĩa nhất định. Đây được xem là một hình tượng đặc sắc và độc đáo, đồng thời cũng thể hiện phong cách của nhà văn: lãng mạn mà vẫn hiện thực, là tiếng nói của thiên lương, của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”.

phân tích nhân vật viên quản ngục và hình ảnh minh họa Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Hoàn cảnh của người quản ngục

Khi phân tích nhân vật viên quản ngục, ta thấy xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, nhân vật viên quản ngục đã mang đến cho người đọc những ấn tượng đặc biệt. Ở phần đầu thiên truyện, quản ngục đã nói về người tử tù Huấn Cao bằng những lời trầm trồ thán phục chân thành. Đó không phải là điều đặc biệt khi ngợi ca ai đó. Điều đặc biệt ở đây người ngợi ca là một viên quản ngục.

Đảm nhận chức quản ngục, ông phải sống và làm việc ở nơi gông xiềng, hàng ngày phải đối mặt với tội nhân và tội ác. Giữa cái nơi “Người ta sống với nhau bằng lừa lọc, bằng tàn nhẫn”, con người dễ rơi vào sự xấu xa hung bạo. Chốn ngục tù tăm tối cũng rất dễ nuốt lấy thiên lương trong sáng của con người vào bóng tối của nó. Phân tích nhân vật viên quản ngục, người đọc nhận ra cái nghề quản ngục vốn bị xem thường nhưng viên quản ngục lại nhận được những lời miêu tả đầy trân trọng, tốt đẹp của Nguyễn Tuân.

Nếu xem cuộc đời là một dòng thác dữ xô đẩy thì viên quản ngục khi chìm đắm trong những suy tư sâu lắng về Huấn Cao lại mang một vẻ mặt của “ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Viên quản ngục  không mang vẻ mặt độc dữ, hung bạo của những tên cai ngục thường thấy mà là “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu, những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự bây giờ đã biến mất hẳn”.

Phân tích nhân vật viên quản ngục qua ngoại hình, ta thấy nhân vật này gợi lên một cảm giác nhẹ nhàng, điềm đạm hiếm có của người làm công việc cai ngục. Từ đó phần nào, người đọc cảm thấy rằng có một sự bất nhất giữa công việc và con người.

Viên quản ngục là người biết say mê, kính trọng cái đẹp

Xã hội đương thời nhiễu loạn như “một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” thì viên quản ngục với “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người” thì ông lại là một “thanh âm trong trẻo” chen vào giữa bản nhạc ấy. Viên quản ngục có một sở thích cao quý say mê cái đẹp và sự tài hoa của con người, đặc biệt là chữ thi pháp.

Không biết tự bao giờ ông đã ao ước có được chữ viết của Huấn Cao – con người tài hoa “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”, “Quản ngục mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ ông viết, ông viết cho …cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã can lại kia. Thế là y mãn nguyện”.

Để tạo ra thư pháp cần có một tài năng siêu phàm nhưng để yêu và để hiểu giá trị nghệ thuật của bức tranh thiên pháp lại cần một tấm lòng tri kỷ. Điều đáng nói là sở nguyện cao đẹp này lại có ở một con người phải ngày ngày chung sống với cái xấu cái ác với những con người sa vào đáy sâu tội lỗi không lối thoát. Khi phân tích nhân vật viên quản ngục, ta thấy dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sở thích ấy được đẩy lên một mức cao hơn không chỉ dừng ở sự yêu thích mà trong đó còn có cả ngưỡng mộ, tôn thờ.

Viên quản ngục chính là tri kỷ mà bất cứ người nghệ sĩ nào khát khao gặp được. Nên khi nghe tin sắp đón nhận tên tử tù Huấn Cao, ông vừa mừng vừa lo. Ông mừng vì cuối cùng đã được gặp người nghệ sĩ bất lâu mình hằng ngưỡng mộ. Ông lo bởi lẽ không biết mình nên và mình có thể làm được gì cho Huấn Cao.

Đọc Thêm  Phân tích bài Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng

Phân tích nhân vật viên quản ngục, người đọc nhận ra vì tình yêu với cái đẹp, con người có nhiệm vụ canh giữ tù nhân này lại bất chấp cả pháp luật để biệt nhỡn riêng cho ông Huấn Cao, ông sẵn sàng lấy tính mạng của mình ra để đổi lấy cái đẹp mà ông tôn thờ. Trước ngày mà ông đón nhận người tù, ông đã có ý định biệt nhỡn riêng cho Huấn Cao nên đã thăm dò ý của thầy thơ lại “ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”.

Tuy vẫn chưa biết tâm ý của thầy thơ lại nhưng viên quản ngục không giấu nổi niềm vui sướng lộ rõ trong ánh mắt cũng như thái độ khác thường của mình khi gặp Huấn Cao “Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành. Lòng kiêng nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi”.

Sự ngưỡng mộ ấy không thể thay đổi cũng không thể giấu giếm. Ông không những không dùng bất cứ hình phạt nào đối với tên tử tù mà ngược lại ông ngày càng tỏ rõ thái độ biệt nhỡn đối với Huấn Cao. Dâng đồ nhắm, rượu thịt và còn đích thân đến gặp Huấn Cao. Phân tích nhân vật viên quản ngục sẽ thấy ngay cả khi đích thân đi gặp Huấn Cao, ông không dùng uy quyền để ép buộc Huấn Cao viết chữ cho mình cũng không trình bày ngay cái sở nguyện ấy bởi ông mặc cảm tự ti về thân phận hiện tại của mình so với Huấn Cao, mà ông chỉ đến hỏi “ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”.

Mặc dù bị Huấn Cao nói những lời có vẻ ra lệnh và “khinh bạc đến điều” nhưng ông vẫn không chấp nhặt mà vẫn hết sức cung kính lễ phép lui ra “xin lĩnh ý”. Sau đó ông không lợi dụng cơ hội để trả thù cũng không ngừng việc tiếp đãi đặc biệt mà còn đối xử tốt hơn “từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước”.

Và viên quản ngục quả thật đã tôn trọng ý kiến của Huấn Cao “không để chân vào buồng giam ông Huấn nữa”, đặc biệt cả năm đồng chí của Huấn Cao “cũng đều được biệt đãi như thế cả”. Phân tích nhân vật viên quản ngục, ta thấy khi xuất hiện trước Huấn Cao, viên quản ngục luôn khúm núm, khép nép. Thế nhưng đó không phải là biểu hiện của sự sợ sệt mà đó là biểu hiện của sự tôn kính trước cái đẹp cái tài.

Viên quản ngục là người có thiên lương trong sáng

Viên quản ngục luôn day dứt vì nghề nghiệp hiện tại của mình “Có lẽ lão bát này là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng giống như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”. Thiên lương trong sáng ấy cũng đã thể hiện rõ trong cách biệt nhỡn liên tài. Dù đó là một điều vô cùng nguy hiểm có thể phải trả giá bằng tính mạng. Phân tích nhân vật viên quản ngục để thấy những suy nghĩ trở trăn của nhân vật này.

Viên quan coi ngục đã nhẫn nhịn vì ông hiểu Huấn Cao và cũng hiểu cho công việc hiện tại của mình đang bị trong mối quan hệ người thi hành pháp luật – tội nhân tử hình. Thế là, ông giấu đi nỗi niềm riêng cái sở nguyện bấy lâu nay của mình những mong có một ngày Huấn Cao đổi ý. Nhưng cuối cùng ông cũng không đợi được, công văn tử hình Huấn Cao đã đến thời gian đang cạn kiệt dần mà ông vẫn chưa thể mở lời.

Phân tích nhân vật viên quản ngục để thấy nhân vật đã làm một điều hết sức mạo hiểm đó là đi giãi bày nỗi lòng của mình với thầy thơ lại nhờ truyền đạt hộ cho Huấn Cao. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. Trong không gian tối tăm chật hẹp của buồng giam, cũng như trong thời khắc cuối cùng của đời người, nghệ thuật đã được sản sinh trong ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết.

Huấn Cao và viên quản ngục trong giây phút ấy không còn được đặt trong mối quan hệ xã hội mà được đặt trong mối quan hệ tri âm tri kỷ. Bởi xét ở bình diện xã hội, họ là hai đối cực một bên là viên quan coi ngục tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến, một bên là Huấn Cao một tên tử tù, mối quan hệ ấy không sao có thể dung hòa. Nhưng xét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm những tâm hồn đồng điệu, một bên là Huấn Cao người nghệ sĩ tài hoa sáng tạo ra nghệ thuật, một bên là viên quan coi ngục người biết thưởng thức vẻ đẹp của người nghệ sĩ, đó chính là “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”, như Bá Nha, Tử Kỳ.

Đọc Thêm  Bình giảng bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm | Aiti-aptech.edu.vn

Vì lẽ đó mà trong khung cảnh ấy, Huấn Cao người tử cổ đeo gông chân tay mang xiềng xích lại hiện lên với sự tự do tung hoành nhất trong từng nét chữ. Phân tích nhân vật viên quản ngục, người đọc thấy trong giờ phút này “vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phím lụa óng”. Những nét chữ vuông tươi tắn cứ thế lần lượt xuất hiện trên tấm lụa trắng càng ánh lên trong ánh lửa của bó đuốc tỏa ra.

Tất cả – nghệ thuật và thiên lương đã soi sáng  chốn buồng giam chật hẹp, tù túng, tối tăm, bẩn thỉu. Tất cả cùng run rẩy hòa trong niềm rưng rưng xúc động trước khung cảnh người nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật cái đẹp trong sự thăng hoa cảm xúc trước thời khắc sinh tử sắp đến. Khi phân tích nhân vật viên quản ngục, có thể thấy cuộc hội ngộ giữa ba con người giữa ba tấm lòng trong sáng với cuộc đời đã cho thấy sức mạnh của cái đẹp.

Không chỉ tạo ra nét chữ để treo trong nhà mà qua đó Huấn Cao còn gửi gắm biết bao điều nơi viên quản ngục “Thầy nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữa thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Chính Huấn Cao cũng đã nhận ra sự trong sáng của viên quan coi ngục và không muốn viên quản ngục đánh mất thiên lương ấy. Phân tích nhân vật viên quản ngục, ta thấy xúc động trước lời khuyên của Huấn Cao, nhân vật này đã “vái người tù một vái” và nói “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Bấy nhiêu đó thôi ta cũng đủ thấy được tấm lòng của viên quản ngục.

Nhận xét tác phẩm khi phân tích nhân vật viên quản ngục

Phân tích nhân vật viên quản ngục để thấy ở nhân vật này luôn tồn tại con người của bổn phận trách nhiệm và con người của nghệ thuật. Ở vai trò viên quan coi ngục, ông chính là đại diện cho chính quyền phong kiến, là người nắm quyền kiểm soát cao nhất ở đây. Nhưng ta còn bắt gặp một con người khác trong ông – con người nghệ sĩ. Đây mới đúng, mới thật là con người của viên quản ngục.

Phân tích nhân vật viên quản ngục, ta nhận ra vì cái đẹp ông có thể làm tất cả bất chấp mọi hiểm nguy và cái đẹp đã đưa đến sự giác ngộ cảnh tỉnh đầy xúc động ở cuối tác phẩm. Qua nhân vật viên quản ngục, Nguyễn tuân đã khẳng định bên trong mỗi con người, sâu thẳm trong mỗi con người chính là khát khao vươn tới chân thiện mĩ.

Cái đẹp không chỉ nằm ở vật chất hay những thứ nhìn thấy bằng mắt thường mà đó còn là vẻ đẹp của phẩm chất của trí tuệ. Nguyễn Tuân tin rằng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thiên lương ấy của con người sẽ mãi ngời sáng không bị khuất lấp chỉ cần con người sẵn sàng phục thiện mà thôi.

Kết bài: Viên quan coi ngục tuy không được đặc tả như chạm như khắc khiến người người ngưỡng mộ như Huấn Cao, nhưng ở viên quan coi ngục này có điều gì cứ khiến người đọc nhớ mãi. Đó chính là sự nghịch lý giữa công việc và sở thích, giữa hoàn cảnh sống và tâm hồn của viên quản ngục. Và đó còn là tấm lòng của ông đối với cái đẹp, sự tài hoa. Vì lẽ đó, viên quản ngục đã góp phần tạo nên dư âm cho tác phẩm cũng như sống mãi trong lòng người đọc bao thế hệ!

Dàn ý phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Mở bài phân tích nhân vật viên quản ngục

  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Chữ người tử tù.
  • Đi từ những nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân.
  • Nêu giá trị tác phẩm và đôi nét về nhân vật viên quản ngục.

Thân bài phân tích nhân vật viên quản ngục

  • Phân tích nhân vật viên quản ngục qua hoàn cảnh.
  • Viên quản ngục là người biết say mê, kính trọng cái đẹp.
  • Viên quản ngục là người có thiên lương trong sáng.

Kết bài phân tích nhân vật viên quản ngục

  • Nêu ý nghĩa của nhân vật viên quản ngục đối với tác phẩm.
  • Khẳng định giá trị của Chữ người tử tù, tài năng và tâm huyết của nhà văn Nguyễn Tuân.

Có thể thấy khi phân tích nhân vật viên quản ngục, người đọc nhận ra đây không chỉ là một hình tượng độc đáo mà còn là nhân vật hội đủ những đặc điểm chung nhất của tác phẩm Vang bóng một thời. Đồng thời truyện ngắn Chữ người tử tù cùng những nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện rõ nét quan niệm và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Hy vọng qua bài viết về chủ đề phân tích nhân vật viên quản ngục đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ

Xem thêm >>> Phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tử

Xem thêm >>> Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *