Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải

Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải

Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải – Bài làm 1

Trong những năm 60, khi miền Bắc nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chủ trương khuyến, khích nhân dân – nhất là tầng lớp thanh niên đi xây dựng vùng kinh tế mới. Cùng với các cây bút khác, Nguyễn Khải “khăn gói” đi xa nhập thực tế và viết. Nếu như Huy Cận phấn khởi cùng “Đoàn thuyền đánh cá”, Bùi Minh Quốc nô nức “Lên miền Tây”, thì Nguyễn Khải lại lặng lẽ quay về với những số phận nhân vật bé nhỏ trong cái ồn ào, biến chuyển của cuộc sống. Trong truyện ngắn “Mùa lạc” rút ra từ tập truyện cùng tên đã nói lên  tình cảm và tâm tư của tác giả đối với nhân vật của mình. Đọc tác phẩm ta sẽ thấy được số phận bất hạnh và khát khao hạnh phúc của nhân vặt Đào, hơn nữa ta còn thấy được cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Khải khi viết về người phụ nữ.

Có lẽ để hiểu sâu về Đào ta phải biết về hình dáng bên ngoài của cồ. Bởi đó cũng là một yếu tố để tạo nên số phận bất hạnh của Đào. Đào là một phụ nữ có những nét rất dễ nhận ra trong chân dung, ngoại hình và trong nét tâm lí, tính cách với cái thân người xồ xề của chị nở to ra hổn hển gò má cao nhọn hoắt, bướng bỉnh đầy tàn nhang, cặp chân ngắn, hai bàn tay có những ngón rất to, “hàm răng khểnh, nhiều lúc định mím lại nhưng không chặt”. Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh… Tất cả điều ấy nói lên chị là một con người “ít duyên dáng” về ngoại hình. Những chi tiết ấy báo trước một cuộc đời long đong, lận đận. Điều ấy, phải chăng là đúng. Trước kia, chị cũng như bao thiếu nữ khác, lẽ ra phải được sống cuộc sống đầm ấm và vui tươi cùng cha mẹ. Nhưng chị lại phải xa cái thời tươi đẹp ấy của mình. Nhà không có ruộng, chị phải bươn trải nhiều nghề để kiếm sống, nhưng cuộc đời vẫn không “phù hộ” cho. Thế rồi chị bước lên xe hoa khi cái tuổi vẫn đang nằm trong cái vô tư và năng động – 17 tuổi. Tưởng chừng như cuộc đời sẽ “mỉm cười” với mình, nhưng chị vẫn phải tiếp tục chịu đựng. Cờ bạc, rượu chè, nợ nần nhiều, sống với nhau chưa được bao lâu chồng chị bỏ đi vào Nam, khi trở về sống với nhau chưa được bao lâu thì chồng chị chết. Cách mấy tháng sau đứa con trai lên hai của chị cững bỏ chị chỉ vì bị lên sài. Từ đó, “gái không chồng như phản gỗ long đanh”, không con cái xuôi ngược “khi ra Hòn Gai, Cẩm Phả lấy muồng, khi ngược vào Lào Cai buôn gà vịt, mùa tu hú kêu sang đất Hà Nam buôn vải, tháng sáu lại về quê bẻ nhãn” với chiếc đòn gánh trên vai “tới đâu là nhà, ngã đâu là giường”. Cuộc đời của chị khác nào cuộc đời của một đấng nam nhi: cuộc đời dạn dày sương gió có pha chút phong trần. Lúc nào cũng “cái áo nâu vá vai, mùa đông một cái áo bông ngắn đã bạc”. Dấu ấn của những ngày tháng đã qua không chỉ phai dần trong tâm hồn chị mà nó còn làm cho hình dáng của chị tàn phai: “Mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng đã khô lại, đỏ đi như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm, soi gương thấy hai gò má cao càng cao, tàn hương nổi càng nhiều. Chính vì thế mà khiến chị đã trở thành một con người sống ghen tị với mọi người và mặc cảm với chính mình. Cuộc đời của chị là một môi trường sống không có niềm vui và hạnh phúc. Tưởng chừng như cuộc sông quá khứ của Đào sẽ làm tâm hồn chị chai sạn nhưng không, chị không phải là con người bằng lòng với những gì mình đã có, Đào vẫn giữ được đức tính của người lao động cần cù và chịu khó. Chị vẫn tin vào cuộc sống ngày mai, chị vẫn khát khao cuộc sống gia đình. Trong những “ngày ốm đau, nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng, nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ trước đây mình cũng có một gia đình, có một đứa con, sớm lo việc sớm, tối lo việc tối. Còn bây giờ…” Sức sống của nhân vật Đào thật mãnh liệt. Trong cái khổ cực, chị vẫn khát khao được có hạnh phúc, được sống như mọi người phụ nữ khác.

Lúc đầu, khi nói đến nông trường Điện Biên, chỉ để quên đi những ngày đau khổ của mình. Cái quá khứ đã cho chị bao nhiêu cái khổ cực của mình. Chị không cần biết những ngày tới sẽ ra sao, cuộc đời của chị như thế nào? Chị cũng chẳng cần biết, Chị sống bất cần đời. Nhưng cái bản tính cần cù và siêng năng đã giúp cho sức sống mãnh liệt của bản thân khiến chị không chịu buông xuôi. Chị làm việc như cái máy, làm việc để quên đi cuộc đời cũ, để hòa chung với mọi người ở nông trường Điện Biên. Chính nơi đây và con người ở đây đã làm thay đổi Đào, đã thức tỉnh cái khát vọng sống của Đào. Khát vọng về một tổ âm gia đình ngày càng lớn dần trong cô. Với cô, lúc nào cũng có sự “thèm muốn” một hạnh phúc, “thèm muốn” công việc… Khi đứng bên Huân cùng một bàn máy, khi đi làm, cùng buổi nhổ lạc ở một khoảnh, nhìn đôi cánh tay cuồn cuộn những thớ thịt cháy nắng đỏ rực của Huân bên cạnh, Đào lại thấy bừng bừng, chị thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc. Cuộc đời của chị chưa tất hẳn. Chị đã có một cái gì đó chưa rõ nét nhưng có vẻ đầm ấm hơn, tươi sáng hơn những ngày qua của mình, nó cứ lấp lánh, lập lòe phía trước. Phải chăng, đây là cuộc đời của chị? Đào thực sự được hồi sinh, cuộc sống của cô hình như có vui hơn, cô nhiệt tình cười đùa cùng với mọi người. Với bản tính chân thực nhiệt tình đó Đào đã thu hút đuợc mọi người. Cô đã được mọi người yêu quí. Chị không chỉ khát vọng cho mình mà còn khát vọng cho hạnh phúc của người khác. Vì thế mà cô luôn vun đắp cho hạnh phúc lứa đôi của Huân và Duệ.

Từ chỗ bị mọi người trêu đùa với Huân, Đào luôn tìm phản ứng để chống đỡ lại mọi lời trêu đùa: “Mỗi năm một tuổi, nó đuổi xuân đi” hay “Trâu quá sá, mạ quá thì, hồng nhan bỏ bị còn gì là xuân”. Đến chỗ có thái độ hồn nhiên, tin yêu, và muốn giãi bày tâm sự của mình đối với một người con trai – người bạn là một quá trình chuyển biến tâm lí trong tâm trạng Đào. Nó không giằng kéo, gay go vật vã như Chí Phèo, cũng không là tia lửa cứ chập chờn như Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài nhưng nó vô cùng mãnh liệt.

Đọc Thêm  Skin toner là gì? Nguồn gốc, Tác dụng và Cách sử dụng Skin toner

Cái khao khát một gia đình êm ấm của Đào ngày càng mãnh liệt khi cô nhận được bức thư ngỏ lời của Dịu. Đào không từ chối cũng không vội vàng đồng ý. Đọc xong lá thư chị như sống lại cái thời trẻ của mình: “Một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra, như mạch nước ngọt rỉ thấm vào thớ đất khô cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kì lạ dạt dào không thể kìm nén lại nổi; khiến người chị ngất ngây, muốn cười to lên một tiếng, nhưng trong mi mắt lại mọng đầy nước chỉ định trào ra”. Vậy là chị đã tìm được cái hạnh phúc lớn lao mà chị đã khát khao từ bao lâu nay. Chị như người con gái mới lớn đang nhận lá thư ngỏ lời đầu tiên. Nếu trước kia, gặp sự đùa nghịch, Đào tỏ ra chua cay, phản ứng một cách thâm nho kịch liệt, thì giờ đây, dưới con mắt của cô sự đùa nghịch của mọi người thật đáng yêu, cô sẵn sàng tha thứ cho họ vì họ đang chăm lo cho hạnh phúc của cô và xây dựng nông trường. Từ ngày ấy, chị không có gia đình, đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường, chị sống táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho bản thân. Và cũng từ đó, cũng từ ngày ấy, cái khát vọng có một gia đình hạnh phúc cũng bắt đầu bùng lên trong chị. Một ngọn lửa bị dập tắt từ lâu giờ đây đã có người nhóm, nó bùng lên mạnh mẽ.

Qua đoạn văn trên chúng ta không chi nhìn thấy cái bất hạnh và niềm khát khao trở về với mái ấm gia đình mà còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Đây chính là một trong hai nguồn cảm hứng truyền thông của văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo là bộc lộ tư tưởng, tình cảm yêu thương trân trọng, sự đồng cảm với nỗi đau con người và biểu hiện căm giận với thế lực chà đạp lên số phận con người. Hiểu theo ý tưởng đó, cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Khải trước hết là sự đồng cảm nỗi đau, hiểu rõ mong muốn của nhân vật Đào. Ông đã san sẻ những bất hạnh và theo dõi Đào từ đầu đến cuối câu chuyện.

Nếu Nam Cao hiểu và đồng cảm với nỗi đau mất quyền làm chủ của Chí Phèo, thì đến nhân vật Đào, Nguyễn Khải đã hoàn chỉnh bổn phận của một nhà văn chân chính mà thế hệ Nam Cao chưa làm được; đó là hướng nhân vật tự vượt ra khỏi nỗi đau, tìm đến sự sống. Vì vậy, cảm hứng nhân đạo của Nguyền Khải là cảm hứng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa.

Nói đến cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Khải khi viết về người phụ nữ, không thể bỏ qua thái độ của nhà văn đối với nhân vật. Đó là thái độ trân trọng những phẩm chất tốt đẹp vốn có ở nhân vật. Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Nguyền Khải cũng theo sát bên Đào, trân trọng những điều cao quí, tốt đẹp mà Đào luôn gìn giữ. Dù thời gian qua, tính cách của mỗi con người có thay đổi. Nguyễn Khải khẳng định, tin tưởng vào khả năng thay đổi của nhân vật Đào vì ở cô luôn có sức sống, khát vọng sống mãnh liệt. Một con người – nhất là người phụ nữ đã mang sẵn trong mình bản năng ấy, sớm muộn gì nó sẽ “bừng sáng” và được toại nguyện.

“Từ ngày ấy, chị không có gia đình, đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường, chị sông, táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho bản thân”. Nhưng ngay từ ấy chị nuôi dưỡng một khát vọng hạnh phúc gia đình. Câu chuyện khép lại không phải là cảnh đám cưới hay một gia đình hạnh phức nhưng ta biết rằng Đào đã đạt được cái khát vọng của mình. Phải chăng, đây chính là cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Khải?

Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải – Bài làm 2

Kết thúc cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dậy chủ nghĩa xã hội. Đất Tây Bắc giàu đẹp mênh mông chưa được khai thác đã trở thành một khu kinh tế sôi động. Chiến trường Điện Biên Phủ hào hùng, ác liệt xưa kia giờ đây đã trở thành một nông trường rộn rã niềm vui. Tây Bắc chân tình chào đón những người lính tình nguyện quay lại chiến trường xưa. Tây Bắc nhân ái mở rộng vòng tay đón lấy những số phận, những cuộc đời chưa định hướng đã từng ngược xuôi, long đong vất vả. Truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải được ra đời trong cảm hứng của thời kỳ xây dựng ấy.

Viết Mùa lạc, mặc dù tác phẩm có tính thời sự, Nguyễn Khải không làm công việc minh họa giản đơn những chủ trương chính sách của nhà nước mà nhà văn đi sâu vào việc phản ánh những số phận con người, nhất là những con người bất hạnh nhỏ bé. Những con người ấy biết vươn lên để tự đổi đời trong một môi trường lao động mới, trong sự đổi đời chugn của đất nước, dân tộc. Từ tiêu chí đó, qua một thiên truyện ngắn, Nguyễn Khải đã bày tỏ một quan niệm, một niềm tin cuộc sống chẳng bao giờ chán nản, nếu con người biết thương yêu nhau chân thành, cùng nhau vượt qua những khó khăn gian khổ, họ sẽ được hạnh phúc, kể cả những ai đã trải qua những năm dài bất hạnh. Nhân vật chính của truyện là Đào với số phận nghiệt ngã và những nét tính cách rất đáng chú ý đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Thông thường, nhân vật chính trong tiểu thuyết, nếu là nữ, phần nhiều là những cô gái đẹp vì cái đẹp dễ gây xúc cảm và thương cảm cho người đọc. Nhưng nhân vật Đào của Nguyễn Khải khôgn thuộc mẫu người đó, dường như tác giả muốn nói, nhân vật của mình còn bất hạnh cả trong hình thức. Đào là một phụ nữ xấu về dáng vẻ, ít duyên phải chịu cảnh quá lứa lỡ thì. “hai con mắt hẹp và dài…gò má cao đầy tàn hương – những nét thiếu hòa hợp trên khuôn mặt càng làm trở nên thô, càng đỏng đảnh”, cặp chân ngắn, hai bàn tay có những ngón rất to”. Nhưng bù vào thua thiệt hình thức, lời ăn tiếng nói của Đào biểu hiện một con người có bản lĩnh. Đào thuộc nhiều ca dao, tục ngữ và vận 
dụng rất tài vào cách ăn nói thường ngày. Có lúc cười cợt mà thực “trâu quá xa mạ quá thì, hòng nhan bỏ bị còn gì là xuân”, có lúc sắc nhộn chua ngoa “Huệ thơm bán một đồng mười, Huệ tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng”. Con người ấy, trong quá khứ riêng tư, lại chịu một số phận hẩm hiu, bất hạnh. Đào lớn lên trong một gia đình phải vất vả kiểm sống, có chồng nhưng cũng như không, chồng nợ nần cờ bạc, bỏ nhà đi rồi ốm chết. Có được một mụn con, tưởng rằng là niềm an ủi, nhưng quá cơ cực, đứa con sinh bệnh tật rồi cũng bỏ chị”…Từ đó, Đào phải sống lang bạt nhiều nơi để kiếm sống một cách vất vả “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”, tuổi trẻ tàn phai theo năm tháng. Thật tội nghiệp, ước mơ có được một gia đình nho nhỏ như bao nhiêu người khác. Đào cũng không thực hiện được. “Cũng có lúc ốm đau, nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ trước đây mình cũng có một gia đình, một đứa con sớm lo việc sớm, tối lo việc tối”. Quen với cái khổ, Đào chỉ nghĩ cuộc đời mình “do số kiếp đã định thể”. Đào không hy vọng gì về một sự đổi thay, “muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”.

Đọc Thêm  Cảm nhận và phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 của Xuân Diệu

Đào lên tới Điện Biên rồi ở lại đó với một tâm trạng mỏi mệt, muốn “quên đi những ngày đã qua, còn những ngày sắp tới ra sao thì không cần rõ” và có lẽ sự bất cần ấy mà Đào sốn “táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho bản thân mình”. Dù thường đanh đá chua ngoa, khó chịu, luôn có ý chọc tức người khác, nhưng trong thâm tâm, Đào vẫn khao khát một cuộc sống có tình yêu, có hạnh phúc. Được làm việc gần Huân, một thanh niên trẻ, đẹp trai, đầy sức sống. Đào không dám nghĩ đến chuyện yêu Huân, nhưng “nhìn đôi tay cuồn cuộn những thớ thịt cháy nắng đỏ rực của Huân thoang thoảng bên cạnh, chị lại bừng bừng thèm muốn một cái gia đình hạnh phúc, lại hy vọng cuộc đời mình chưa phải là tắc hẳn”. Bởi những bất hạnh của bản thân đã khiến con người Đào có hai mặt trái ngược: vừa có ý thức về mình, khao khát hạnh phúc nhưng lại đầy mặc cảm về thân phận, không hy vọng gì ở ngày mai.

Được tựa mình trong một hoàn cảnh mới, trong một môi trường lành mạnh là nông trường Điện Biên, giữa những con người giàu tình ái và lòng tin ở con người như Huân, Lâm…Đào có niềm vui trở lại. Đào tràn trề hy vọng và dự tính cho tương lai khi Dịu, anh trung đội trưởng góa vợ, ngỏ lời cầu hôn với mình. Tác giả tìm cho Đào một người yêu phù hợp, đã đem đến cho Đào một hạnh phúc mà tưởng chừng như không bao giờ Đào có được. Đoạn văn thể hiện thái độ của Đào khi nhận thư Dịu là một đoạn hay, phân tích tâm lý sắc sảo, thực sự có giá trị nghệ thuật. Đầu tiên Đào tức giận, mới gặp có mấy bận mà “ông trung đội trưởng già” ấy dám ngỏ lời táo bạo vậy sao? “đọc được mười 
dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được, người ta coi thường chị đến thế ư”. Nhưng lạ lùng thay, chỉ phúc chốc sau đó, “khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra như mạch nứơc ngọt rĩ thấm vào những thớ đất khô cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ dạt dào không thể nén lại nỗi khiến người chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại mọng đầy nước chỉ định trào ra”. Hạnh phúc lớn quá, Đào không ngờ được, sung sướng đến chảy nước mắt vì vẫn có người quan tâm, thương yêu đến mình. Bức thư của Dịu đã “thức tỉnh nỗi khao khát yêu đương, khao khát hạnh phúc mà chị cố hắt hủi, vùi nén” từ lâu. Trong tâm trạng yêu thương 
xao xuyến ấy, Đào nghĩ về tương lai rất thực, rất quí giá và thân ái. “Chị hình dung ra cách đối đãi của đứa con riêng của người rồi đây sẽ gọi là chồng”, “mình quí nó, tất nó quí mình”. Chính vì tình yêu ấy đã làm cho Đào thay đổi, dịu dàng sâu lắng và chan hòa với mọi người hơn. Đào đã tìm thấy một cách sống tốt và một niềm hạnh phúc chân chính. Đào ở lại Điện Biên theo tiếng gọi cuộc sống và tình yêu “Em nghĩ mãi rồi anh ạ, em định không về dưới xuôi nữa, em ở lại đây mãi với các anh”.

Với tác phẩm Mùa lạc, nhà văn Nguyễn Khải đã đặt ra được nhiều vấn đề cuộc sống và cũng đã bày tỏ quan niệm của mình theo hướng tích cực: Sự thay đổi cuộc đời nhân vật Đào được bắt nguồn từ sự thay đổi xã hội, và chỉ có trong môi trường mới, chỉ có giữa những con người lao động tốt đẹp và giàu lòng nhân ái, gắn bó với nhau trong một quan hệ tốt đẹp giữa lòng người với người thì mới giải quyết được những bi kịch của số phận, của những con người nhỏ bé bất hạnh. Và cùng với sự vươn lên trong cuộc đời của nhân vật Đào ta có thể thấy được ý nghĩa triết lý của tác phẩm: dù có nghiệt ngã đến đâu, con người cũng không chịu khuất phục trước hoàn cảnh: sự sống đã và đang nảy mầm từ cái chết, không có bước đường cùng, có ranh giới và điều quan trọng là phải có đầy đủ sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.

Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải – Bài làm 3

Nhân vật Đào là nhân vật có cá tính, với số phận được xây dựng khá thành công trong Mùa lạc. Tác giả đả giới thiệu ngoại hình, đã cho ta thấy lai lịch và số phận cũng như cho thấy sự chuyển biến trong tâm lí và trong tính cách của Đào từ khi lên nông trường Điện Biên.

Ở đầu truyện, bằng những nét vẽ khá tỉ mỉ, Đào đã xuất hiện bên máy tuốt lạc với Huân. Hai người này thật tương phản “một đôi bạn trái ngược nhau cả về hình thức lẫn tính nết”. Ở cạnh một thanh niên khỏe, trẻ và đẹp trai, Đào đã nổi bật sự “thua thiệt” về hình thức của mình.

Về ngoại hình, Đào là “người đàn bà ít duyên dáng” cái “thân người sồ sề”, “cặp chân ngắn”, “người thấp lùn”, “hai bàn tay có những ngón rất to, khuôn mặt thô và “thiếu hòa hợp”, “cái đầu nhọn”, “hai gò má đầy tàn nhang vẫn nhọn hoắt bướng bỉnh” và cả cái cách “hai tay chống vào cạnh sườn nhìn mọi người lơ láo”.

Đây là người phụ nữ đã “quá lứa lỡ thì”, bên cạnh những nét thô, thiếu duyên dáng thì Đào là người không có nhan sắc.

Nhưng ở Đào còn có những nét ngoại hình khác gây sự chú ý và nó phản ánh một đời sống bên trong, phản ánh tính cách sắc sảo mạnh mẽ của chị. Nguyễn Khải đặc biệt miêu tả đôi mắt của Đào: “Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh”, “Đôi mắt dài long lanh của Đào liếc qua Huân”, “Chị quay sang nhìn mái tóc xanh mỡ, … cười mỉm”.

Quả là thông qua đôi mắt ta thấy Đào có cá tính không đơn giản, cuộc sống đã làm cho chị luôn ứng phó linh hoạt với các tình huống. Đôi mắt đó, vừa thông minh vừa ánh lên khao khát hạnh phúc. Và đôi mắt ấy cũng làm bật lên tính ghen tị, đanh đá khi “nhìn người ta hạnh phúc”: Đôi mắt hẹp của Đào loang loáng nhìn sang Duệ, cặp môi như muốn mím chặt lại, gò má càng dồ lên đanh đá..

Quả là cái “lóng lánh” sáng láng thông minh, đùa nghịch và thèm khát hạnh phúc khi liếc nhìn Huân khác xa với đôi mắt “loang loáng” như “dao muốn bổ dọc cô Duệ vốn là người yêu của Huân…”. Chi tiết rất nhỏ nhưng cũng cho thấy Nguyễn Khải đã nhìn nhận, mổ xẻ con người tinh vi đến mức nào. Yếu tố giới tính và cảnh ngộ của Đào đã tạo nên tính cách cho cô ta là: “sống táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hèn giận cho thân mình”.

Đọc Thêm  Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Văn học 9

Ta cũng chú ý là khi miêu tả những nét xấu của Đào, Nguyễn Khải không có xu hướng phóng đại nó như Nam Cao miêu tả Thị Nỡ mà ông miêu tả có tính khách quan hơn và đặc biệt kết hợp giữa những yếu tố “thô ráp” và những yếu tố độc đáo “có duyên” của nhân vật này.

Khi miêu tả “hàm răng khểnh” thì tác giả nhận xét “luồn luôn đùa cợt”. Khuôn mặt “càng to nên thô, càng đỏng đảnh”.

Rõ ràng Đào không phải là con người nhàn nhạt, quá đơn điệu và càng không phải là một nhân vật biếm họa. Có cái gì đó ẩn chứa bên trong khiến cô ta trở nên là lạ, khiến trở nên thu hút được sự chú ý của người khác và có nét “hấp dẫn’’ riêng. Cái tài của Nguyễn Khải là miêu tả khá kĩ chân dung nhưng không nhằm mục đích đồ họa mà cho thấy nhân vật hiện lên rõ nét trước mắt ta với vẻ sinh động, cho ta thấy cá tính của nhân vật.

Ngay trong buổi lao động với Huân, đôi nét tính cách của Đào đã được bộc lộ: dù rất mệt, đứng chung máy với một người khỏe trẻ và dẻo dai, nhưng Đào không chịu thua kém thanh niên.

Qua miêu tả ngoại hình và hành động, ta thấy số phận Đào không có gì là bình lặng và suôn sẻ trong quá khứ.

Nguyễn Khải cũng rất thành công trong việc miêu tả ngôn ngữ đặc sắc của Đào. Chị “thuộc lòng nhiều truyện thơ cổ, các câu ca, hát ví xưa, khi nói chuyện chị hay vận thành vần” ví von, do đó kho tàng ca dao, tục ngữ luôn được dùng tự nhiên trong đối thoại.

Khi thì tâm sự với giọng đầy buồn tủi, hờn dỗi và chua cay: “Trâu quá xá, mạ quá thì, hồng nhan bỏ bị còn gì là xuân hả các anh?”. Khi thì phản ứng ngay lập tức để chứng tỏ giá trị của mình, lời nói trở nên sắc nhọn, chua ngoa: “Huê thơm bán một đồng mười, Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng. Giá đôi lạng vàng chứ chưa vị tất đã bán đâu”. Khi cần thì Đào nhún mình: “Cái tuổi nó đuổi xuân đi. Nồi nào vung ấy, em đã có bố cháu ở dưới xuôi rồi”.

Sau khi giới thiệu nhân vật gây rất nhiều chú ý cho người đọc, Nguyễn Khải kể lại lai lịch và số phận “bảy nổi ba chìm” của Đào.

Đó là người phụ nữ: “lấy chồng từ năm mười bảy tuổi, nhưng chồng cờ bạc nợ nần bỏ nhà đi” sau đó chồng trở về, Đào có người con trai hai tuổi thì chồng chết. Và sau đó đứa con cũng mất. Không nơi nương tựa, không người thân thích, Đào phải bươn chải để kiếm sông, “đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngả đâu là giường” không còn chút hi vọng gì ở tương lai. Cuộc sống cực nhọc ấy đã tàn phá nhan sắc của chị “Mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng đã khô lại đi như chết, hàm răng phai không thèm nhuộm, soi gương thấy gò má càng cao, tàn hương nổi càng nhiều”. Đào “muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. Quả là thái độ bất cần đời. Chính vì thế mà “chị sống táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người, và hờn giận cho thân mình”. Chính vì thế mà chị “ngang ngược” có những cử chỉ khác thường “tay chống cạnh sườn”, đứng khuỳnh tay”.. Những lời nói và hành động của chị như là một phản ứng trước hoàn cảnh, bởi chị đã quá lăn lóc, quá cay đắng trong cuộc đời.

Điều Nguyễn Khải khai thác và làm cho chúng ta đồng tình là ở người phụ nữ lỡ thời ấy vẫn có khát khao như bao người con gái khác.

“Chị muốn quên hết, lại ước ao mình được trẻ lại… một người có quyền được hưởng hạnh phúc như mọi người con gái may mắn khác”.

Đào lên nông trường với tư tưởng buồng xuôi: “Con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa những nơi quen thuộc để quên cuộc đời đã qua, còn những ngày sắp tới chị cũng không cần rõ… có gặp nhiều đau buồn hơn”.

Thế nhưng khi sống gần mọi người, nhất là gần Huân, con người luôn cảm thông với số phận của chị. Đào “bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, lại hi vọng cuộc đời của mình chưa phải đã tắt hẳn, một cái gì chưa rõ nét lắm nhưng đầm ấm hơn, tươi sáng hơn… cứ lấp loé ở phía trước”.

Giọng trần thuật nhập thân vào ngôn ngữ bên trong của nhân vật đã có tác dụng làm sống lại những mong ước thầm kín của nhân vật.

Có thể nói, từ khi lên nông trường nhằm để quên, nhưng chính cuộc sống lao động và những con người đầy lòng hữu ái đã làm cho Đào trỗi dậy những khao khát hạnh phúc vì Đào đã thay đổi cả tâm tính đế rồi như một điều tất yếu, Đào tìm được hạnh phúc riêng trong cuộc đời ngỡ như quá muộn màng và thờ ơ với mình.

Bức thư ngỏ lời của “ông thiếu úy lò gạch” – Dịu – đã đến thật bất ngờ. Đào đã phản ứng như là sự tự vệ của con người luôn mặc cảm sợ người khác nhạo báng và xúc phạm, thế nhưng sau đó lòng chị “êm đềm” vui sướng kỳ lạ dào dạt không thể nén nổi khiến chị ngây ngất… Đó là sự “thức tỉnh nổi khao khát yêu thương, khao khát hạnh phức mà chị cô hắt hủi”. Chính hạnh phúc bất ngờ và ngọt ngào ấy đã làm chị phải tâm sự với Huân, người luôn “có trách nhiệm với sự tin cẩn của người bạn gái mà anh vốn mến”. Đoạn văn tả cảnh Đào gặp Huân đã cho thấy sự chuyển biến quan trọng trong tính cách của chị. Đào nói giọng nhỏ nhẹ, ngập ngừng. Từ cách xưng hô cho đến suy nghĩ về tương lai, về gia đình và cả những lo toan với đứa con chồng…

Đào đã thực sự là một người yêu, một người vợ, một người đàn bà giàu nữ tính và biết tháo vát đảm đang để có khả năng xây (lựng một tổ ấm tương lai. Đào đang sống thật với chính mình, “chẳng ai ở vậy được suốt đời… chẳng ai muốn đi vất vưởng mãi, ai cũng muốn có một quê hương..”.

Mùa lạc quả là mùa vui của những lứa đôi hạnh phúc. Mùa lạc cũng làm nảy sinh và phát triển những tình cảm tốt đẹp giữa những con người với nhau. Không khí sinh hoạt trong lao động, giọng ca véo von của cô, ngọn gió mát của mùa thu, buổi chiều diễn văn nghệ bất ngờ câu trả lời vừa táo bạo vừa vui của Đào với Lâm và đặc biệt là Đào đã thấy gắn bó với những con người, gắn bó với mảnh đất nông trường như gắn bó với gia đình, với quê hương… Từ sự gắn bó, chị đã có những dự định, những ước vọng về cuộc sống ngày mai…

Rõ ràng cuộc sống mới và con người mới đã cho ta những quan hệ hữu ái giai cấp. Nó là nguồn suối hạnh phúc tắm gội cuộc đời của những số phận như Đào.

Danh mục: Văn họcTừ khóa:

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *