Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu – Văn học 11

tìm hiểu và phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu – Văn học 11

Xuất dương lưu biệt là một tác phẩm đầy cảm hứng và tâm huyết. Phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương ta thấy được sự tự hào của người chí sĩ yêu nước thương dân, đồng thời nguyện xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc qua một giọng thơ hào hùng và đĩnh đạc mà không kém phần tráng lệ. Trong bài viết sau đây, Aiti-aptech.edu.vn sẽ cùng bạn phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương để thấy được những giá trị của tác phẩm này.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả và tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

Tìm hiểu về tác giả Phan Bội Châu

Phan Bội Châu là một nhà chí sĩ, đồng thời cũng là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm để lại giá trị trong lòng độc giả. Phan Bội Châu được biết đến với sự thông minh, nét tài hoa, với tấm lòng yêu nước thương dân đồng thời cùng những tư tưởng tiến bộ vượt thời đại. Để phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương, chúng ta cần tìm hiểu đôi nét về tác giả để thấy được ý nghĩa của tác phẩm này.

Phan Bội Châu không chỉ được biết đến với là nhà yêu nước mà còn được nhắc đến như một nhà văn lớn đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Một số tác phẩm nổi tiếng như “Việt Nam vong quốc sử” (1905), “Hải ngoại huyết thư” (1906), “Ngục trung thư” (1914)… Nhà chí sĩ ấy đã làm rung động biết bao tâm hồn và trái tim những con người yêu nước qua những tác phẩm sục sôi nhiệt huyết của mình.

Đôi nét về tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) được nhà thơ sáng tác trong hoàn cảnh trước khi ông lên đường sang Nhật để chia tay bạn bè đồng chí. Tác phẩm chính là những suy nghĩ đầy mới mẻ cũng như khao khát hành động của nhà thơ cũng như những chiến sĩ cách mạng.

Đọc Thêm  Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương khi tìm hiểu tác phẩm

Bài thơ chính là những khát khao đồng thời là tư tưởng của Phan Bội Châu và các chí sĩ yêu nước khác. Khi phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, người đọc sẽ cảm nhận về quan niệm làm trai, trách nhiệm của nhà thơ cũng như thực tại đất nước lúc bấy giờ.

Quan niệm làm trai khi phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Trong thời điểm lúc bấy giờ, hướng về Nhật Bản chính là nơi đầy ắp hy vọng và niềm tin, là một chân trời mới, là những khao khát thoát khỏi tình cảnh lúc bấy giờ. Phan Bội Châu đã lên đường sang Nhật Bản nhờ giúp tiền bạc khí giới vào năm 1905 để chống Pháp. Nhật Bản đã hứa sẽ giúp đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động này. Phan Bội Châu muốn tìm một con đường mới đưa cách mạng thoát khỏi đêm tối không đường ra. Khi phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương, chúng ta sẽ thấy tác phẩm chính là việc khẳng định sự làm trai để làm nên nghiệp lớn cho nước nhà.

“Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời”

Chí nam nhi đã được đề cập từ ngay dòng thơ đầu. Đã làm trai tráng, là kẻ chí sĩ thì phải biết đến bổn phận trách nhiệm của bản thân với tổ quốc, với đất nước, phải cống hiến cho nước nhà. Chí làm trai thì không để cho “càn khôn tự chuyển dời”. Cụm từ “phải lạ ở trên đời” chính là việc thể hiện mưu cầu sự nghiệp lớn, sống hiên ngang phi thường và hiển hách chứ không thể ngồi yên mà sống tầm thường hay chấp nhận số phận. Phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương chúng ta sẽ thấy được đây chính là khao khát mãnh liệt được đóng góp cho cuộc đời.

Đã là đấng nam nhi thì không thể trở thành vật thể nhỏ bé trong vũ trụ bao la, càng không thể ngồi yên xem đất nước quê hương bị gót giày của quân thù giày xéo. Đã là trai tráng thì phải ý thức được trách nhiệm cá nhân của mình trước thời cuộc. Quan niệm phong kiến xưa vốn cho rằng con người sinh ra vốn có định mệnh, có số phận riêng. Nhưng khi phân tích tác phẩm lưu biệt khi xuất dương, người đọc thấy được quan niệm rất mới mẻ, đầy táo bạo của Phan Bội Châu khi không chấp nhận tình thế của thời cuộc, không chấp nhận ngồi yên mà phải chủ động xoay vần thời cuộc.

Đọc Thêm  Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – Ngữ Văn 9

Người chí sĩ ấy luôn có thái độ sống tích cực, luôn sống chủ động, hướng về phía trước với tinh thần làm chủ vạn vật. Đây cũng chính là những ý tưởng mạnh mẽ muốn cống hiến cho đất nước. Có thể thấy, phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương, chúng ta nhận thấy chí làm trai của tác giả thật cao đẹp. Đó là người chiến sĩ đại diện cho biết bao trái tim chiến sĩ khác cũng sục sôi khát vọng chiến đấu quên mình vì đất nước.

tìm hiểu và phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu – Văn học 11

Trách nhiệm nhà thơ khi phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương

Từ quan niệm về chí làm trai ở trên đời, là khát vọng sống cống hiến thì trong những vần thơ tiếp theo, Phan Bội Châu đã thể hiện trách nhiệm của bản thân qua cái tôi của mình.

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thủa há không ai?”

Phân tích Lưu biệt khi xuất dương trong hai câu thơ tiếp theo này, chúng ta sẽ thấy Phan Bội Châu đã đưa ra một lý tưởng vĩ đại và gan dạ về cái tôi của bản thân. Với suy nghĩ rằng: Càn khôn dù có rộng lớn bao nhiêu thì chí làm trai cũng cần nắm được vòng càn khôn của nó để xoay chuyển tình thế. Ở nhà thơ luôn mãnh liệt lên một quan niệm đầy mới mẻ về sự nghiệp, về chí làm trai với những điều lớn lao vì dân vì nước.

Với cái tôi tích cực đầy ý thức trách nhiệm về thời cuộc, những gì được nhà thơ thể hiện khiến người đọc cảm thấy ngưỡng mộ và nể phục về thái độ sống cũng như ý thức của người chí sĩ ấy. Đây cũng chính là tiếng nói đại diện cho cả một thế hệ đang sống dưới sự áp bức tại thời điểm lúc bấy giờ. Phan Bội Châu đã dẫn dắt người đọc bởi lý tưởng được soi sáng của cách mạng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Thực tại về đất nước và thái độ sống của nhà thơ trong tác phẩm

Trong những câu thơ này, nỗi nhục mất nước đã được nhà thơ cảm nhận sâu sắc, đồng thời cũng chính là dự cảm tương lai cùng tư tưởng tiến bộ cứu nước. Khi phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương, người đọc sẽ cảm nhận được những suy nghĩ của tác giả về trách nhiệm của bản thân. Lẽ sống vinh nhục đã được đề cập thật rõ nét:

“Non sông đã chết, sống thêm nhục.

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài”

Dường như nhà thơ đã dồn nén và đặt biết bao nhiêu tình cảm của mình trong những câu thơ trên. Tác giả ý thức được nỗi nhục khi nước mất nhà tan, là sự ô nhục khi phải sống dưới biết bao kìm kẹp của xã hội. Đó còn là nỗi đau, là tiếng lòng sâu xa của một người chí sĩ khi phải chứng kiến cảnh nước nhà lúc bấy giờ. Phân tích tác phẩm lưu biệt khi xuất dương, người đọc sẽ thấy nhà thơ ý thức rất rõ về nỗi vinh nhục, là suy hay thịnh, là mất hay còn chính là phụ thuộc ở tinh thần ấy.

Đọc Thêm  Phân tích chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến | Aiti-aptech.edu.vn

Nhà thơ đã không cho phép bản thân bị gò bó rơi vào cái trật tự xã hội đầy mục nát, thối rữa, lố lăng với những kẻ tầm thường vỗ ngực xưng tên là chí quân tử. Một xã hội phong kiến dường như êm ấm ấy nhưng lại thực chất là thối nát, mục rỗng. Phan Bội Châu đã tìm cho mình một hướng đi riêng chân chính để không bị đồng hóa.

Tư thế lên đường khi phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương

Hai câu thơ cuối cho thấy thái độ dứt khoát đầy quyết liệt của nhà thơ cũng như tư thế lên đường đầy khát vọng chất ngất.

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.

“Bể Đông”, “cánh gió” hay “sóng bạc” đều những hình tượng lớn lao, kì vĩ và tráng lệ mang tầm vóc vũ trụ. Mượn những hình ảnh này như một lời khẳng định về tư thế lên đường của người chiến sĩ. Đó là một lời khẳng định mạnh mẽ đầy dứt khoát mà không hề phân vân do dự của Phan Bội Châu.

Khi phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương, ta thấy động từ “muốn” như một khát vọng vượt ra khỏi những điều tầm thường mực thước, vượt ra khỏi sự ngột ngạt mục rỗng của xã hội. Nhà thơ cũng như những chí sĩ yêu nước khác sẽ không để nước nhà trong cảnh lầm than áp bức, sẽ không chịu làm nô lệ hay khuất phục trước sự kìm kẹp của kẻ thù. Đây cũng chính là bản lĩnh, là ý chí, là khát vọng hiển hách về một tương lai tốt đẹp hơn. Hai câu thơ cũng khẳng định sức mạnh lớn lao của một người chiến sĩ thời đại đồng thời cũng khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.

Phân tích Lưu biệt khi xuất dương người đọc sẽ thấy được ý nghĩa của tác phẩm cũng như những giá trị đặc sắc của bài thơ. Với giọng thơ hào sảng, đầy nhiệt huyết có sức lay động mạnh mẽ đã giúp khắc họa lên vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.

Tư tưởng táo bạo đầy mới mẻ, khát vọng sục sôi và nhiệt huyết cháy bỏng của người chiến sĩ trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước sẽ sống mãi cùng thời gian và tới muôn thế hệ sau vẫn có sức lay động mãnh liệt. Phân tích bài thơ lưu biệt khi xuất dương đã giúp chúng ta cảm nhận được một tác phẩm đi cùng thời đại bởi một hồn thơ đa tài.

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ thương vợ của Tú Xương – Văn học 11

Tu khoa

  • dàn ý bài thơ lưu biệt khi xuất dương
  • cảm nhận về bài thơ lưu biệt khi xuất dương
  • nghị luận xã hội lưu biệt khi xuất dương
  • các dạng đề bài lưu biệt khi xuất dương
  • ý nghĩa bài thơ lưu biệt khi xuất dương
  • hình tượng người chí sĩ trong xuất dương lưu biệt
  • văn mẫu bài lưu biệt khi xuất dương
  • soạn bài lưu biệt khi xuất dương
  • bình giảng lưu biệt khi xuất dương

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *