Cảm nhận và phân tích đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

phân tích đàn ghita của lorca và hình ảnh minh họa Cảm nhận và phân tích đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Phân tích đàn ghita của Lorca để thấy chủ nghĩa siêu thực và tượng trưng của phương Tây được Thanh Thảo khéo léo sử dụng trong bài thơ này. Bên cạnh đó, khi cảm nhận và phân tích đàn ghita của Lorca, ta cũng cảm nhận được sự xót thương và căm phẫn tột cùng với chế độ xã hội đầy bất công đã đẩy con người vào một chuỗi những bi kịch không lối thoát. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu và phân tích đàn ghita của Lorca.

Mở bài: Mỗi người nghệ sĩ vẫn luôn khát khao tìm kiếm một sự đồng cảm tri âm, như Nguyễn Du đã từng cất tiếng thơ:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

(Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)

Và Lorca – một nhà nghệ sĩ chân chính của nền văn học Tây Ban Nha cũng thế. Lorca một người nghệ sĩ tài ba hết lòng vì nghệ thuật nhưng phải chịu số phận bất hạnh. Cái chết của ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho mọi người. Và Thanh Thảo cũng chính là một tri âm tri kỷ của Lorca. Đứng trước một người nghệ sĩ tài hoa, Thanh Thảo cũng dùng một cách rất đặc biệt để viếng Lorca – tác giả đã dùng tài năng và những xúc cảm chân thành của mình để tạo nên một thi phẩm thể hiện tấm lòng của ông với Lorca. Nén hương lòng ấy được thắp lên trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca.

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu về tác giả Thanh Thảo cùng tác phẩm

Trước khi cảm nhận, tìm hiểu cũng như phân tích đàn ghita của Lorca, người đọc cần nắm được những nét chính về Thanh Thảo cũng như đôi nét về tác phẩm.

Giới thiệu về tác giả Thanh Thảo

Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại tỉnh Quảng Ngãi. Thanh Thảo tốt nghiệp khoa Ngữ văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông cũng từng tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Thanh Thảo thuộc thế hệ các nhà thơ trong giai đoạn chống Mỹ.

Thơ của Thanh Thảo đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả dù là thơ sáng tác ở thời kỳ chiến tranh hay ở giai đoạn hậu chiến. Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục sáng tác thơ ca, viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác. Nhưng thành công lớn nhất của Thanh Thảo vẫn nằm ở lĩnh vực thơ ca. Năm 2001, ông đã được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Thơ Thanh Thảo là tiếng lòng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về những vấn đề của cuộc sống xã hội đương thời. Thanh Thảo luôn nỗ lực không ngừng để cách tân thơ ca Việt Nam. Ông luôn tìm kiếm đào sâu vào cái tôi nội tâm biểu hiện nó bằng những nỗ lực cách tân về hình thức thơ.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo có thể kể đến Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988).

Đôi nét về bài thơ đàn ghita của Lorca

Bài thơ Đàn ghita của Lorca được trích từ tập thơ Khối vuông ru-bích (1985). Tác phẩm viết về cái chết của Fê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lorca – một nhà thơ, nhạc sĩ, nhà soạn kịch tài ba. Ông đã ngợi ca, cổ vũ nhân dân trong cuộc đấu tranh với thế lực phản động để đòi quyền sống chính đáng.

Lorca có ảnh hưởng rất lớn đối với nhân dân lúc bấy giờ. Điều đó đã đe dọa đến chính quyền sở tại. Năm 1936, chế độ cầm quyền thân phát xít đã bắt giam và bắn chết ông. Cuộc đời và sự hy sinh của Lorca đã trở thành nguồn cảm hứng để Thanh Thảo sáng tác nên bài thơ với một thái độ ngợi ca, ngưỡng mộ.  

Đọc Thêm  Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

phân tích đàn ghita của lorca và hình ảnh minh họa Cảm nhận và phân tích đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Cảm nhận và phân tích đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo

Lorca – người nghệ sĩ trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật

Khi phân tích đàn ghita của Lorca, ta thấy hình ảnh Lorca không xuất hiện trực tiếp mà xuất hiện trên phông nền chính trị và văn hóa Tây Ban Nha. Điều đó được gợi lên từ những hình ảnh chấm phá đầy sức gợi

“Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn”

Mở đầu bài thơ, hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” như gợi ra trước mắt người đọc những âm thanh nổi lên rồi lại tan đi, tan đi rồi lại xuất hiện như những bọt nước nhỏ bé nhưng không ngừng xuất hiện. Tiếng đàn là âm thanh quen thuộc biểu tượng cho nghệ thuật đồng thời cũng là số phận người nghệ sĩ. Tiếng đàn được kết hợp với hình ảnh bọt nước đã gợi lên một vẻ đẹp mong manh nhưng lại bất diệt. Phân tích đàn ghita của Lorca đã cho thấy tiếng đàn xuất hiện như một dự báo về số phận của người nghệ sĩ.

Khi phân tích đàn ghita của Lorca, ta thấy ở dòng thơ tiếp theo, vị trí không gian cụ thể đã được xuất hiện – đó là đất nước “Tây Ban Nha”. Bên cạnh không gian ấy, còn là sự xuất hiện đầy ấn tượng của “áo choàng đỏ gắt”. Màu đỏ của áo choàng ấy gợi liên tưởng đến những trận đấu bò căng thẳng, hồi hộp. Từ đó, tác giả đã phần nào tái hiện lại bối cảnh không khí căng thẳng của Tây Ban Nha lúc bấy giờ – đầy độc tài và phản động.

Ẩn giấu trong đó cũng chính là hình ảnh của một nền nghệ thuật đang trở nên già nua dần. Không khí ấy gợi ta liên tưởng đến hình ảnh Lorca như một đấu sĩ đang ở trong một đấu trường đặc biệt giữa khát vọng dân chủ với chế độ chuyên chính độc tài, giữa khát vọng nghệ thuật với nền văn nghệ già nua.

Âm thanh của tiếng đàn vang lên nhưng đó không phải âm thanh của một bản hòa tấu du dương mà dường như chỉ là một chuỗi âm thanh rời rạc vô nghĩa “li la li la”. Trong giai điệu ấy, người nghệ sĩ lãng du xuất hiện. “Đi lang thang” dường như không có mục đích xác định, không biết xuất phát từ đâu và sẽ đi về đâu. Con người không có mục đích xuất hiện trong tâm thế đó nên mang một vẻ cô đơn đến rợn người.

Lorca “đi lang thang về miền đơn độc”. Trong hành trình dài đằng đẵng ấy chỉ có con ngựa bầu bạn cùng thi nhân. Hình ảnh ấy còn gợi ta liên tưởng đến cuộc du hành của Đôn Ki-hô-tê, một nhà quý tộc xứ Mantra. Nhưng ít ra Đôn Ki-hô-tê còn có bác nông dân Sancho bầu bạn có cùng chí hướng. Còn Lorca một mình đơn độc trong hành trình của mình, cô độc trong chính cả suy nghĩ của mình.

Sự cô đơn của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, sự nhân văn trong thế giới bạo tàn này không phải ai cũng có thể thấu hiểu. Vầng trăng chếnh choáng khiến cho người thi nhân cũng chếnh choáng theo. Chếnh choáng bởi men rượu cũng có thể là chếnh choáng bởi men say nghệ thuật. Bước đi người nghệ sĩ cứ thế mà lảo đảo bước đi. Trăng say cùng người và người cũng say cùng trăng. Phân tích đàn ghita của Lorca, người đọc nhận ra ánh trăng khiến cho cuộc hành trình thêm thi vị mà cũng khiến cho cuộc hành trình ấy thêm cô độc.

Nỗi đau đớn, xót xa trong những giây phút bi phẫn của Lorca

Không chỉ cô đơn trong hành trình sáng tạo mà có lẽ cả lý tưởng đấu tranh chân chính của Lorca cũng được ít người chia sẻ. Trong khi người nghệ sĩ đơn độc lang thang thì những thanh âm “li la li la” vẫn vang lên như một khúc hát.

“Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du”

Tiếng hát vẫn đang nghêu ngao cất lên thì bỗng một cảnh tượng bất ngờ, đầy kinh hoàng xuất hiện “áo choàng bê bết đỏ”, “Lorca bị điệu về bãi bắn”. Nếu ở khổ thơ trên màu đỏ xuất hiện mang đậm dấu ấn tượng trưng cho Tây Ban Nha, thì giờ đây ở dòng thơ này màu đổ lại hiện ra đầy ám ảnh “bê bết đỏ” gợi ra một khung cảnh tang thương. Đó là màu của máu. Cái chết dần được hé mở…

Lorca ra đi nhưng dường như chính thi nhân cũng không biết, chàng vẫn đang chìm trong một cơn mơ, vẫn đi trong khúc hát ngân vang. Giây phút bi phẫn ấy được tái hiện một cách cô đọng đầy hình ảnh. Phân tích đàn ghita của Lorca, ta thấy khung cảnh bi phẫn bao trùm một màu đỏ của áo choàng, của máu nhưng không đầy những dằn vặt, đau đớn mà chỉ là những nét gợi tả để gợi vỡ òa ra bao cảm xúc nơi người đọc. Sự kiện diễn ra tiếp theo đều được diễn ra theo lối tượng trưng thông qua hình ảnh tiếng đàn.

Đọc Thêm  Tesol là gì? Yêu cầu đầu vào và Chương trình học của Tesol

“tiếng ghi-ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”

Tiếng ghi ta không chỉ được cảm nhận bằng âm thanh mà còn được cảm nhận bằng màu sắc. Âm thanh dường như vỡ ra thành màu sắc. Âm thanh vốn mơ hồ không sao nắm bắt được nhưng qua những câu thơ này lại trở nên có hình có khối thành dòng máu chảy. Mỗi màu sắc  đều gợi những liên tưởng khác nhau.

Khi phân tích đàn ghita của Lorca, người đọc nhận ra “Tiếng ghi ta nâu” gợi liên tưởng đến màu của đất, của một nỗi buồn da diết. Đất rồi sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng bình yên nhất mà Lorca tìm về. Đó còn là màu nâu quen thuộc của chiếc ghita gợi liên tưởng đến nghệ thuật mà Lorca đang theo đuổi. “Tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy”, màu xanh ấy còn là màu xanh của bầu trời gợi một cảm giác bình yên. Từ hai màu sắc, tiếng ghi ta lại được hiện lên cụ thể qua cách so sánh “Tiếng ghi-ta tròn”.

Những hình khối bắt đầu hiện rõ hơn. Hình tròn vốn tượng trưng cho sự hoàn thiện viên mãn nhưng tiếc thay giờ đây nó chỉ còn lại là “bọt nước vỡ tan”. Câu thơ như bị ngắt đôi ra. Không còn là những hình ảnh thi vị hay yên bình mà đó là một chuỗi âm thanh bất ngờ đầy bàng hoàng. Bao yêu dấu đột ngột biến mất đứt đoạn trong tiếng đàn vỡ tan, vỡ cả mảnh đất dưới chân, vỡ cả bầu trời rộng lớn và vỡ cả tình yêu – cô gái ấy.

Những viên đạn của tội ác đã bắn xuyên qua thân thể của Lorca. Cái đẹp mong manh kia đã vỡ òa trong số phận bi thương của người nghệ sĩ. Khúc hát ấy kết lại bằng tiếng kêu đau đớn “Tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”. Một cái chết tức tưởi đau đớn, một sự mất mát quá lớn không thể nào bù đắp được. Khi phân tích đàn ghita của Lorca, người đọc nhận ra số phận của tiếng đàn cũng chính là số phận của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ đã mất vậy những giá trị nghệ thuật liệu có còn tồn tại.

Những suy tư về hành trình đi đến cõi vĩnh hằng

Phân tích đàn ghita của Lorca, ta thấy người nghệ sĩ đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, còn bao nhiêu mơ ước khát khao vẫn chưa thực hiện được. Cái chết ấy khiến cho bất kỳ con người nào có trái tim cũng trở nên cảm thương.

“không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng”

Khi phân tích đàn ghita của Lorca, ta thấy hai dòng thơ trong đoạn gợi nhiều cách hiểu. Đó là nỗi thương xót cho cái chết của một thiên tài cũng như tiếc nuối cho hành trình cách tân thơ dang dở không chỉ với bản thân Lorca mà còn với nền nghệ thuật Tây Ban Nha. Bởi lẽ, thiếu vắng Lorca cũng là sự thiếu vắng người dẫn đường cho nền văn học nghệ thuật Tây Ban Nha.

Nghệ thuật cũng như cỏ mọc hoang kia có thể nhỏ bé mong manh nhưng sức sống mạnh mẽ bất diệu. Cái chết của một nhà nghệ thuật chân chính là không có người kế nghiệp sự cách tân dang dở. Nhưng cái chết đau đớn hơn chính là nghệ thuật của anh ta được đem lên thành bệ thờ cản trở những sự cách tân tiếp theo của thế hệ mới.

Phân tích đàn ghita của Lorca, ta cũng nhận ra hai dòng thơ trên đã thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn. Mà tiếng đàn cũng chính là biểu trưng cho nghệ thuật của Lorca – một nghệ thuật hướng đến sự tự do, tình yêu. Cái đẹp ấy sẽ mãi lan tỏa như cỏ dại kia bén rễ mãi vào lòng người đến tận thế hệ mai sau.

Vầng trăng ở đây không còn chếnh choáng trong men say mà vầng trăng ấy trở nên lấp lánh hơn là nguồn sáng duy nhất nơi đây cũng là tri kỷ của nhà thơ. Hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng là một hình ảnh mang tính siêu thực. Phân tích đàn ghita của Lorca, ta nhận thấy hình ảnh ấy được lấy cảm hứng từ sự thực lịch sử. Đó là sau khi bắn chết Lorca, kẻ thù đã đã ném xác ông vào giếng để phi tang.

Hình ảnh này tuy có gợi đến cái chết đầy oan khuất của ông nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp siêu thực. Nước mắt vầng trăng là hình ảnh gợi nhiều liên tưởng. Đó là giọt nước mắt của con người, của vũ trụ trước cái chết của Lorca. Đó là giọt nước mắt to lớn ẩn chứa sự thương cảm vô ngần.

“đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi-ta màu bạc”

Hai hình ảnh đối lập nhau một bên là sự đứt đoạn – chỉ tay còn một bên là sự rộng lớn bất tận của dòng thời gian. Sinh mệnh ngắn ngủi đến đây đành phải kết thúc không sao cưỡng cầu được. Định mệnh nghiệt ngã đã cắt ngang sự sống của Lorca. Lorca lần nữa lại xuất hiện nhưng không trong những hình ảnh đầy ấn tượng của sắc đỏ hay không xuất hiện với dáng vẻ ghê rợn mà xuất hiện trong dáng vẻ nghệ sĩ của mình.

Đọc Thêm  Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích

Là người nghệ sĩ, ông luôn gắn liền với chiếc đàn đến khi mất đi ông cũng trở về cùng với chiếc đàn của mình. Trong cõi siêu thoát, cây đàn dường như đã trở thành chiếc thuyền đưa ông sang dòng chảy của cuộc đời “trên chiếc ghi-ta màu bạc”. Chiếc ghi ta lần nữa đã biến màu, không rực rỡ chói chang mà trở thành ánh bạc đầy huyền bí gợi mở về một thế giới hư vô. Đây cũng là sự hóa thân của nhà thơ.

“chàng ném lá bùa cô gái di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la…”

Phân tích đàn ghita của Lorca, người đọc nhận ra hai hành động cuối cùng của Lorca chính là “ném lá bùa”, “ném trái tim” của mình vào xoáy nước. Đó là xoáy nước của thời gian, của cuộc đời. Nhưng kết thúc của xoáy nước chính là một sự im lặng vô cùng, một cõi lặng yên. Đó như một lời giã từ cuộc sống mà cũng là một sự giải thoát trước những ràng buộc của cuộc sống dù không muốn nhưng cuộc vĩnh biệt ấy vẫn phải diễn ra.

Lorca ném đi lá bùa định mệnh mang niềm tin cứu rỗi, ném đi trái tim mình vào cõi im lặng vô định. Hành động ấy như một lời ngắn gửi mọi người hãy quên đi sự đau thương hãy để cuộc sống được vận động theo đúng tiến trình của nó, hãy để sự sáng tạo được tiếp tục. Lorca ra đi không mang theo bất cứ điều gì, cũng không oán than tiếc nuối.

Ông ra đi một cách thanh thản chỉ mang theo cây đàn nghệ thuật cùng mình. Cây đàn chính là người bạn tri âm. Phân tích đàn ghita của Lorca, ta thấy trong không gian vắng lặng ấy vang lên một chuỗi âm thanh quen thuộc “li la li la li la”. Chuỗi âm thanh ấy mở ra và cũng kết lại tác phẩm. Khúc hát ấy vẫn còn mãi gợi nhớ về một người nghệ sĩ – chiến sĩ đã chiến đấu hết mình cho tự do cũng như cho nghệ thuật.

cảm nhận và phân tích đàn ghita của lorca Cảm nhận và phân tích đàn ghita của Lorca – Ngữ Văn 12

Nhận xét tác phẩm khi phân tích đàn ghita của Lorca

Khi phân tích đàn ghita của Lorca, người đọc nhận thấy bài thơ đã sử dụng nhiều hình ảnh siêu thực kết hợp với những mạch cảm xúc đan xen nhau vừa đau đớn, bàng hoàng vừa ngậm ngùi xót xa lại vừa yên bình thanh thản. Đó không còn là lời thơ mà trở thành một khúc ca, một nén hương lòng mà Thanh Thảo dâng lên để tưởng nhớ Lorca.

Bài thơ cũng đã làm sống lại một huyền thoại về người nghệ sĩ chân chính Lorca. Lorca vừa khiến ta ngưỡng mộ vừa khiến ta xót xa về một người nghệ sĩ tự do cô đơn phải chịu cái chết đầy oan khuất nhưng luôn sống mãi trong lòng người. Khi phân tích đàn ghita của Lorca, ta thấy qua hình tượng bi tráng ấy, Thanh Thảo đã thể hiện sự ngưỡng mộ, đồng cảm cũng như tiếc thương dành cho Lorca.

Kết bài: Đàn ghi ta của Lorca tuy viết về cuộc đời và cái chết đầy đau đớn nghiệt ngã của Lorca nhưng không mang màu sắc ghê rợn mà chỉ để lại cho lòng người một niềm tiếc thương nhẹ nhàng sâu lắng trong lòng người đọc. Bởi cái chết và sự trở về ấy được miêu tả bằng bút pháp siêu thực. Những hình ảnh, đường nét, màu sắc như mờ nhòe, cõi thực và cõi ảo hòa kết vào nhau. Phân tích đàn ghita của Lorca, ta không chỉ xót thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ, mà còn tiếc nuối cho những cách tân nghệ thuật còn dang dở… Cái chết của Lorca là dấu chấm hết của một người nghệ sĩ chân chính – nhưng cái chết ấy không thể xóa đi sự tồn tại của Lorca trong lòng mọi người mà Thanh Thảo chính là một minh chứng.

Dàn ý chi tiết phân tích đàn ghita của Lorca

Mở bài phân tích đàn ghita của Lorca

  • Giới thiệu sơ nét về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm.
  • Sự đồng cảm trong tâm hồn của những thi nhân.
  • Chỉ ra giá trị nội dung của tác phẩm đàn ghita của Lorca.

Thân bài phân tích đàn ghita của Lorca

  • Hình ảnh người nghệ sĩ trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha
  • Nỗi đau đớn, xót xa trong những giây phút bi phẫn của Lorca
  • Những suy tư về hành trình đi đến cõi vĩnh hằng.

Kết bài phân tích đàn ghita của Lorca

  • Khẳng định lại giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
  • Nhấn mạnh ý nghĩa của hình tượng Lorca cùng nghệ thuật chân chính.

Khi phân tích đàn ghita của Lorca, có thể thấy rằng tâm hồn người nghệ sĩ vốn tài hoa và đầy lòng trắc ẩn. Tác phẩm đàn ghi ta của Lor-ca như tiếng nhạc gẩy lên du dương, tha thiết tiễn đưa người nghệ sĩ đa tài về chốn cực lạc, thoát khỏi số phận éo le cũng như một xã hội độc tài đầy rẫy những bất công ở Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Với lòng trăn trở trước những vấn đề nóng bỏng của xã hội, cùng sự giao cảm đặc biệt của người nghệ sĩ, Thanh Thảo đã giúp mỗi chúng ta cảm nhận được sự xót thương cũng như sự căm phẫn tột cùng với chế độ xã hội đầy bất công đẩy con người vào bi kịch không lối thoát.

Hy vọng những cảm nhận và phân tích đàn ghita của Lorca trong bài viết trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *