Các phương châm hội thoại: Lý thuyết và Bài tập vận dụng

tìm hiểu về các phương châm hôi thoại Các phương châm hội thoại: Lý thuyết và Bài tập vận dụng

Các phương châm hội thoại là gì, các phương châm hội thoại được phân loại như nào? Để quá trình giao tiếp được diễn ra thuận lợi và giúp người đối diện có thể hiểu được nội dung dễ dàng thì người nói cần chú ý đến những phương châm hội thoại. Hãy cùng Aiti-aptech.edu.vn tìm hiểu và phân tích qua những ví dụ về phương châm hội thoại dưới đây nhé.

Nội dung chính bài viết

Kiến thức về các phương châm hội thoại

Các phương châm hội thoại là gì?

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công.

Những phương châm hội thoại chính

Phương châm hội thoại chính được phân làm 5 loại. Bao gồm:

  • Phương châm về lượng: Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.
  • Phương châm về chất: Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.  
  • Phương châm quan hệ: Trong quá trình giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp, tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng.
  • Phương châm cách thức: Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ.  
  • Phương châm lịch sự: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.
Đọc Thêm  Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến

tìm hiểu về các phương châm hôi thoại Các phương châm hội thoại: Lý thuyết và Bài tập vận dụng

Tại sao cần nắm vững các phương châm hội thoại?

Trong quá trình giao tiếp, cần nắm vững, hiểu rõ những phương châm hội thoại để thực hiện thành công, giúp người đối diện dễ hiểu. Tùy vào tình huống cụ thể, mà người nói có thể vận dụng các phương châm hội thoại này một cách linh hoạt và phù hợp hoàn cảnh.

Nguyên nhân gây nên tình trạng những phương châm hội thoại không được tuân thủ như:

  • Người nói vụng về, thiếu khéo léo hay thiếu kinh nghiệm trong việc giao tiếp.
  • Người nói chú ý đến phương cham hội thoại khác hoặc cần thực hiện mục tiêu khác quan trọng hơn.
  • Người nói muốn tạo dựng sự chú ý, thu hút người nghe hiểu câu với hàm ý khác.
Đọc Thêm  Pin AA là gì? Cách sử dụng, Phân loại và Kích thước của pin AA

tại sao cần nắm vững các phương châm hôi thoại Các phương châm hội thoại: Lý thuyết và Bài tập vận dụng

Luyện tập về các phương châm hội thoại

Các câu hỏi về phương châm hội thoại

Ví dụ 1: Các câu sau đây không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

  • Điều này là bí mật nhất đấy! (a)
  • Hôm qua là ngày sinh nhật chị gái tôi. (b)
  • Nhà hàng này bán hải sản biển ngon tuyệt. (c)
  • Bạn là học trường nào? (d)  -Tớ là học trường trung học. (e)

Ví dụ 2: Câu chuyện sau đã vi phạm các phương châm hội thoại nào? Giải thích tại sao lại vi phạm những phương châm hội thoại này.

Hai anh em vào quán cơm gọi đồ. Quán dọn ra đĩa cơm trứng muối. Người em thấy vậy liền hỏi:

  • Cùng là trứng vịt nhưng quả này mặn nhỉ?
  • Chú nói vậy người ta nghe thấy cười cho đấy. Quả trứng vịt muối cũng không biết.
  • Trứng vịt muối ở đâu ra?

Người anh tỏ vẻ hiểu biết, đáp lại:

  • Chú mày kém quá. Đương nhiên là trứng vịt muối được con vịt muối đẻ ra rồi. Có vậy mà cũng không biết!

Ví dụ 3: Theo dõi câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi đặt ra:

Trong tiết học môn Địa lý, thầy giáo gọi Tuấn lên thực hành câu hỏi chỉ bản đồ:

  • Em hãy chỉ giúp thầy đâu là châu Mĩ.
  • Thưa thầy đây ạ! – Hà dùng thước chỉ trên bản đồ.
  • Tốt lắm! Tiếp theo trò Hà hãy nói cho thầy biết người nào đã có công tìm được châu Mỹ?
  • Thưa thầy, là bạn Hà ạ!
Đọc Thêm  Đảng là gì? Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Tại sao Việt Nam không cần đa đảng

Yêu cầu của bài:

  • Trong mẩu truyện trên, các phương châm hội thoại bị vi phạm, không được tuân thủ?
  • Để tuân thủ những phương châm hội thoại, học sinh tên Hà cần trả lời câu hỏi của thầy giáo thế nào?
  • Tìm một câu thành ngữ để nhận xét về trường hợp hội thoại trên.

Gợi ý câu trả lời về phương châm hội thoại

Ví dụ 1: Trong bài này các câu đều vi phạm các phương châm hội thoại, cụ thể là phương châm về lượng. Nguyên nhân là do từ ngữ trong câu bị trùng lặp, khiến cây bị thừa (câu a, b, c) hoặc thông tin không đủ (câu e).

  • (a) Thừa từ nhất vì từ bí mật đã bao hàm ý nghĩa giữ kín, không được tiết lộ với bất kỳ ai.
  • (b) Thừa từ ngày. Từ sinh nhật trong câu đã có nghĩa là ngày sinh.
  • (c) Thừa từ biển. Trong câu có từ hải sản tức là các sinh vật dinh sống dưới biển.
  • (e) Câu đáp lại thiếu thông tin cụ thể. Người trả lời câu nêu tên của trường mình đang theo học.

luyện tập về các phương châm hôi thoại Các phương châm hội thoại: Lý thuyết và Bài tập vận dụng

Các phương châm hội thoại cần được tuân thủ nghiêm túc. Điều này giúp quá trình giao tiếp diễn ra trôi chảy và nhanh chóng, đồng thời giúp người giao tiếp hiểu được nội dung người nói muốn truyền tải. Hy vọng với những kiến thức và ví dụ về các phương châm hội thoại mà Aiti-aptech.edu.vn cung cấp sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình giao tiếp hàng ngày.

Tác giả: Việt Phương

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *