Cảm nhận Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

cảm nhận nỗi thương mình và hình ảnh thúy kiều Cảm nhận Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy đoạn trích đã thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo mới mẻ, cái nhìn vượt thời gian cũng như tài năng sử dụng nghệ thuật độc đáo của đại thi hào Nguyễn Du. Cùng cảm nhận trích đoạn Nỗi thương mình sẽ thấy tâm trạng đau đớn và tủi nhục, sự thương thân trách phận và ý thức sâu sắc về số phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.

Mở bài: Nhắc đến Nguyễn Du, ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều – một kiệt tác giàu giá trị nội dung cũng như nghệ thuật, đồng thời thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của đại thi hào. Trong suốt cả chiều dài lịch sử, không phải người đọc nào cũng đồng cảm và thương xót nàng Kiều của Nguyễn Du, nhất là trong quan niệm phong kiến. Vẫn có người thương Kiều cũng như có những người không thích Kiều. Nguyễn Công Trứ từng lên án “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!”. Chu Mạnh Trinh lại đồng cảm, bênh vực “Cánh hoa rụng chọn gì đất sạch”. Viết về đoạn đời làm kỹ nữ của nàng ở lầu xanh, nhưng cái hay của Nguyễn Du nằm ở chỗ khắc họa được một nàng Kiều “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đoạn đời lắm ê chề, tủi nhục ấy của Kiều càng khiến ta xót thương hơn cho số phận của nàng. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “Nỗi thương mình”.

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu vị trí đoạn trích và hoàn cảnh của Kiều

Để cảm nhận Nỗi thương mình đầy đủ và chi tiết, người đọc cần nắm được những nét chính về vị trí của trích đoạn cũng như hoàn cảnh đáng thương của nàng Kiều khi rơi vào chốn lầu xanh. 

Vị trí đoạn trích Nỗi thương mình

Khi cảm nhận Nỗi thương mình, ta thấy trích đoạn này thuộc phần: Gia biến và lưu lạc, nằm từ câu 1229 đến câu 1248 trong kiệt tác của Nguyễn Du. Từ cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân, đại thi hào đã sáng tạo nên một tác phẩm mới với cái nhìn đầy mới mẻ về con người và xã hội trong thời điểm lúc bấy giờ.

Với Nguyễn Du, đây đã không còn là câu chuyện tài mệnh, mà còn là câu chuyện giữa tâm và tài. Điều này đã mang đến cho tác phẩm một sức sống mới, một linh hồn mới, một giá trị mới phù hợp với tâm hồn của người Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa dân tộc, cũng như trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của nhân dân Việt Nam. Nhân vật trung tâm của tác phẩm chính là Thúy Kiều – một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng cũng không tránh khỏi bi kịch của cuộc đời.

Hoàn cảnh bất hạnh của nàng Kiều

Trước khi cảm nhận Nỗi thương mình, tìm hiểu về số phận của Kiều, ta thấy nàng là một cô gái có tài sắc. Kiều gặp và yêu Kim Trọng – một mối lương duyên đẹp. Những tưởng sau đêm thề nguyền, hạnh phúc sẽ đến với nàng. Nhưng không, đoạn trường bắt đầu mở ra. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Để cứu cha, nàng đành bán mình cho Mã Giám Sinh. Đêm trước ngày lên đường theo họ Mã, Kiều vẫn còn đau đáu nỗi niềm với Kim Trọng và nàng đã đưa ra một quyết định đầy đau đớn – trao duyên tình của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân. 

Trước tình yêu tan vỡ, nàng có thể làm tất cả những gì có thể được cho hạnh phúc của người mình yêu, đồng thời nói lên nỗi đau đớn cực độ khi đành phải tự nguyện từ bỏ tình yêu sâu đậm. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều rơi vào lầu xanh của mụ Tú Bà. Phẫn uất vì bị lừa gạt và làm nhục, nàng rút dao tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, nàng lại mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời, đến mức phải đau đớn mà rằng

“Thân lươn bao quản lấm đầu

Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”.

Nàng buộc phải chấp nhận làm kĩ nữ… Trong những tháng ngày ấy, Kiều không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn về tinh thần.

Đọc Thêm  Nhạc EDM là gì? Giải đáp toàn bộ thắc mắc về nhạc EDM cho người mới

cảm nhận nỗi thương mình và hình ảnh thúy kiều Cảm nhận Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Khung cảnh chốn lầu xanh trong Nỗi thương mình

Khi cảm nhận nỗi thương mình, ở ngay đầu đoạn trích là khung cảnh chốn lầu xanh hiện lên:

“Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh”

Miêu tả khung cảnh trác táng chốn làng chơi, Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi. Cảnh sinh hoạt ở chốn lầu xanh hiện lên với không khí rất đặc trưng, luôn ồn ào, nhộn nhịp. Những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng ước lệ như bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm. 

Tống Ngọc, Trường Khanh, đã được Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình để diễn tả cảnh sống thực của Thúy Kiều với thân phận một kĩ nữ lầu xanh. Khi cảm nhận Nỗi thương mình, ta thấy bọn khách làng chơi ra vào tấp nập. Họ chỉ biết hưởng thủ thỏa mãn dục vọng của mình. Các hình ảnh đối xứng lần lượt hiện ra. Đó là “ Cuộc say đầy tháng – Trận cười suốt đêm.”, “Sớm đưa Tống Ngọc – Tối tìm Trường Khanh”. 

Cuộc sống tủi nhục của Kiều cứ vậy mà kéo dài tiếp nối hết sớm rồi lại khuya. Trong khung cảnh nhộn nhịp đó, Kiều như lạc lõng bơ vơ. Nguyễn Du đã tách hai từ ghép (ong bướm, lả lơi) tạo thành cặp tiểu đối: “bướm lả/ ong lơi”.  Khi cảm nhận nỗi thương mình, người đọc sẽ thấy chính điều ấy đã phần nào cụ thể hóa cũng như nhấn mạnh hiện thực trớ trêu của Kiều nơi lầu xanh bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, tấp nập. 

Dù không mô tả trực tiếp bất kỳ gương mặt của khách làng chơi nào, nhưng ta vẫn cứ cảm nhận những khuôn mặt ấy cứ hiện ra. Có cái niềm nở, tươi cười, những lời chào mời đưa lời của cô gái làng chơi. Cũng có cả cái cười thỏa mãn, hả hê của những kẻ tìm đến chốn truy hoan hưởng lạc này. Khi cảm nhận Nỗi thương mình, lời thơ khiến ta phần nào nhớ đến những lời dạy của Tú Bà:

“Cởi xiêm lột áo chán chường

Trước thần sẽ nguyên mảnh hương lầm rầm

Đổi hoa lót chiếu xuống nằm

Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi”

Hay những lời thơ:

“Chơi cho liễu chán hoa chê

Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời”

Cuộc sống chốn lầu xanh vui vẻ truy hoan nhưng sau khi tiếng cười kết thúc thì để lại biết bao ê chề nhục nhã…

Cái giật mình đầy thảng thốt của nàng Kiều

Cảm nhận Nỗi thương mình, ta thấy trong đoạn trích này, âm hưởng chủ đạo không phải là tả cảnh mà là tâm trạng:

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Nếu ở 4 câu trên là lời miêu tả hoàn cảnh khách quan thì những dòng thơ này, lại là những lời tâm sự đầy xót xa, bẽ bàng của người con gái ý thức được bản thân cũng như hoàn cảnh thực tại. Con người chỉ buồn khi họ có ý thức về nỗi buồn của mình. Nhân vật tự bày tỏ trực tiếp về tâm trạng của mình. 

Với những cảm nhận Nỗi thương mình, ta thấy câu thơ “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh.” với cách ngắt nhịp 3/3 đã diễn tả thời gian từ từ trôi trong lặng lẽ đến ghê sợ. Những thời điểm lần lượt được điểm qua. Đó là Khi tỉnh r­ượu – Hết khách và Lúc tàn canh – Gần sáng. Chỉ có những khoảnh khắc ấy, Kiều mới có thể đối diện với lòng mình, sống thực với nỗi lòng đang tê tái của nàng. Đó cũng là lúc nàng mới giật mình xót xa về sự thay đổi thảm hại của thân phận mình

Câu thơ “Giật mình mình lại thương mình xót xa” thể hiện rõ nỗi thương mình của nhân vật chính. Ở câu lục bát có tính chất mở đầu lời tâm sự này, ta nhận thấy đây chính là khoảnh khắc của riêng cõi lòng Kiều. Đây là những giây phút hiếm hoi của Kiều, phút giây tĩnh lặng của tâm hồn. Khi nhân vật biết “Giật mình mình lại thương mình xót xa”, điều đó mang ý nghĩa “cách mạng” là một sự biến đổi lớn trong sự tự ý thức. 

Đọc Thêm  Soạn bài Chiếu dời đô – Phân tích, Tóm tắt và Bình giảng

Kiều là con người không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà đã có ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân – ý thức về quyền sống của bản thân. Chính vì điều đó, ta thấy Kiều rất thật khi đi vào khuôn khổ phong kiến với những nếp sống nếp nghĩ sáo rỗng. Cụ thể là bởi ngày xưa trong quan niệm phong kiến người phụ nữ không có quyền làm chủ cũng như họ can tâm chấp nhận điều đó. Cuộc đời người phụ nữ do người khác định liệu và họ cũng không sống cho bản thân mình. 

Nhịp 2/4/2 là cách ngắt nhịp bất bình thường của thơ lục bát nhưng góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều vào thời khắc này. Cái giật mình ở nhịp 2. Tiếp đó, nhịp 4 đặt ở giữa làm cho câu thơ giãn ra, diễn tả sự mệt mỏi, chán chường. Và cuối cùng kết lại bằng tiếng thơ dài “xót xa” ở nhịp 2. Cảm nhận Nỗi thương mình sẽ thấy chỉ một dòng thơ có đến 3 từ “mình” đã cực tả nỗi cô đơn của Thuý Kiều

Từ sự tự ý thức, Kiều bắt đầu nhớ lại quá khứ của mình.

“Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.”

Khi cảm nhận Nỗi thương mình, ta thấy quá khứ đối lập với hiện tại một cách khốc liệt. Quá khứ càng hạnh phúc bao nhiêu thì hiện tại càng đau xót bấy nhiêu. Quá khứ hạnh phúc chỉ ùa về “Êm đềm trướng rủ màn che” thì hiện tại khốc liệt đã che lấp đi quá khứ. Đó là một thực tại “tan tác như hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường”. Những câu hỏi tu từ hiện ra vang vọng vào không gian nhưng rồi cũng chìm vào im lặng không có lời giải đáp. 

Điệp từ “sao” càng nhấn mạnh thêm nỗi niềm của Kiều. Quá khứ hạnh phúc ấy ngỡ chỉ là chuyện mới hôm qua nhưng sao giờ lại xa xăm quá. Hiện thực phũ phàng khiến cho Kiều phải thốt lên

“Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”

Kiều tự cảm thấy tủi nhục cho số phận mình hiện tại. Nàng không thể nào ngờ mình lại trở thành một con người như thế. Còn gì đau đớn hơn chính là mình lại chán ghét bản thân mình. Nếu trước đây Kiều “Ngại ngùng dày gió dạn sương” khi gặp Mã Giám Sinh thì giờ đây cái ngại ngùng ấy đã không còn. Tấm thân này cũng không còn trinh nguyên và cõi lòng nàng cũng đã tan nát. Kiều không còn lại gì nhưng cũng không thể làm được gì để thay đổi hiện thực ấy. Cảm nhận Nỗi thương mình, người đọc sẽ thương cảm biết mấy cho thân phận tủi nhục cùng số phận bất hạnh của Kiều. 

Nỗi thương mình trong sự lẻ bóng cô đơn của Kiều

Nỗi thương mình thứ hai là thương cho sự lẻ bóng, cô đơn không có ai bầu bạn

“Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì”

Kiều như một cái xác không hồn vật vờ tạm bợ chốn lầu xanh. Thể xác nàng ở đó chỉ chứng minh cho sự tồn tại của người con gái nàng nhưng Kiều lại không nhập cuộc về tinh thần. Mặc cho cuộc sống xô đẩy, mặc cho những lời đường mật của đám khách làng chơi Kiều vẫn cứ thế – chết lặng về tâm hồn. 

Cái vui chỉ có duy nhất đám khách ấy cảm nhận. Chỉ có Kiều hiểu rõ bản thân mình nhất. Nàng không thể nào vui ở chốn bùn nhơ này. “Xuân” ở đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc sống vui tươi, rộn ràng đầy sức sống. Và cuộc sống ấy với Kiều đã chấm dứt từ lúc Kiều quyết định bán mình chuộc cha trao duyên tình cho Thúy Vân. Thử hỏi làm sao người con gái đa sầu đa cảm ấy có thể vui trong hoàn cảnh hiện tại?…

“Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”

Cảnh có đủ gió, hoa, tuyết, trăng nhưng sao lại vô hồn đến thế. Phải chăng đó chính là sự vô cảm của người con gái đã phải trải qua những biến cố cuộc đời, những nhơ nhớp của cuộc sống chốn lầu xanh. Sự bẽ bàng trước khung cảnh này ta đã từng bắt gặp trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Thế nhưng, ở lầu Ngưng Bích dù có buồn bã có lo sợ cho tương lai vô định nhưng vẫn chưa hết hy vọng. Còn trong hoàn cảnh hiện tại, mọi hy vọng đã vỡ tan. Kiều chấp nhận hiện thực giờ đây mình đã thành một kỹ nữ. Nỗi buồn ấy còn thấm đẫm trong cả những lúc Kiều ở trong cuộc truy hoan. Cảm nhận Nỗi thương mình, ta còn thấy cầm kỳ thi họa của người con gái tài sắc này giờ đây bị đem ra thành trò mua vui tiếp khách.

“Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai?”

Những nụ cười gượng gạo giữa khung cảnh xô bồ này chỉ càng khiến Kiều thêm chua xót cho thân phận mình. Có mặt ở cuộc vui nhưng Kiều vẫn không thể nào hòa nhập. Nụ cười chỉ là lớp màn che đi tâm trạng đau đớn của Kiều. Cảm nhận Nỗi thương mình một cách sâu sắc, người đọc sẽ thấy, dù bây giờ hay sau này, Kiều vẫn vĩnh viễn không thể hòa nhập với cảnh chơi bời trác táng nơi đây. Và đó cũng chính là vẻ đẹp của tâm hồn Kiều…

Đọc Thêm  Suy nghĩ về câu nói: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Kiều hiện lên như một đóa hoa sống giữa chốn bùn nhơ. Tuy không thể làm gì để thay đổi hiện thực, nhưng Kiều vẫn luôn giữ gìn tâm hồn nàng. Dù chỉ là “chút lòng trinh bạch” nhưng đặt nó trong hoàn cảnh của Kiều ta càng thêm cảm phục. Chốn lầu xanh có thể hành hạ xác thân nàng, khiến cõi lòng nàng tan nát nhưng nó không thể khiến nàng mất đi nhân phẩm của mình. Cảm nhận Nỗi thương mình sẽ thấy tâm trạng buồn đau, tủi hổ, chán chường hay sự tự thương mình chính là minh chứng rõ nhất cho ý thức về nhân phẩm của Thúy Kiều.

Nhận xét đánh giá khi cảm nhận Nỗi thương mình của Nguyễn Du

Cảm nhận Nỗi thương mình, ta thấy trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã sử dụng thành công phép biện chứng của tâm hồn. Ông đã tinh tế trong việc khắc họa khung cảnh làng chơi xô bồ hỗn tạp một cách chân thực nhưng không dung tục. Để ra qua đó, hình ảnh Kiều hiện lên đầy tủi nhục xót xa. Sự bơ vơ, cô đơn lạc lõng đến tận cùng của Kiều mấy ai có thể hiểu thấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc khắc họa, Nguyễn Du còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc dành cho Kiều – người con gái luôn cố gắng giữ gìn tâm hồn của mình.

Kết bài: Tấm lòng của Nguyễn Du dành cho Kiều cũng như cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh vẫn sẽ mãi khắc sâu vào người đọc bao thế hệ. Nguyễn Du đã nhìn cuộc đời với cặp mắt đầy bao dung, vị tha. Ông không lên án Kiều mà lên án cái xã hội thối nát đã đẩy người con gái vào cảnh sống dung tục này. Chính điều đó đã làm nên sức sống cho tác phẩm.

Dàn ý cảm nhận Nỗi thương mình trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Mở bài cảm nhận Nỗi thương mình 

  • Giới thiệu đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều, cũng như đoạn trích Nỗi thương mình.
  •  Nếu tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của trích đoạn “Nỗi thương mình”.
  • Tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo mới mẻ đầy sâu sắc của Nguyễn Du.

Thân bài cảm nhận Nỗi thương mình

  • Nêu giới thiệu về vị trí của trích đoạn Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
  • Nêu ngắn gọn về hoàn cảnh cùng số phận bất hạnh của Thúy Kiều.
  • Khung cảnh chốn lầu xanh trong Nỗi thương mình của Thúy Kiều.
  • Sự thảng thốt và giật mình của nàng Kiều trong nỗi tủi nhục cùng cực.
  • Nỗi thương mình trong sự ý thức về nhân phẩm của nàng Kiều. 

Kết bài cảm nhận Nỗi thương mình

  • Tóm tắt lại giá trị của toàn tác phẩm nói chung cũng như trích đoạn Nỗi thương mình nói riêng.
  • Đánh giá tài năng của đại thi hào Nguyễn Du cùng giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
  • Nhấn mạnh khi cảm nhận Nỗi thương mình sẽ thấy đồng cảm cho nàng Kiều – một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cũng không tránh khỏi sự vùi dập của xã hội phong kiến xưa. 
  • Nêu suy nghĩ của bản thân khi cảm nhận Nỗi thương mình của Nguyễn Du.

Có thể thấy, đoạn trích Nỗi thương mình Nguyễn Du đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều – Một cô gái có ý thức sâu xa về nhân phẩm cho dù cuộc đời có vùi dập đến đâu đi nữa… Khi xây dựng nhân vật Thuý Kiều, đại thi hào đã thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với nhân vật, đồng thời qua đó cũng lên án, phê phán sâu sắc một xã hội bất công đầy oan trái. 

Trên đây là những cảm nhận Nỗi thương mình trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về trích đoạn này trong tác phẩm. Nếu có bất cứ bổ sung hay thắc mắc gì liên quan đến chủ đề cảm nhận Nỗi thương mình, đừng quên để lại nhận xét bên dưới để cùng Aiti-aptech.edu.vn trao đổi thêm nhé. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Phân tích và cảm nhận tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích

Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên

Xem thêm >>> Phân tích Độc tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du – Ngữ Văn lớp 10

Xem thêm >>> Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm 

Xem thêm >>> Cảm nhận 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Xem thêm >>> Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm 

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *