Nghị luận xã hội về tính ích kỉ – Văn mẫu lớp 9 | Aiti-aptech.edu.vn

Nghị luận xã hội về tính ích kỉ – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về tính ích kỉ – Bài làm 1

Mỗi con người sinh ra là một cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Chúng ta phải hoàn thiện bản thân từng ngày để trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên có nhiều đức tính khiến cho bản thân mình trở nên đáng trách, một trong số đó chính là tính ích kỉ.

Vậy tính ích kỉ là gì? Ích kỉ có thể hiểu là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mình, còn người khác thì mặc kệ, không quan tâm. Những người sống ích kỉ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, thua thiệt như thế nào.

Biểu hiện của tính ích kỉ trong mỗi con người rất rõ nét. Họ sẽ luôn sống trong tư thế không chịu mở lòng, làm việc gì cũng phải tính toán hơn thua với người khác, nếu thấy lợi về mình thì mới làm còn ngược lại thì thôi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Những người chỉ lo đến mình, khư khư giữ lấy lợi ích của riêng mình luôn phải sống trong cái vỏ bọc mà họ tạo ra, rất kín đáo. Chúng ta không thể chui vào đó được, vì hàng rào rất chắc chắn, họ sẽ ít mở lòng, ít hòa đồng và hơn hết là khi nào thấy có lợi ích thì mới làm.

Trong một lớp học, sự ích kỉ biểu hiện rất rõ nét. Khi mình học giỏi hơn bạn, nhưng bạn hỏi về bài toán thì lại bảo không biết, chưa làm được. Đây là một hành động không nên. Và chúng ta nên hạn chế, đừng để nó xảy ra trong cuộc sống của mình. Vì làm như thế chúng ta sẽ bị họ xa lánh, bị bạn bè nói này nói nọ. Bản thân bạn càng ngày càng có thêm thói quen xấu.

Lòng ích kỉ còn có biểu hiện khác, không kém phần sắc nét. Những người có sẵn tính ích kỉ trong người thường né tránh những việc khó khăn, thử thách. Họ sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, vì ngại khó khăn gian khổ, chỉ muốn đươc hưởng thụ quyền lợi. Có thể họ làm được lần đầu tiên nhưng sẽ không có lần thứ 2 và thứ 3 vì mọi người đã biết tính cách của bạn xấu xa như thế nào.

Đọc Thêm  Phép vị tự là gì? Công thức, Lý thuyết và Bài tập phép vị tự

Một người luôn mơ ước có cái này cái kia, thành ông này ông nọ nhưng lại ngại khó khăn, gian khổ, luôn toan tính để đạt được mọi việc bằng thủ đoạn thì chẳng mấy chốc lâu đài cát ấy sụp đổ.

Hậu quả của tính ích kỉ thật khó lường. Bị mọi người xa lánh, và chính bản thân mình cũng không bao giờ có thể phát triển được. Vì ích kỉ nên khi bạn gặp khó khăn thì chỉ một mình bạn vượt qua, không có bạn bè, không có ai bên cạnh. Bạn gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Đó chính là luật nhân quả mà bạn phải biết để có thể hoàn thiện bản thân mình từng ngày.

Nếu xã hội có rất nhiều người như vậy thì chắc chắn rằng xã hội đó sẽ không bao giờ phát triển được.

Bởi vậy để có thể mang lại một xã hội tốt đẹp cũng như giúp bạn có thể hoàn thiện mình hơn thì hãy vứt bỏ tính ích kỉ, không ngừng rèn luyện bản thân bằng cách giúp đỡ mọi người, quan tâm đến mọi người. Như thế bạn đang tự xây dựng một con người tốt đẹp cho mình.

Nghị luận xã hội về tính ích kỉ – Bài làm 2

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình này chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ.

Và bài học mà chúng tôi nhận được từ chương trình “Văn hóa chiều thứ bảy” – CLB Kỹ năng sống tuần này là về “SỰ ÍCH KỶ” trong mỗi con người.

Cổ nhân có nói:

“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt”

Mở rộng ra ý nghĩa của câu này là con người ta sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân. Ý kiến của bạn về câu này như thế nào? Hãy tiếp tục suy nghĩ đi nhé, còn chúng tôi ngồi quây tròn, bàn luận khí thế.

Cuộc sống là cái đáng quý, cuộc sống của bản thân mình là cái quý nhất. Mình không quý, không yêu thương ngay chính bản thân mình thì hỏi còn quý ai, yêu thương ai (người khác, đất nước, con người..) được nữa.

Có một giai thoại như sau:

Nhà vua muốn thử Lão Tử, bèn đem nửa giang sơn đổi lấy một sợi lông, nhưng Lão Tử cũng ko đổi. Ngài nói: “Dù là một sợi lông thì cũng là máu của ta, thịt của ta. Máu thịt ta mà ta còn ko xót thì hỏi còn sống để làm gì.”

Đọc Thêm  Chất có ở đâu? Vật thể có ở đâu?

Mỗi người một góc nhìn, một quan điểm nhưng quy tụ lại tất cả đều đồng ý rằng bất kì ai cũng sống và làm việc cũng đều là vì lợi ích của bản thân mình. Chú ý lợi ở đây là cả vật chất và tinh thần.

Như vậy có thể tạm khẳng định rằng: sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân là ĐÚNG.

Quay lại phân tích về định nghĩa “ÍCH KỶ” là gì?

Ích = lợi ích, kỷ = bản thân à ích kỷ = làm việc có lợi cho bản thân và ích kỷ là đúng?

Suy luận tới đây ai đấy cũng gãi đầu, chống cằm suy nghĩ. Thật là bất ngờ khi mà mọi người đều cho rằng ích kỷ là một cái gì đó xấu và cần phải gạt bỏ nó nhưng ở đây suy luận cho rằng nó là đúng. Chài…

Tạm gác suy nghĩ, rẻ nhánh sang một hướng khác, nếu xét về những hành động mà bản thân người đưa ra hành động đó có lợi thì có 3 loại: lợi mình hại người (những hành động thường bị cấm bởi luật lệ), lợi mình lợi người (khuyến khích). Chúng tôi xét loại còn lại là lợi mình, không lợi người.

Vậy có chăng “ÍCH KỶ” là làm những hành động mà có lợi cho bản thân, những người khác không có lợi?

Mặt khác, bạn thử nghĩ xem khi nào bạn bị cho là ích kỷ?

Trong một lần kiểm tra, bạn đã không chỉ bài cho người bạn ngồi cùng bàn và kết quả là bạn ấy bị điểm kém. Bạn bị người đó cho là người ích kỷ, bởi lẻ nếu bạn giúp bạn ấy thì bạn ấy đã không bị điểm kém.

Hai người yêu nhau, người nam luôn muốn người con gái của mình chỉ là của riêng mình thôi dẫn đến nhiều mối quan hệ trước đây của cô gái dần mất hết liên lạc và cuộc sống của cô ngày càng pó hẹp. Trường hợp này bạn có cho rằng người nam đó quá ích kỷ khi đã lấy đi sự tự do của người con gái không? Ngược lại nếu người nam quá thả lỏng và không quan tâm đến những mối quan hệ khác của người con gái, liệu cặp đôi đó có thể tồn tại?

Bạn bị cho là “ÍCH KỶ” khi bạn không đem lại lợi ích cho người khác. Hay nói cách khác, những người khác luôn muốn bạn đưa cho họ những điều họ mong muốn ở bạn. Nếu như bạn không đáp ứng được những điều họ mong muốn thì bạn bị cho là ÍCH KỶ. Giải pháp cho vấn đề này có thể là bạn là người có thể đáp ứng mọi mong muốn của người khác hoặc là bạn không có lợi ích gì nên họ chả mong muốn ở bạn điều gì cả.

Đọc Thêm  Phân tích vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

“Người nào nói bạn ích kỷ, người đó ích kỷ”

Vây nếu “ÍCH KỶ” là đúng thì lấy đâu ra cho đủ số lợi ích để đáp ứng cho tất cả mọi người trên thế giới này nhỉ và lợi ích có bảo toàn không? –> câu trả lời sẽ là KHÔNG –> ở đâu ra nhiều lợi ích như vậy, chúng tôi tiếp tục phân tích tiếp một khía cạnh khác.

Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất. Thời nguyên thủy, con người đã biết cùng nhau đi săn bắt, hái lượm để có thể thu hoạch được nhiều lợi phẩm hơn. Phương thức này ngày càng phát triển và ngày càng chuyên môn hóa cao hơn. Ví dụ trong may mặc quần áo chia làm nhiều khâu cắt vải, may cánh tay, may túi, kết nút,…cuối cùng mới có có được một chiếc áo hoàn chỉnh để đem đến cho người sử dụng. Giả sử như một khâu trong đó mất đi thì có chiếc áo ra đời không nhỉ?

Như vậy việc giúp đỡ những người khác, tức là đem lợi ích đến cho họ thì sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn cho tất cả.

Từ tất cả những phân tích và dẫn chứng trên có thể kết luận:

“Sống vì lợi mình là đúng, nhưng không giúp đỡ (làm lợi cho người khác) thì cũng sẽ không được người khác giúp đỡ, dần dà bị cô lập khỏi tập thể –> có hại –> ngược lại với quy tắc đầu tiên –> giúp đỡ người khác cũng là đem lại lợi ích cho mình.”

Vậy khi bạn bị ai đó nói là “Mày là người ÍCH KỶ” bạn sẽ làm gì? Đừng bận tâm mà hãy xem xét trong khả năng có thể giúp đỡ người khác được hay không.

Bên cạnh những bàn luận về sự ích kỷ, chúng tôi còn nói về việc “CHO ĐI”.

Khi vật cho đi: Khá lớn đối với mình: mong nhận lại. Rất nhỏ đối với mình: chủ yếu nhận lại giá trị tinh thần ngay khi cho đi.

Từ khóa từ Google

  • viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lối sống ích kỉ trong cuộc sống

Danh mục: Văn họcTừ khóa:

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *