Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

dàn ý phân tích nhân vật huấn cao và hình ảnh minh họa Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao đầy đủ và chân thực nhất là câu hỏi được nhiều thế hệ học sinh quan tâm. Đây là một nhân vật nổi bật trong tác phẩm Chữ người tử tử của Nguyễn Tuân. Cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu về tác phẩm này để có được dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao nhé!

Nội dung chính bài viết

Dàn ý phân tích nhân vật huấn cao và cách nhân vật bước vào tác phẩm

Văn học Việt Nam từ xưa đến nay đã có biết bao nhiêu vị anh hùng được nhà văn khắc hoạ như một tượng đài tráng sĩ hùng dũng. Có anh hùng mạnh mẽ chống giặc, có thi sĩ tâm tình tài hoa thế nhưng để đọng lại rõ nét bức tranh ấy nhất không thể không kể đến nhân vật Huấn Cao của nhà văn Nguyễn Tuân. Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao sẽ để các bạn phần nào hiểu rõ hơn về tượng đài anh hùng tráng lệ đó.

  • Chữ người tử tù nằm trong tập truyện “ Vang bóng một thời”. Là đứa con tinh thần và tâm huyết của nhà văn Nguyễn Tuân.
  • Nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong ngòi bút của nhà văn là một nét mực đẹp, là một đốm sáng rực rỡ giữa màn đêm u tối của chốn tù đày.
  • Ở Huấn Cao toát lên vẻ đẹp hùng cường, không khuất phục. Nét đẹp ở tâm hồn lẫn tài hoa. Cùng đi vào phân tích để thấy được hết vẻ đẹp mà nhà văn đã nhào nặn nên người anh hùng  ở thời thế lúc bấy giờ.
Đọc Thêm  Giấm ăn là gì? Công thức hóa học, Thành phần và Cách điều chế

dàn ý phân tích nhân vật huấn cao và hình ảnh minh họa Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Nét đẹp hiên ngang, mạnh mẽ và oai hùng của nhân vật Huấn Cao

Khi lập dàn ý phân tích nhân vât Huấn Cao cần chú ý tập trung ở khía cạnh phân tích tâm lý nhân vật sao cho người đọc thật sự ấn tượng về hình tượng người anh hùng này.

  • Mặc dù bị gông xiềng kèm kẹp nhưng vẫn ngẩng cao đầu, coi thường chốn lao ngục, thái độ không khuất phục mà rất hiên ngang.
  • Huấn Cao sinh thời lúc chế độ xã hội khắc nghiệt nhưng bản thân không vì thế mà khuất phục, vì lẽ phải dám chống lại, vì coi thường sự thống trị, phân biệt mà dám đứng ra để rồi sa vào chốn lao ngục vẫn giữ được sự oai vệ không kiêng nể ấy.
  • Ông không sợ cái chết, không sợ bị viên quản ngục giở trò mánh khoé. Sống trong lao ngục được đặc ân rượu thịt vẫn ung dung thưởng thức như một lẽ phải hiển nhiên.
  • Lòng tự trọng của Huấn Cao được Nguyễn Tuân khắc hoạ rõ nét ở chi tiết viên quản ngục bước vào cửa đề lao và cho Huấn Cao đặc ân, thế nhưng ông thẳng thừng từ chối “Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng có tới quấy rầy ta”. Đây chính là sự khinh bạc của Huấn Cao được thể hiện rõ với chốn lao tù này
Đọc Thêm  Ngô Quyền là ai? Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng có gì đặc biệt?

dàn ý phân tích nhân vật huấn cao và nét đẹp hiên ngang mạnh mẽ Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Huấn Cao thể hiện ở sự tài hoa và trân quý đối với người lương thiện

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao đã thể hiện hình ảnh người tử tử với nét đẹp thiện lương và cao quý

  • Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, chữ của ông đẹp nức lòng người cũng bởi tâm hồn của người viết chữ thật sự thoát tục. Thế nhưng chữ của ông chỉ cho những người ông thật sự trân quý, cái đẹp chỉ đem sẻ chia cùng những người tri kỉ.
  • Biết được viên quản ngục là người thiện lương, lại yêu mê chữ đẹp. Huấn Cao trong những phút cuối đời đã viết những chữ cuối cùng để sẻ chia nét đẹp thanh cao ấy “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”.
  • Cảnh tượng đẹp đẽ có một không hai xuất hiện ở chốn lao tù u mê , xám xịt “Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lai lịa.
  • “Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phíên lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực”
  • Cảnh tượng người tử tù dậm tô từng nét chữ đối lập hoàn toàn với một cảnh tượng xưa nay chưa từng có “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián”, cảnh tượng lòng người thanh cao tự tại đối lập với xã hội đầy rẫy những lầm than và sự thống khổ.
  • Huấn Cao khuyên viên quản ngục hãy rời xa chốn âm u này để giữ gìn nét đẹp thiện lương của người chơi chữ ở một nơi thanh bình khác => Trong những phút cuối đời vẫn lo nghĩ cho người khác dù bên ngoài là vẻ lạnh lùng, cứng rắn
Đọc Thêm  0121 là mạng gì? Ý nghĩa của đầu số 0121 và Thực trạng của sim 11 số hiện nay

Đoạn văn này đã khắc hoạ rõ nét cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể sáng bừng , con người trong hoàn cảnh nào cũng toát lên vẻ đẹp rực rỡ.

dàn ý phân tích nhân vật huấn cao cùng vẻ đẹp tâm hồn và sự tài ba Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Nhân vật Huấn Cao được Nguyễn Tuân khắc hoạ cực kì rõ nét cũng như trong chính nỗi lòng của nhà văn

Nguyễn Tuân đã rất tài tình khi tạo nên hình ảnh người tử từ với những tâm tư sâu thẳm. Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao đã giúp người đọc thấy được tâm trạng và nỗi lòng của người tử tử.

  • Là một tượng đài tráng lệ về nhân phẩm , khí phác cũng như tài hoa của bậc anh hùng
  • Cái đẹp trong hoàn cảnh nào cũng cần được bảo vệ và trân trọng.
  • Nhà văn đã diễn tả tâm lý nhân vật một cách tuyệt vời, viết về nhân vật cũng như nói hộ nỗi lòng của mình về một thời vang bóng. Nét mực vẽ nên một anh hùng chân chính trong một xã hội loạn lạc lúc bấy giờ.

dàn ý phân tích nhân vật huấn cao với nỗi lòng của nhà văn nguyễn tuân Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Như vậy để một tác phẩm đi vào lòng người đòi hỏi tác giả phải lách ngòi bút của mình vào trong nội tâm của nhân vật để mà phác thảo rõ nét nhất. Hi vọng dàn ý phân tích nhân vật huấn cao của nhà văn Nguyễn Tuân này sẽ giúp ích các bạn hiểu rõ hơn về nhân vât cũng như có định hướng hơn trong phần bài làm của mình.

Xem thêm >>> Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu

Xem thêm >>> Phân tích hình tượng người lính oai hùng trong Tây Tiến của Quang Dũng

Xem thêm >>> Đây thôn vĩ dạ cảm nhận và phân tích vẻ đẹp bài thơ

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *