Phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối của Hồ Chí Minh

phân tích và cảm nhận về nét cổ điển và hiện đại trong chiều tối của hồ chí minh Phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối của Hồ Chí Minh

Lời đề: Cảm nhận và phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối của Hồ Chí Minh, người đọc sẽ thấy được tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như phong thái ung dung luôn hướng về sự sống và tương lai của người chiến sĩ Cách mạng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn phân tích và cảm nhận nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối của Hồ Chí Minh.

Chiều tối là một bức tranh thủy mặc về khoảnh khắc giao thời giữa ánh sáng và bóng tối ở nơi núi rừng – cảnh đẹp với sự sống ấm áp của con người. Trong sự giao hòa giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn đa cảm của người chiến sĩ – thi sĩ, bài thơ chính là một thực thể cho sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần hiện đại cùng màu sắc cổ điển.

Nội dung chính bài viết

Phân tích sắc màu cổ điển trong Chiều tối

Sự kết hợp và chuyển giao thời khắc trong ngày luôn là đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay. Chiều tối, vì thế, cũng là đề tài không còn xa lạ trong văn chương nghệ thuật. Tuy vậy, không phải khoảnh khắc này đi vào thơ lúc nào cũng được yêu thích như với tác phẩm của Hồ Chí Minh.

Khi cảm nhận về nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối, ta nhận thấy sắc màu cổ điển của tác phẩm là vô cùng nổi bật. Đầu tiên là từ chủ đề nhan đề của bài thơ. Trong thơ ca kim cổ, đã có biết bao áng thơ về khung cảnh chiều tối. Thơ cổ điển về khoảnh khắc giao thời này thường mang màu sắc dịu dìu, man mác một nỗi buồn đìu hiu, có chút hoang vắng trong sự tàn tạ của thời gian….

Nỗi buồn từ cảnh vật và tâm trạng trĩu nặng của người lữ thứ đã nhuốm màu thời gian và không gian. Chỉ qua vài nét chấm phá của bút pháp ước lệ mà Hồ Chí Minh đã dựng lên bức tranh Chiều tối điển hình của sắc màu cổ điển.

Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)”

Ở đây, mỗi hình ảnh thơ đều như có sự vận động giao hòa đặc biệt. Sự kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối được gợi lên qua hoàn cảnh của người lữ thứ. Đó là hình ảnh về người tù đang bị áp giải trong một chiều xế qua, khi ngẩng mặt lên nhận ra cánh chim mang một nỗi buồn hiu quạnh. “Chòm mây” và “cánh chim” vốn là những hình ảnh quen thuộc của thơ cổ, vừa gợi lên sự đa chiều của không gian lại mang ý nghĩa của thời gian.

Đọc Thêm  CẢNH BÁO 8 loại thực phẩm gây mất sữa khiến mẹ KHÔNG NGỜ!

Hình ảnh cánh chim trong buổi chiều tối đã từng xuất hiện trong thơ ca của Nguyễn Du qua Truyện Kiều, trong thơ Bà Huyện Thanh Quan cho đến thơ của Huy Cận…. Phải chăng trong tâm hồn của các thi nhân, thiếu vắng cánh chim thì không còn là cảnh chiều tối? Cánh chim ấy không những chỉ là chi tiết nghệ thuật thuần túy mà còn gợi lên sự phiêu bạt, xa xăm và chia lìa…

Thơ Lý Bạch hay Liễu Tống Nguyên thì cánh chim đều “phi tận”phi tuyệt”, tất cả đang ở trạng thái xa xăm và vô tận, đồng thời cũng gợi lên một ý niệm vô hình. Khi cảm nhận và phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối, ta thấy “cánh chim” lại có điểm dừng, có phương hướng và mục đích bay cụ thể “Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ”.

Trong quá trình phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối, ta nhận thấy hình ảnh “đám mây” biểu tượng cho không gian cao rộng của bầu trời. Chỉ với đám mây và cánh chim cũng đủ vẽ lên không gian rừng núi lúc chiều tối âm u, vắng lặng và chất chứa trong đó biết bao nhiêu tâm trạng của người lữ thứ trên đất người: đó là sự cô đơn, là nỗi nhớ quê hương, là sự khát khao một mái nhà. Đến đây, khi cảm nhận nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối, cụ thể là chất cổ điển trong tác phẩm, ta nhận thấy nghệ thuật lấy cành để tả tình hết sức khéo léo trong thơ của Người.

Thể thơ tứ tuyệt nói ít mà gợi nhiều, để lại nhiều dư âm và vang vọng. Bên cạnh đó còn là nghệ thuật lấy cảnh tả tình chỉ qua vài nét chấm phá mà tác giả đã ghi lại được linh hồn của tạo vật và nỗi niềm của người tù.

phân tích và cảm nhận về nét cổ điển và hiện đại trong chiều tối của hồ chí minh Phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối của Hồ Chí MinhDàn ý phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích tinh thần hiện đại trong Chiều tối

Khi phân tích vẻ đẹp cổ điển trong quá trình cảm nhận nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối trong hai câu thơ đầu, người đọc sẽ thấy được vẻ man mác và hoang hải của thời gian, của không gian cũng như tâm trạng người tù. Thì đến hai dòng thơ cuối, ta lại thấy tinh thần hiện đại nổi bật trong tác phẩm này.

Đầu tiên là những hình thơ của tác phẩm rất chân thực và cụ thể. Dù là đám mây, là cánh chim hay người con gái xay ngô cũng đều hiện lên rất hiện thực. Phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối, đặc biệt là tinh thần hiện đại ta mới nhận ra rằng, cánh chim mỏi thể hiện sự cảm nhận rất sâu sắc cái bên trong của sự vật. Hình ảnh về một cánh chim bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống. Và cánh chim đó cũng chính là cánh chim của tự do, của ước mơ sum vầy. Đó cũng chính là khát khao của người tù, là sự hiện đại xuất hiện trong thơ của Người, khác biệt so với thơ ca cổ.

Tinh thần hiện đại trong bài thơ còn thể hiện ở hình ảnh về đám mây trôi lững lờ, chậm chạp trên bầu trời. Đó là một hình ảnh ẩn dụ cho người tù khi đang bị giải đi trên đường xa vạn dặm mà chưa biết cụ thể đâu là điểm dừng. Dù hoàn cảnh là vậy thì phong thái của người tù – người chiến sĩ – người thi ấy vẫn là sự ung dung tự tại. Đây chính là cốt cách của người Cách mạng kiên cường, luôn làm chủ được hoàn cảnh.

Đọc Thêm  Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng)

Khi cảm nhận nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối của Hồ Chí Minh, ta thấy hai áng thơ đầu có phần ảm đạm, buồn vắng u sầu của thơ ca cổ thì đến hai câu thơ tiếp lại toát lên sự khỏe khoắn, ám áp và trẻ trung. Với nghệ thuật lấy mây nẩy trăng, lấy ánh sáng của lò than để nói về bóng tối của không gian vùng sơn cước khiến cho ý thơ trở nên đa nghĩa hơn. Hình ảnh thơ ở đây rất hiện đại và sáng tạo…

Nếu như trời không tối thì làm sao có hình ảnh “lô dĩ hồng”. Có đến hơn nửa bài hình ảnh thơ không tĩnh tại như chủ đề Chiều tối thường gặp trong thơ ca cổ điển. Đặc biệt hơn trong những ý thơ này, hình ảnh trong tác phẩm đã có sự vận động phong phú – Đó là sự vận động của cảnh vật cho đến hoạt động của con người. Và hơn cả đó là không gian của tác phẩm cũng vận động từ chiều tối cho đến tối hẳn.

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối, đặc biệt là tinh thần mới, tinh thần hiện đại trong tác phẩm này không thể không kể đến tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự vận động rõ ràng từ lạnh lẽo, lẻ loi, mỏi mệt sang sự ấm nồng, tươi vui. Cách quan sát cũng chuyển hướng từ ngoại sang nội, từ cao đến thấp và từ xa đến gần.

Trong quá trình tìm hiểu về chất cổ điển và hiện đại trong Chiều tối, ta thấy rằng chữ “hồng” trong bài thơ chính là nhãn tự. Đây cũng là điểm sáng có sức lan tỏa của toàn bài. Đó là sự vận động rất tự nhiên của không gian và thời gian, của cảnh vật cho đến tâm trạng của người lữ thứ. Chính sắc hồng của lò than đã xua đi bóng đêm lạnh lẽo của rừng núi lúc chiều tối đồng thời cũng làm lan tỏa sức ấm, sức sống ra toàn không gian. Để từ đó, “lô dĩ hồng” cũng nhân đôi lên niềm lạc quan và tinh thần hướng về tương lai của người tù. Không những thế, ngọn lửa hồng ấy còn còn củng cố, mài sắc thêm ý chí của người chiến sỹ cách mạng trong hoàn cạnh tù ngục.

Từ khung cảnh với những nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối ấy, trong lòng người lữ thứ dang lên biết bao xúc cảm. Để rồi, ta cũng nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sỹ Cách mạng: Đó là tình yêu với thiên nhiên, đó là sự tha thiết gắn bó với cuộc sống và con người, là quyết tâm chiến đấy, là ý chí hướng về ánh sáng về tương lai…

Hai câu thơ cuối không chỉ đơn thuần ghi lại cảnh sinh hoạt bình dị và quen thuộc của một gia đình nơi xóm núi, cụ thể là hình ảnh cô gái xay ngô mà còn thể hiện sự sống, sự ấm áp đầy lạc quan và hy vọng về sự thành công của Cách mạng.

Nhận xét về nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối

Như vậy, khi phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều tối, ta cũng dễ dàng nhận ra trong hành trình hoạt động Cách mạng, Người luôn toàn tâm toàn trí vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Bài thơ chỉ gói gọn trong vài ý thơ nhưng đều là đúc kết tinh vi của tác giả. Vẻn vẹn bốn câu thơ thất ngôn nhưng đã cho thấy tâm hồn vô cùng cao quý cũng như tài năng nghệ thuật của Người.

Đọc Thêm  099 là mạng gì? Lịch sử ra đời, Giá cả và Ý nghĩa của đầu số 099

Có thể thấy, sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và hiện tại trong Chiều tối đã mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp rất riêng, vừa truyền thống lại vừa mới mẻ. Có thể thấy, đây cũng chính là một trong những điểm nổi bật trong thơ của Hồ Chí Minh.

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét: “Một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta nhưng thường nó vẫn trôi qua đi. Không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được”. Qua đó, ta cũng thấy những nét đẹp trong tâm hồn cũng như tài năng của Người.

Hai câu thơ kết thúc đã cho thấy cái nhìn yêu thương đầy ấm áp của tác giả với con người lao động. “Chiều tối” đầy vắng vẻ, thê lương và hiu quạnh trong tâm trạng của người tù xa xứ thì lại hiện lên với vẻ tươi vui đầy mới mẻ trong thơ của Hồ Chí Minh. Chỉ với một chữ “hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ cũng đủ khiến cho cả bài dạt dào sự ấm áp và đầy sức sống. Đến đây, giọng thơ khỏe khoắn không chỉ cho thấy tâm hồn lạc quan và giàu nghị lực của người tù mà còn cho thấy tinh thần hiện đại trong tác phẩm.

Có thể thấy, qua tác phẩm này, người đọc cũng dễ dàng nhận ra tình yêu tha thiết với thiên nhiên cũng như cảm quan thiên nhiên của Người luôn gắn liền với cảm quan về sự sống, cảm quan nhân đạo.

Dàn ý phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối

Mở bài nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối

  • Giới thiệu sơ nét về Hồ Chí Minh cùng bài thơ Chiều tối.
  • Dẫn dắt vấn đề: Nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ.

Thân bài nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối

  • Phân tích màu sắc cổ điển.
  • Phân tích tinh thần hiện đại.

Kết bài nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối 

  • Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật cùng ý nghĩa của bài thơ.
  • Nhấn mạnh vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối.

Phân tích nét cổ điển cũng như hiện đại trong bài thơ Chiều tối cũng là việc cảm nhận về sự mới mẻ kết hợp với vẻ đẹp truyền thống thường thấy trong thơ của Hồ Chí Minh. Qua đó, người đọc cũng thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng như vẻ đẹp của người tù – thi sĩ, người chiến sỹ cộng sản. Hy vọng bài viết cảm nhận và phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Chiều tối đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập của mình. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh – Ngữ Văn 11

Tu khoa lien quan: 

  • nét cổ điển và hiện đại trong thơ bác
  • hình ảnh cổ điển và hiện đại trong chiều tối
  • chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối
  • soạn bài chiều tối của hồ chí minh ngữ văn 11
  • bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài thơ chiều tối
  • nét cổ điển và hiện đại trong tràng giang và chiều tối
  • màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ ngắm trăng
  • vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ chiều tối và tràng giang

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *