Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân

phân tích nhân vật bà cụ tứ và hình ảnh minh họa Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ để thấy được tình cảnh, nỗi lòng cũng như vẻ đẹp trong phẩm chất giàu yêu thương và hi sinh của người phụ nữ này. Trong bài viết dưới đây, Aiti-aptech.edu.vn sẽ giúp bạn cảm nhận và phân tích nhân vật bà cụ Tứ, cùng tìm hiểu nhé!

Mở bài: Đọc “Vợ nhặt” có lẽ mỗi độc giả đều có những ấn tượng riêng về tác phẩm này, nhưng chắc hẳn ai cũng sẽ xúc động trước hình ảnh bà cụ Tứ – một người mẹ tuy nghèo khổ nhưng lại rất mực thương con. Bà cũng là người đã truyền niềm tin và hi vọng về một tương lai hạnh phúc cho Tràng, thị và cả chính mình khi đang sống trong hoàn cảnh tưởng chừng như bế tắc… Những phẩm chất cao quý ấy của bà cụ Tứ được thể hiện rất rõ dù trong hoàn cảnh dễ khiến người ta xót lòng. Cùng tìm hiểu và phân tích nhân vật bà cụ Tứ để hiểu sâu sắc về người phụ nữ này.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả Kim Lân cùng tác phẩm Vợ nhặt

Trong quá trình tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung hay phân tích nhân vật bà cụ Tứ nói riêng, người đọc cần nắm được những nét chính về cuộc đời của nhà văn cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Tìm hiểu về nhà văn Kim Lân

Kim Lân có tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (sinh năm 1920 – mất năm 2007), quê ở miền quan họ – tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ngay từ khi học hết bậc tiểu học, cậu bé Nguyễn Văn Tài đã bắt đầu cuộc đời mưu sinh làm thuê kiếm sống.

Đến năm 1941, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác với khởi đầu là những tác phẩm truyện và rất được chú ý với bút danh Kim Lân trong một khoảng thời gian ngắn sau đó trên diễn đàn văn nghệ sinh hoạt văn hóa. Năm 1944, ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc và liên tục có những hoạt động văn nghệ tích cực để phục vụ cho kháng chiến.

Trong sáng tác, Kim Lân thường chọn cho tác phẩm của mình những nhân vật vốn là những người nông dân nghèo và gắn bó với đời sống ở nông thôn. Bằng tất cả tấm lòng, ông đã thể hiện không khí sinh hoạt văn hóa ở thôn quê, tuy tiêu điều ảm đạm nhưng lại hết sức phong phú, tình cảm.

Không chỉ vậy, Kim Lân còn rất nỗ lực trong việc phát hiện và thể hiện những vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân. Đó là một tâm hồn lạc quan, trong sáng, yêu đời mặc dù phải sống đời cực nhọc, nghèo khổ và lam lũ. Những nội dung đã được Kim Lân chuyển tải trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám như: “Đứa con người vợ lẽ”, “Đứa con người cô đầu”, “Đôi chim thành”, “Con mã mái”, “Chó săn”

Sau Cách mạng tháng Tám, ông được biết đến với vai trò vừa là nhà báo, vừa là nhà văn và đã ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm truyện ngắn như: “Nên vợ nên chồng” (1955), “Con chó xấu xí” (1962). Với những đóng góp to lớn cho văn học nước nhà, năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.  

Đọc Thêm  Phân tích 12 câu đầu bài Trao duyên của Nguyễn Du HAY NHẤT!

Đôi nét về truyện ngắn Vợ nhặt

Trong quá trình phân tích nhân vật bà cụ Tứ – Vợ nhặt, ta thấy đây là tác phẩm được ra đời trong thời kỳ nhân dân ta phải chịu sống cảnh khổ sở của nạn đói năm 1945. Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” và được viết bằng cả tâm huyết của nhà văn nhưng không may ông lại bị mất bản thảo. Thế nên, sau khi hòa bình lặp lại, tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để hoàn thiện nó. Truyện ngắn “Vợ nhặt” sau khi được hoàn thành đã được in trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962.

phân tích nhân vật bà cụ tứ và hình ảnh minh họa Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt

Sự xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc

Trên trang viết của Kim Lân, khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ, ta thấy người phụ nữ này xuất hiện với những nét vẽ mộc mạc: “Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Hiện diện muộn nhất nhưng với cái dáng “lọng khọng”, vừa đi vừa “húng hắng ho”, lại còn “lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”, bà cụ Tứ đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh của một người mẹ già tuổi cao sức yếu mà vẫn mang nặng biết bao nỗi lo toan.

Người phụ nữ Việt Nam xưa nay vốn chịu thương, chịu khó có khi nào lại hết âu lo mọi sự trong đời từ việc to tát, lớn lao đến cả những chuyện nhỏ bé, vụn vặt. Với bà cụ Tứ, nỗi lo trong thời điểm “cái đói đã tràn đến” ắt hẳn chính là nỗi lo cơm áo, sinh mệnh. Cái lo ấy không phải đến bây giờ mới hiện hữu mà tưởng chừng nó đã bám víu vào người phụ nữ có tuổi kia rồi để lại trên cái dáng người mến thương ấy cái vẻ lọng khọng, ốm yếu của độ tuổi xế chiều. Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ, người đọc thấy cảm thương cho cái dáng tiều tụy, làm lũy, lúc nào cũng nghĩ cho chồng cho con của người phụ nữ này.

Một người mẹ thương con và giàu lòng nhân hậu

Nếu như dáng vẻ đơn sơ khiến người đọc cảm thấy thương bà cụ Tứ thì chính những biểu hiện của tấm lòng nhân hậu và bao dung ở bà lại khiến ta yêu quý người phụ nữ này hơn. Vẻ đẹp cao quý đó dần dần hiện lên rõ nét trong cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Tứ và người vợ nhặt.

Khi chưa hiểu cơ sự của việc con nhặt vợ, bà cụ Tứ đã có cảm giác khác thường trước những gì mình chứng kiến. Đầu tiên, bà “phấp phỏng” theo Tràng vào nhà khi được anh ra đón trong trạng thái lật đật. Tiếp đó, bà “đứng sững lại”“lại càng ngạc nhiên hơn” khi có “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình”. Và bà lại càng kinh ngạc hơn khi người đó chào mình bằng u.

Xét kĩ lại khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ, ta mới thấy lí do vì sao trong tình cảnh này, bà cụ lại “hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn”, “tỏ ý không hiểu” chuyện gì đang diễn ra. Phải chăng chính sự nghiệt ngã của cái đói đã làm triệt tiêu đi những phản xạ rất thông thường của một người mẹ có con trai đến tuổi thậm chí là quá tuổi lập gia đình. Không ai có thể trách bà được bởi vì trong hoàn cảnh còn phải lo cháo cơm để sống cho hết ngày mai thì khó lòng có thể mà lúc nào cũng để tâm đến chuyện dựng vợ gã chồng cho con cái.

Lúc vỡ lẽ những gì Tràng nói: nào là “kìa nhà tôi nó chào u”, nào là “nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”, trong bà có diễn biến tâm trạng khá phức tạp. Đó là cảm giác tủi thân, đau đớn, xót xa cho hoàn cảnh của con – lấy vợ nhưng không được tổ chức lễ nghi cau trầu thiêng liêng như người khác.

Bởi thế mà “bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán lại xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Những day dứt, chua chát cứ tuôn trào trong dòng suy nghĩ của bà: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm ra, những mong sinh con đẻ cái mở mặt” rồi bà cụ nghĩ đến mình mà nghẹn ngào “rỉ xuống hai dòng nước mắt”.

Đọc Thêm  Tổng hợp về hàm SHEET - Hàm trả về giá trị số trang tính của trang tính được tham chiếu trong Excel

Bà thương các con và cũng lo lắng rất đỗi vì “biết rằng chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Nhưng nỗi lo ấy dường như không đủ làm vơi đi lòng cảm kích, sự cảm thông của bà cụ Tứ dành cho người đàn bà xa lạ, bà phó mặc cho lẽ trời tự nhiên mà chấp nhận: “Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con điều gì… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề của nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?”.

Lúc này, khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ, ta thấy người phụ nữ này cảm thấy dằn vặt vì mình chưa làm tròn bổn phận làm mẹ nhưng có lẽ cũng thầm cảm ơn người đàn bà đã theo con mình để nó có vợ có chồng. Bà nhẹ nhàng thể hiện tâm ý của mình với nàng dâu: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…” Hai tiếng “mừng lòng” thốt lên nghe sao mà thương đến lạ, thương cho người mẹ nghèo khổ đã bao dung chấp nhận một người phụ nữ đáng thương khác về làm con dâu trong lúc bà cụ cũng không thể lo nổi cho chính mẹ con bà. Thế mới thấy bà nhân hậu đến nhường nào.

Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ, ta thấy bà lão có ao ước chính đáng: “Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy” nhưng trong thời buổi cơm kém gạo đói thế này bà chỉ có thể từ tốn khuyên bảo con: “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá”, bà nghĩ rằng sẽ có lúc may mắn mỉm cười với các con: “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Lần nữa, bà lại khóc, hình ảnh “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng” càng khiến người đọc bị lay động bởi một tình yêu con tha thiết và một tâm hồn vị tha, nhân hậu của một bà mẹ nghèo đau khổ.

Người phụ nữ mang hơi ấm và niềm tin vào tương lai

Mặc dù trong lòng khôn nguôi những nỗi lo ngổn ngang về chuyện tương lai của hai con nhưng những cử chỉ, thái độ của bà cụ Tứ trong những ngày sau, nhất là trong bữa cơm ngày đói đã giúp bà trở thành hiện thân về một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai và hạnh phúc tươi sáng.

Khác hẳn sự lo lắng, băn khoăn của ngày trước đó, hôm nay bà cụ Tứ “cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Cùng với con dâu, bà lão “lúi húi giẫy những bụi cỏ mọc nham nhở”, “xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”. Thay thế cái dáng vẻ già yếu, lọng khọng là sự nhanh nhẹn, đầy sức sống, bà cụ Tứ nghĩ rằng những việc làm đó của mình tuy nhỏ thôi nhưng biết đâu “thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”.

Hơn hết, bữa cơm ngày đầu có con dâu tuy thảm hại vì “giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo” nhưng nghe sao thật đầm ấm và ngon lành. Bởi lẽ, trong bữa ăn, bà cụ toàn nói chuyện vui, vừa ăn vừa vẽ ra biết bao nhiêu điều hạnh phúc của một tương lai mới. Cuộc sống ấy tuy bình dị, giản đơn nhưng đầy mới mẻ, hứa hẹn: “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Rồi ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”.

Thế nên dù cho “niêu cháo có lõng bõng”, nồi cám có chát đắng nhưng chính cái sự đầm ấm, hòa hợp của mẹ con trong nhà khiến việc đón nhận chúng trở nên nhẹ nhõm hơn, vui vẻ hơn. Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ, ta thấy không ai khác, chính bà lão gần đất xa trời đã tạo nên cái không khí đó, chính bà đã hóa giải, đã xóa tan đi sự chán chường, nặng nề chung của tất cả mọi người trong gia đình khi cái đói, cái chết cứ chực chờ bủa vây.

Đọc Thêm  090 là mạng gì? Khám phá ý nghĩa phong thủy của mạng 090

Trong bà cụ, có lẽ niềm hi vọng không bao giờ có thể lụi tàn theo tuổi già. Khi bưng trên tay nồi cháo cám, bà vẫn vui vẻ reo lên “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”, đến khi tiếng trống thúc thuế nổi lên, bà cũng không muốn để con cái bắt gặp sự u buồn nên mới “ngoảnh mặt vội ra ngoài” để mà khóc.

Có thể thấy, bà cụ Tứ đã làm hết những gì bà có thể làm để mang lại nguồn sống mới cho gia đình dù nó leo lét lắm, yếu ớt lắm. Nỗ lực đó của bà cụ cho thấy một tình yêu thương con sâu sắc, tình yêu người vô bờ và dù cho hoàn cảnh có nghiệt ngã đến đâu, tương lai mờ mịt như thế nào, bà vẫn làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, vẫn gieo vào lòng con trẻ những mầm xanh hi vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ, ta thấy yêu mến và khâm phục người phụ nữ kiên cường, giàu tình yêu thương và hết mình vì con cái.

Đánh giá tác phẩm khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Viết “Vợ nhặt”, Kim Lân đã thành công khi thể hiện tình cảnh bi thảm của người lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Bên cạnh đó, nhà văn đã thể hiện thái độ lên án gay gắt đối với tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật và bày tỏ sự thương cảm xót đau cho những kiếp người sống đời nghèo khó nhưng vững tin về tương lai mới.

Để làm được những điều nói trên, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo cùng với lời văn mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ đời thường nhưng có sự chọn lọc tinh tế để có thể miêu tả được nhân vật chân thực nhất, hiệu quả nhất. Một điều đặc biệt nữa là ngay từ nhan đề, Kim Lân đã gây được sự chú ý và nêu bật được ý nghĩa chủ đề của tác phẩm. Việc phân tích nhân vật bà cụ Tứ giúp người đọc cảm nhận được thành công của nhà văn trong việc khắc họa diễn biến tâm lý nhân vật.

Kết bài: Tóm lại, bằng việc khắc họa hình ảnh bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân tiếp tục đạt được thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật ở nhiều cung bậc khác nhau. Có lẽ, người đọc sẽ mãi mãi khắc ghi và trân trọng những phẩm chất đáng quý của người mẹ Việt Nam như bà cụ Tứ vì trong bất kì hoàn cảnh nào, họ cũng luôn sống bằng tình thương, bằng lòng nhân ái và nghị lực phi thường.

Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt

Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ

  • Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.
  • Điểm qua giá trị nội dung của truyện ngắn cũng như hình ảnh về bà cụ Tứ.

Thân bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ

  • Bà cụ Tứ xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc.
  • Là một người mẹ thương con và giàu lòng nhân hậu
  • Người phụ nữ mang hơi ấm cùng niềm tin vào tương lai.

Kết bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ

  • Nêu giá trị cùng ý nghĩa của tác phẩm Vợ nhặt, trong đó không thể không kể đến thành công của nhà văn Kim Lân khi miêu tả nhân vật bà cụ Tứ.
  • Nhân vật bà cụ Tứ mang đầy đủ những nét đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Tác phẩm Vợ nhặt là thiên truyện độc đáo và giàu giá trị của nhà văn Kim Lân. Truyện ngắn cũng mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Bên cạnh đó, tác phẩm này cũng là một bài ca về tình người ở những con người nghèo khổ. Từ đó, tác phẩm ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ được xây dựng một cách thành công với hình ảnh về một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng và lạc quan về tương lai tươi sáng.

Xem thêm >>> Cảm nhận về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Xem thêm >>> Phân tích sự độc đáo trong tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân  

Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân

Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt – Kim Lân 

Hy vọng với những cảm nhận và phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình tìm hiểu và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp gì cho chủ đề phân tích nhân vật bà cụ Tứ, đừng quên để lại nhận xét bên dưới để cùng Aiti-aptech.edu.vn trao đổi thêm nhé!

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *