Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu – Văn mẫu lớp 11

Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu – Văn mẫu lớp 11

Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu – Bài làm 1

Xuân Diệu được xem là “Ông hoàng thơ tình” Việt Nam với những sáng tác đượm chữ tình, chữ nhớ, chữ thương. Đọc thơ Xuân Diệu người ta nhận ra một nỗi buồn lan nhẹ, một nỗi sầu mênh mang nhưng chất chứa tình yêu với vạn với, với con người. Thơ Xuân Diệu có nét buồn nhân thế, vì đó là cảm hứng chung của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, nhưng cái buồn của ông cũng có nét riêng khác biệt. “Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu nhẹ nhàng và sâu lắng như vậy.

Kỳ thực mùa thu không phải là đề tài mới mẻ nhưng trong thơ của Xuân Diệu thì nó luôn mới luôn biến đổi theo mạch cảm xúc. Tác giả đã mở đầu bằng một hình ảnh buồn, đầy tang thương:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông lệ xuống ngàn hàng

Nàng thu của Xuân Diệu có một sự chuyển động rất nhẹ, tinh tế, cứ ngỡ như chỉ cần một động thái nhỏ sẽ làm mùa thu ấy tan ra. Hình ảnh cây liễu không hiếm trong những vần thơ với sự yếu ớt, mỏng manh, e lệ; nhưng trong thơ Xuân Diệu nó lại mang một nỗi buồn sầu thương, cô đơn hơn nữa. Liễu “đứng chịu tang” là một ý nghĩ táo bạo của Xuân Diệu. Một sự liên tưởng thật nhạy bén và sâu sắc. Đúng vậy mùa thu luôn buồn, buồn man mác, buồn bâng khuâng, buồn đến “đìu hiu”. Từ láy này đã gợi tả hết cái thần thái của mùa thu. Cành cây liễu buông thõng xuống mặt hồ mà tác giả cứ ngỡ đang chảy “lệ”. Có lẽ Xuân Diệu đã nâng niu mùa thu một cách nhẹ nhàng và ân ái nhất.

Và mùa thu thực sự đến trong thơ ông khi tiếng reo vui được cất lên:

Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

Một tiếng reo vui nhỏ nhẹ nhưng tràn đầy hào hứng, tràn đầy tin yêu. Tác giả dường như bị mùa thu đánh thức sau một giấc ngủ thật dài, thật lâu. NHưng ẩn sâu trong tiếng reo vui ấy thoảng qua một nỗi buồn nhân tình thế thái, bởi rằng mùa thu luôn gợi chữ buồn mênh mang. Đường nét của mùa thu thật nhẹ nhàng, tinh tế biết bao khi hình ảnh “áo mơ phai dệt lá vàng”. Có lẽ đó là nắng của mùa thu, thứ nắng dịu nhẹ, tinh khiết nhất.

Bức tranh của mùa thu bắt đầu hiện rõ nét hơn qua những cảm nhận của tác giả:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Một khu vườn mùa thu trọn vẹn, thần thái của mùa thu được lột tả một cách tinh tế và khéo léo nhất. Mùa thu là mùa rụng lá, mùa của sự chia ly không báo trước, sự sống mỏng manh đang sợ thời gian trôi đi, sợ ngày tàn đêm buộng, mọi vật cũng dần trôi vào mơ hồ. Thiên nhiên luôn khắc nghiệt như vậy, mọi thứ mang một dáng vẻ lo âu, sợ sệt. Những câu thơ với nhịp điệu vang lên dồn dập đến tái tê bởi làn gió xuân “run rẩy”.

Mùa thu dường như mỏng manh hơn, đau buồn hơn. Tác giả dùng tư “hơn một” để nói đến sự biến đổi không ngừng của thiên nhiên, của vạn vật. TÍnh ước lệ tượng trưng trong thơ Xuân Diệu dường như khiến con người ta cảm thấy xót xa hơn thì phải? HÌnh ảnh “sắc đỏ rủa màu xanh” là nét sáng tạo mới của tác giả, một sự chuyển đổi tinh tế, sâu sắc.

Đến những câu thơ cuối người đọc dường như cảm nhận cái buồn thêm tê tái hơn:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Môt sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế và khéo léo qua từ “nghe”. Sao tác giả có thể nghe được”rét mướt” nhỉ, hẳn là một sự nhạy bén và tinh tế trong sâu thẳm trái tim đang run rẩy của thi sĩ. Hình ảnh nàng trăng hiện lên huyền ảo, mơ hồ nhưng cũng chất chứa nỗi niềm sâu thẳm. Trăng “tự ngẩn ngơ” là một dụng ý nghệ thuật cực kỳ đắc điệu của tác giả, một ánh trăng đẹp, thướt tha nhưng lại gợi sầu, gợi buồn đến mênh mang.

Hình ảnh con người bắt đầu xuất hiện ở hai câu thơ kết mang nhiều suy ngẫm và liên tưởng của tác giả:

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?

Tác giả đang hỏi người hay tự hỏi mình, hỏi nhân thế sao chữ buồn cứ nằng nặc bám theo dai dẳng đến vậy. Mùa thu nhẹ nhàng, tinh tế như người thiếu nữ. Con người khi thu đến thường chìm vào u uẩn, vẫn khao khát yêu đương đấy nhưng lại “buồn không nói”. DƯờng như nỗi lòng của những con người trong phong trào thơ mới đều có nỗi niềm chất chứa không biết ngỏ cùng ai như thế.

Mùa thu trong thơ xuân diệu thật đẹp nhưng cũng thật buồn, có chăng đây chính là sự khác biệt tạo nên một xuân diệu mà chúng ta thường biết đến. “Đây mùa thu tới” mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm neo đậu mãi.

Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu – Bài làm 2

Thơ Xuân Diệu là cả một bầu xuân, là cái bình chứa muôn hương của tuổi trẻ. Thi sĩ không ngớt chào mời giục giã mọi người hãy tận hưởng tuổi trẻ và tình yêu – “phần ngon nhất của cuộc đời”. Xuân Diệu đã từng bỏng môi, rát lưỡi, đau răng vì đã uống tham lam vào suối mặt trời, đã ăn hăm hở vào trái mùa xuân. Là con người yêu sống, ham sống, cho nên khi cảm nhận được sự trôi chảy không ngừng của thời gian, sự tàn lụi của cảnh vật (dù là mới chớm) nhà thơ hốt hoảng buồn sầu cũng là điều dễ hiểu. Đây mùa thu tới tiêu biểu cho tâm trạng ấy của ông.

Mùa thu là người bạn muôn đời của thi ca. Cái rét buốt tê tái của mùa đông qua đi để nàng xuân đến với bao nhiêu niềm vui và sự sống, có lẽ gây ấn tượng mạnh hơn trong lòng người, nhưng lại không gợi thi tử nhiếu như mùa thu, phải chăng vì thu dịu dàng, thu buồn hơn. Với những tâm hồn thi sĩ đa cảm, đa tình, niềm vui phơi phới đã dễ rung động, những nỗi buồn thì càng gợi cảm xúc nhiều hơn. Xuân Diệu cũng vậy. Thi sĩ đã để cho lòng mình, hồn mình rung lên những nhịp đập xốn xang khi mùa thu đến. Đây mùa thu tới phảng phất một nỗi buồn nhưng lại đẹp đến nao lòng.

Nhà thơ cảm nhận mùa thu tới trong vẻ đẹp của nỗi buồn:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh liễu – một hình ảnh quen thuộc trong Đường thi. Trước đó, Nguyễn Du đã từng có câu thơ rất hay về liễu: “Lơ thơ tơ liễu buông mành”. Mặc dù học tập hình ảnh ước lệ trong văn chương cổ, nhưng “liễu” của Xuân Diệu không có vẻ gì là vay mượn. Cảnh mang hồn của Xuân Diệu, hồn Việt Nam tuy quen mà lạ, tuy ước lệ mà lại rất cụ thể bởi cách liên tưởng sáng tạo và độc đáo: “đìu hiu đứng chịu tang”. Với nét bút mềm mại và khoáng đạt, nhà thơ đã vờn vẻ vào không gian dáng hình yểu điệu, lả lướt của những rặng liễu thả dài sóng tóc gội đầm đìa trong những cơn mưa lệ. Từ láy “đìu hiu” cùng với nghệ thuật láy âm “buồn buông”, “ngàn hàng”… đầy sức gợi. Câu thơ gợi cảm giác nhiều hơn là tả. Liễu buồn nhưng đẹp ảo não, thướt tha. Càng buồn, càng đẹp. Càng đẹp lại càng buồn. Cảnh thấm đậm tâm trạng khiến cho người đọc không khỏi vấn vương chút tơ lòng. Cái tài của tác giả là cảnh buồn nhưng không chết lặng mà có hồn.

Câu thơ thứ ba cất lên tiếng lòng thi sĩ: “Đây mùa thu tới – mùa thu tới”. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi sĩ đã bắt kịp bức thông điệp của đất trời. Dường như giữa im lìm của vạn vật, chỉ một mình nhà thơ lắng nghe được bước chuyển rất nhẹ của thời gian. Câu thơ có giá trị như một lời thông báo, xác nhận sự hiện diện của thời gian. Trong một câu mà có tới hai lần “mùa thu tới”, thi sĩ như vội vàng, cuốn quýt thốt lên khi mùa thu vừa bước đến. Như đã chờ đợi từ lâu, Xuân Diệu mở rộng lòng mình để đón thu. Ông cảm nhận thêm một dáng vẻ của mùa thu:

“Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Xuân Diệu đã khoát lên mùa thu một chiếc áo vàng sáng rạng rỡ, kiều diễm và sang trọng. Không gian như òa sáng bởi màu vàng mơ đầy gợi cảm. Mùa thu đẹp, thơ mộng, cảnh sáng nhưng buồn thì cũng buồn vô tận.

Bức tranh chớm thu có đường nét mềm mại của liễu, có màu sắc, có tình người. Hình ảnh liễu cùng với màu áo mơ phai mở đầu đã gây một ấn tượng ban đầu cho người đọc để đến khổ thứ hai, mùa thu được cảm nhận tinh tế và đầy cảm giác:

“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh,

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.

Cảnh thu có hoa, có lá, có gió, trổ vào không gian những cành trơ trụi khẳng định trong rét mướt. Ân tượng lớn nhất trong khổ thơ là cách diễn đạt rất mới, rất tinh vi: “hơn một loài hoa”, “rũa màu xanh”… Tất cả đều ở độ mới chớm, mới bắt đầu. Hơn một loài hoa chứ không phải tất cả các loài hoa, trong vườn sắc đỏ mới “rũa” màu xanh, chứ không phải “rửa”, Ta có cảm giác màu đỏ đang lấn dần, lấn dần để cuối cùng tràn ngợp, khắc khoải một màu đỏ lụi tàn. Câu thơ gợi cảm giác, như có sự nhói buốt trong tâm hồn. Lẽ ra, vào thu ở ta, mùa vàng là màu hợp hơn nhưng ở đây, Xuân Diệu đã chọn màu đỏ để đối chọi với màu xanh đang bị lấn dần tạo ấn tượng trong lòng người.

Hai câu thơ sau mới thật là tuyệt bút, với sư quan sát tinh vi mang hồn Việt Nam. Sự thật chỉ có gió thổi làm cho lá rung rinh nhưng Xuân Diệu đã tưởng tượng làm cho gió cũng run rẩy vì rét. Bốn âm “r” đã phát huy tác dụng. Người đọc như run lên vì rét, sau lưng rung động vì hay. Như một nhà điêu khắc tài ba, Xuân Diệu đã trổ, đã khắc vào không gian những nhánh khô không còn sức sống, xương xẩu, gầy guộc, khắc khổ, mà không phải nhiều nhánh, chỉ có “đôi nhánh”, lại đặt trong cái rét đến buồn lòng, nên cành nhỏ nhoi, mỏng manh, càng buồn gấp bội. Câu thơ có bảy chữ thì có đến sáu chữ gây ấn tượng. Trong ca dao đã có không ít lần xuất hiện hình ảnh cành trúc, đến Nguyễn Khuyến đã tiến lên một bước: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu:”, và đến đây, Xuân Diệu đã đẩy lên một mức. Có lẽ là cao nhất: “nhánh”, nghe đã thấy nhỏ nhoi chứ không nói gì đến một loạt các từ cùng nghĩa sau đó: “Khô gầy xương mỏng manh”. Câu thơ đầy chất tạo hình của Xuân Diệu đã mài nhọn các giác quan cho ta. Tất cả đều ở mức độ khởi sự, các thông tin đều mang tính vi lượng. Tác giả đã để lại trong lòng người đọc cảm giác tê buốt thấm thía đến từng thớ thịt, đã chạm vào chỗ da non của từng người. Đây là thời điểm giao mùa. Nếu như không có một tâm hồn tinh tế thì thi sĩ không thể cảm nhận được tinh vi đến vậy. Cảnh vật đang dần dần tàn lụi, thời gian không ngừng trôi chảy, nên một con ngưòi ham sống như Xuân Diệu làm sao không buồn. Có lẽ, do lòng yêu tuổi trẻ, do muốn ngăn sự già nua tàn tạ nên nhà thơ luôn luôn cảnh giác và báo động:

Đọc Thêm  Suy nghĩ về bốn phẩm chất: Công, dung, ngôn, hạnh mà người phụ nữ phải có theo quan niệm của người xưa.

“Dưới gốc nào đâu có xác ve

Thế mà ve đã tắt theo hè”

Hay:

“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.

Chính vì vậy mà nhà thơ cảm thấy cô đơn, buồn sầu khi thu tới:

“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò…”

Cảm giác cô đơn không khơi gợi từ mọi vật, vầng trăng được miêu tả trong câu thơ độc đáo và tinh nghịch: Trong một phút thả lòng, bâng khuâng, ngẩn ngơ khó nói thì bị thi nhân tinh quái bắt quả tang. Giữa thiên nhiên và con người như có sự hòa đồng, giao cảm nên con người mới có thể hiểu được giây phút tự “ngẩn ngơ” của thiên nhiên. Hình ảnh non xa sương mờ thấp thoáng, nhạt nhòa gợi không khí sương khói bảng lảng, mơ hồ thật đẹp nhưng vẫn thoáng buồn.

“Đã nghe rét mướt luồn trong gió…”

Có gió thì mới rét và rét thì mới gió, nhưng ở dây, Xuân Diệu đã tách gió và rét ra làm hai, cái rét luồn, ẩn trong gió, chưa thực sự hiện diện, chưa lộ mặt bởi đây mới chỉ là bắt đầu. Xuân Diệu đã phát huy cao độ khả năng cảm thụ với nhãn lực tinh tường. Thật ra là cảm thấy cái rét lẩn khuất trong gió nhưng thi nhân lại nói là “đã nghe”. Dường như giữa con người và thiên nhiên có một mối dây vô hình gắn bó và am hiểu. Đây là gió từ hồn thổi ra. Hình như, tác giả cố tìm bóng dáng cuộc sống của con người nhưng không có:

“Đã vắng người sang những chuyến đò…”

Con thuyền trong thơ Nguyễn Trãi đã buồn “Cô chu trấn nhật các sa miên” (Con thuyền gối đầu trên cát ngủ suốt ngày) nhưng ở đây, hình ảnh con thuyền còn buồn hơn vì nó lênh đênh trên sông nước, đợi chờ khắc khoải một bóng người nhưng “đã vắng”, không phải chỉ “vắng” trong hiện tại mà “đã”: từ trước đây.

Tất cả đều vắng vẻ. Đấy là sự cô đơn, chia lìa trên mặt đất, của người vì không đoàn tụ. Ở khổ cuối là sự chia lìa của thiên nhiên:

“Mây vẩn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li”

Nhà thơ đã cảm thấy bước chuyển rất nhẹ của thiên nhiên: “mây vẩn”, có sự xuất hiện của sự sống: đàn chim nhưng là “chim bay đi”. Đò đã vắng, chim lại bay đi, để lại một khoảng trống không mênh mông, xa vắng. Nỗi buồn thương tràn sang cảnh vật và quay trở lại xoáy vào lòng người, da diết thấm thìa khôn cùng. Không chỉ riêng thiên nhiên nói lên cái u uất chia li mà chính lòng người cũng phải cất lên thành lời “Khí trời u uất hận chia li”. Nỗi đau xót, u uất dằn xuống.

Hai câu kết bài thơ đầy sức gợi

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Con người đẹp nhất khi có niềm vui và nụ cười, còn ở dây, thiếu nữ “buồn không nói”, trầm ngâm suy tư. Câu thơ không xác định ở số lượng “ít nhiều”, ở hướng nhìn “nhìn xa”, “không nói”, “nghĩ ngợi gì”. Người thiếu nữ này cũng là một cảnh quan, nhưng là nét đẹp cao nhất của cảnh, biết cảm thụ, nghe được tất cả những cái vắng lặng từ những cảnh quan khác dồn tới mà buồn, chữ “hành khách” ở câu thơ của Nguyễn Trãi: “Dã kính quan lương hành khách thiểu” còn là người nói chung, nhắc đến nó để nói sự không có. Còn ở đây, hình ảnh thiếu nữ là cụ thể, là có thật, đang tồn tại. Trạng thái buồn không xác định lí do, tư thế nhìn cũng không xác định duyên cớ. Bài thơ khép lại ở một trạng thái, một tư thế.

Đây mùa thu tới có lúc sử dụng thi liệu ước lệ của thơ Đường nhưng kết thúc lại không giống thơ Đường, câu cuối của thơ Đường thường đóng lại, khép kín ý thơ từng bài. Nhưng ở đây, tác giả lại mở ra, khơi gợi ở người đọc một cảm hứng đồng sáng tạo. Nó để ngõ dành cho sự liên tưởng, cảm nhận của từng người đọc. Bài thơ kết thúc cũng là lúc ta bắt đầu cảm thấy được cái điều “ít nhiều thiếu nữ buồn không nói. Đó chính là tài năng của Xuân Diệu.

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cách diễn đạt truyền thống và mới mẽ do học tập văn hóa Phương Tây, với tâm hồn thi sĩ giàu cảm xúc và tài năng, Xuân Diệu đã góp phần cho Thơ mới nói riêng và nền văn học nói chung một tác phẩm có giá trị: Đây mùa thu tới. Bài thơ mang hồn thơ Xuân Diệu, hồn Việt Nam.

Đây là “tiếng thở dài của những tâm hồn cô đơn tội nghiệp đi tìm nhau”.

Có lẽ, tác giả muốn gởi gắm một lời khuyên mang ý nghĩa nhân bản: Những con người lẻ loi cô đơn hãy xích lại gần nhau để giải tỏa nỗi cô đơn này.

Đây mùa thu tới như một bức tranh lụa cổ hòa sắc lạnh. Hình ảnh mùa thu nên thơ, nên họa trong tác phẩm không phải không liên quan đến những cảnh quan mĩ lệ của đất Việt. Phải chăng hồn dân tộc của bài thơ không hỏi mà hiện ra ở điều đó? Xuân Diệu đã đem đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên u buồn mà rất đỗi xinh đẹp, một tâm hồn chân thành và tha thiết, nỗi buồn trong sáng, nỗi cô đơn tràn ngập trong thơ ấy là nỗi buồn chung của cả một thế hệ thanh niên mất nước ngày đêm khao khát sự hòa nhập với cuộc đời.

Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu – Bài làm 3

Thu là một đề tài mà rất nhiều nhà thơ chọn cho mình để gửi chọn những tình cảm cảm xúc về thiên nhiên đất trời. Nếu như Hữu thỉnh có bài Sang Thu, Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu bà bài thì Xuân Diệu một người yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt cuống quýt cũng viết lên bài thơ Đây mùa thu tới. Có thể nói mỗi một bài thơ thu đều có một cách khám phá riêng và bài thơ của Xuân Diệu cũng thế. Bằng những hình ảnh thiên nhiên đẹp tứ thơ Đây mùa thu tới cứ dào dạt trong lòng mỗi người đọc.

Mở đầu bài thơ Xuân Diệu mang đến cho chúng ta những hình ảnh thiên nhiên báo hiệu một mùa thu sắp đến:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Tín hiệu của mùa thu sang được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh liễu đứng chịu tang, đìu hiu và lệ ngàn hàng. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa rặng liễu đứng ven hồ được ví von như một người con gái đẹp kiều diễm tha thướt. Thế nhưng liễu thường được chỉ cho mùa xuân với nét đẹp xuân xanh thế mà ở đây nhà thơ lại sử dụng hình ảnh liễu để nói về mùa thu. Dùng hình ảnh ấy để tác giả nói đến cái buồn lãng mạn của mùa thu. Vì hình ảnh những hàng liễu rủ giống như mái tóc của người con gái buông xuống mặt hồ. Rồi nó lại giống như những giọt nước mắt buồn của người con gái ấy. Vậy nên cao sang mà buồn, buồn nhưng lại đẹp. Rõ ràng liễu không giống như những giọt nước mắt mà ta cảm nhận được liễu đang khóc, để tang cho một mùa hè rực rỡ đi qua. Điệp ngữ ‘ đây mùa thu tới” như thể hiện được một tiếng reo vui trước bước đi của mùa thu. “Đây” thể hiện sự xưng danh giới thiệu còn điệp ngữ kia như sự hân hoan của nhà thơ không thể giấu giếm mà bộc phát thành lời reo vui. Phong cảnh khởi sắc với màu áo mới đó là màu áo mơ phai chỉ có mùa thu mới có. Màu của rừng lá nhạt nhòa gợi lên cái sự tàn phai của màu thu.

Sang khổ thơ thứ hai chúng ta nhận thấy rằng khi tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Xuân Diệu đã vẽ lên trước mắt chúng ta một cảnh tưởng vô cùng đẹp nhưng lại mang dấu hiệu của sự rơi rụng thiên nhiên hay cũng chính là sự rơi rụng trong tâm hồn con người.

“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Ở đây nhà thơ không dùng những từ như “ dăm ba”, “năm bảy” mà lại dùng cụm từ “hơn một loài hoa’ để chỉ cho sự tàn phai của hoa lá. Cụm từ ấy có nghĩa là một vài, đã mấy nhưng cũng phải là nhiều. Nói như thế là một cách nói rất nghệ thuật, hơn một chứ chưa chắc đã là nhiều. Đó mới chỉ là những bước chuyển động đầu tiên của mùa thu mà thôi, rất nhẹ nhàng . Có thể nói câu thơ mang đến mọt nỗi buồn lớn, gây ấn tượng mạnh về sự rơi rụng. Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp thế mà mùa thu tới cái đẹp lại tàn phai rơi rụng gây cảm giác tiếc nuối mất mát trong lòng người. Động từ “rủa” thể hiện sự ngấm dân , gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá, thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. . Qua đây người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt. trong khi ấy những cái lạnh của thời tiết cũng được nhà thơ nhắc đến. Với biện pháp nghệ thuật điệp phụ âm đầu “run rẩy rung rinh” đã mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu. Không cần nói đến cái chữ se lạnh tỏng câu thơ của mình mà chỉ cần qua hình ảnh của cành hoa ấy ta thấy được những se lạnh của gió thu đang luồn lách qua những lá cây kia. Mùa thu đến cây cối đang xanh tươi tràn trề nhựa sống thay vào đó sự khô gầy, héo úa tàn tạ. Nó giống như những bộ xương khô gầy yếu ớt và đơn độc. Bởi vì lá đã theo gió mà đáp mình xuống dưới đất, hay cũng như bị cơn gió kia lối cuốn mà lìa cành bay theo. Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng thị giác , cảm giác, xúc giác. Dường như thi sĩ còn mang đến cho cảnh thu cái xôn xao run rẩy của lòng mình.

Mùa thu bắt đầu quyết liệt hơn, đến nhanh nhẹn hơn thể hiện qua những ánh trăng ngẩn ngơ, non xa mờ trong sương sớm:

“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vằng người sang những chuyến đò

Tác giả nhân hóa trăng thu như nàng thiếu nữ tự ngẩn ngơ, không hiểu nỗi lòng mình. Đó là cái ngẩn ngơ rất thu, nhỏ nhoi, mờ nhạt. Còn dãy núi thì bắt đầu bằng ngày mới bằng một màu mờ nhạt thấp thoáng trong màn sương ấy. Ta như cảm nhận được hơi sương mờ nhạt mang đến cảm giác bàng bạc mơ hồ. Tiếp đến câu thơ thứ ba nhà thơ sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Cái rét mướt kia được cảm nhận qua cảm giác chứ không phải là thính giác thế nhưng tác giả đã rất lạ ở chỗ đó. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã cho thấy được sự quạnh quẽ, vắng vẻ hoang vu trên mỗi chuyến đò bến đò. Thu đang đến mà như đã sắp qua để nhường cho mùa xuân cạn kề. cảnh vật trong khổ thơ được miêu tả từ trên cao xuống dưới trong trạng thái lạnh lẽo tàn phai. Nó khắc họa bước đi nghiệt ngã của thời gian.

Đọc Thêm  Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão

Nhà thơ như hướng tầm mắt của mình lên cao và nhìn thấy những áng mây bàng bạc hiện lên cùng với đó là hình ảnh những cánh chim bay đi như thả mình vào cõi vĩnh hằng:

“ Mây vẩn tầng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Ở hai câu đầu sự chia ly diễn ra trong lòng cảnh vật. Chim bay đi tránh rét, nỗi buồn chia ly ngập tràn không gian tạo thành một nỗi sầu hận u uất. Nêu như nhà thơ bắt đầu bằng hình ảnh cây liễu giống như cô gái thì kết thúc bài thơ tác giả cũng nhắc đến hình ảnh cô gái. Cô gái ấy đang làm gi?, Trong thơ Xuân Diệu mọi vẻ đẹp đều được so sánh với vẻ đẹp của người con gái. Nói cách khác vẻ đẹp của con người trở thành chuẩn mực của vẻ đẹp thiên nhiên. Cô gái ấy ngồi tựa cửa mà nhìn xa, cái nhìn xa xăm những thứ hiện ra trước mắt thì không thấy mà chỉ thấy những gì trong tâm trí đang hiện ra. Cô thiếu nữ ấy đang buồn không nói tựa cửa trông xa để nghĩ ngợi.

Bài thơ mở đầu bằng mái tóc của người con gái qua hình ảnh rặng liễu, kết thúc cũng bằng hình ảnh người con gái qua ánh mắt xa xăm vô định. Điều đó thể hiện được những thu đến đẹp như mái tóc, đôi mắt người con gái vậy. Qua đây nhà thơ đã mang đến một bức tranh thu của mình trong triển lãm những bức tranh thu. Và nếu ai một lần chiêm ngưỡng bức tranh thì không thể nào quên được vẻ đẹp lãng mạn buồn phảng phất của nó.

Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu – Bài làm 4

Mùa thu là một trong những đề tài lớn của thơ ca. Qua những cảnh sắc thu đầy lãng mạn và tinh tế, các nhà thơ bộc lộ những tình cảm, cảm xúc về thiên nhiên đất trời, về con người hay nhân tình thế thái. Xuân Diệu là một nhà thơ mới nhưng vẫn tìm đến đề tài này như một phát hiện đầy mới lạ và thi vị. Cái hay trong mùa thu của Xuân Diệu chính là những rung động tinh tế về những bước chuyển biến của thời gian.

Mở đầu bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu là hình ảnh rặng liễu, vốn không mới mẻ trong các bài thơ thu. Thế nhưng rặng liễu trong thơ Xuân Diệu lại mang một vẻ đau buồn, tang tóc:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông lệ xuống ngàn hàng

Như một người con gái yểu điệu, rặng liễu rủ lá xuống như làn tóc xõa mềm mại trước gió. Thế nhưng dáng đứng ấy lại gợi lên một nỗi buồn ảm đạm. Rặng liễu “đìu hiu” lay lắt, đung đưa trước gió như thể đang đứng chịu tang. Những cành lá rủ xuống như thể lệ rơi, lệ ngàn hàng. Mùa thu với Xuân Diệu chưa gì đã buồn đến khó tả.

Thế nhưng, sang đến những câu thơ tiếp theo thì mùa thu tới lại mang những nét thơ mộng và lãng mạn hơn nhiều:

Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

“Đây mùa thu tới” thực sự giống như một tiếng reo vui tràn đầy hào hứng và phấn khởi của thi nhân. Màu vàng tượng trưng cho mùa thu. Nhưng ở đây, lá chưa hẳn đã vàng hết. “Áo mơ phai” chính là một màu sắc sáng tạo đầy mới mẻ của thi nhân. Với tâm hồn tinh tế, nhà thơ Xuân Diệu đã cảm nhận được thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu. Nắng không còn gắt gỏng, đã phai bớt màu vàng chói chang, chỉ còn lại màu “áo mơ phai” nhẹ nhàng trên những chiếc lá cây. Chỉ với những hình ảnh đó đã khiến cho chúng ta nhận thấy một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm trước thời điểm mùa thu đang tới.

Nhưng mùa thu không chỉ có màu vàng mà bức tranh của mùa thu còn đa sắc màu hơn thế:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Một khu vườn tràn ngập sắc thu, trong đó thần thái của mùa thu được thi nhân cảm nhận một cách tinh tế và khéo léo nhất. Động từ “rủa” đã cho thấy một quan sát và cảm nhận tinh vi: lá đỏ cứ lấn dần lá xanh từng tí một, khó phát hiện ra, thế mà không đợi đến một sáng nào đấy, cả vườn lá đỏ mới nhận thấy được mùa thư. Ở đây, trong sự biến chuyển rất tinh vi đó, thi nhân đã thấy sắc đỏ, sắc thu đã lấn dần sắc xanh, sắc màu của mùa hạ.

Mùa thu về, từng cơn gió heo may đã làm cho “những luồng run rẩy rinh rinh lá”. Có thể lá gió thổi làm cho lá rung rinh nhưng Xuân Diệu lại cảm nhận được rằng mùa thu cũng đã bắt đầu chớm lạnh, vì thế mà gió dường như đang run rẩy vì rét. Trong cái se lạnh ấy, những cành khô gầy guộc, xương xẩu, như thiếu đi sức sống lại càng làm cho khung cảnh trở nên buồn não nề, bi thương.

Cái lạnh, cái rét đã được nhà thơ nói rõ hơn trong hai câu:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người qua những chuyến đò

Ở đây có một sự chuyển đổi giữa xúc giác, thính giác và thị giác thật tinh tế và khéo léo. Bởi vì phải tinh tế lắm thì mới có thể “nghe” thấy được “rét mướt”. Và có thể nhìn thấy được rét mướt luồn vào “trong gió”. Cái rét mướt đã luồn lách vào trong hoa, lá, cành, sương, gió cũng đã tác động đến con người. Những chuyến đò dần thưa người qua lại, càng khắc rõ vẻ đìu hiu, buồn bã của bến sông thiên nhiên đất trời.

Đối với Xuân Diệu, ông luôn có sự tinh tế để nhận ra thời gian có sức mạnh ghế gớm. Nó ngày càng lấy đi sự trẻ trung, tươi vui và thay vào đó là sự tàn phá, làm cho mọi vật trở nên héo úa, khô gầy. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh rặng liễu – như một người thiếu nữ – và kết thúc cũng là hình ảnh người thiếu nữ:

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?

Kết cấu này đã tạo nên một hiệu ứng hết sức đặc sắc: hồn thu của thiên nhiên, đất trời đã đi vào hồn người. Người thiếu nữ này tuy cũng là một nét cảnh quan nhưng là nét cảnh quan cao nhất, biết cảm thụ, lắng nghe được tất cả cái vắng lạnh từ các cảnh quan khác dồn tới mà buồn. Và cái buồn cũng là buồn nhất, u uất nhất: “buồn không nói”. Trong khi đó, trạng thái buồn ấy cũng không thể xác định được lý do: “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?”. Không biết là cô gái buồn hay lòng thi nhân buồn. Bài thơ dừng ở một trạng thái, một tư thế để ngỏ dành cho sự liên tưởng, sự cảm nhận của người đọc. Và dường như những nhà thơ trong Phong trào thơ mới đều có chung một nỗi niềm chất chứa không biết ngỏ cùng ai như vậy.

“Đây mùa thu tới” là một bức tranh mùa thu thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Với những cảm nhận tinh tế, Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc một mùa thu hoàn toàn khác với những sác thái thu đã từng biết đến. Chính tài năng này đã khiến cho Xuân Diệu trở thành “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu – Bài làm 5

Xuân Diệu được đến là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, với những đóng góp to lớn với sự nghiệp văn học của nước nhà mà cụ thể là với phong trào thơ Mới ở Việt Nam mà ông được đánh giá là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, Xuân Diệu sáng tác đa dạng về đề tài, nhưng đặc biệt thành công trong đề tài về tình yêu đôi lứa, chẳng những vậy mà ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” của Việt Nam, đến với những áng thơ tình của Xuân Diệu độc giả như bước chân vào một thế giới tràn ngập sự sống, trong một thế giới đầy đắm say, nồng nhiệt của tình yêu. Để hiểu về cảm hứng này ta tìm hiểu về một tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu “Đây mùa thu tới”.

Bài thơ “Đây mùa thu tới” là bài thơ viết về khung cảnh của mùa thu, tuy đẹp nhưng thật buồn, bài thơ cũng là dòng tâm trạng của chính nhà thơ, đó là sự lưu luyến, tiếc nuối khi vẻ đẹp dần tàn úa, cùng với đó là sự hối hả của nhịp sống, nhà thơ tự nhắc nhở mình, cũng như nhắc nhở độc giả hãy sống vội vàng, gấp gáp lên vì vẻ đẹp của thời tươi trôi qua rất nhanh, nếu không tận hưởng thì nó sẽ vô tình trôi mất, còn lại chỉ là sự luyến tiếc trong vô vọng. Ngay ở phần mở đầu, nhà thơ Xuân Diệu cũng đã gợi ra bức tranh mùa thu, đây là khung cảnh tuy đẹp đấy nhưng lại man mát buồn, làm cho độc giả có sự đồng cảm với cảm xúc mà nhà thơ tha thiết truyền tải:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tơi – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Mở ra trước mắt người đọc là hình ảnh của rặng liễu, hình ảnh thân quen thường gắn với khung cảnh của mùa thu. Và việc sử dụng hình ảnh ngỡ như đã quen thuộc đó nhưng trước sự cảm nhận và thể hiện đầy độc đáo thì chỉ một hình ảnh rặng liễu thôi nhưng cũng đã làm cho người đọc những liên tưởng khái quát đầ tiên về mùa thu. “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” , việc sử dụng từ láy “đìu hiu” vừa gợi ra được dáng vẻ đơn độc, vừa gợi được không gian tịch mịch của không gian, hàng liễu đứng đơn độc với vẻ u sầu như chịu tang, tức là khoảng thời gian đầy khó khăn, đau thương trong cuộc sống. Những sợi tơ liễu rủ xuống làm cho nhà thơ liên tưởng đến mái tóc dài của người thiếu nữ, và hình ảnh nổi bật ở người thiếu nữ đó chính là hàng lệ tuôn dài “lệ ngàn hàng”, đó chính là nỗi buồn khi mùa thu tới, mùa của tàn úa, phôi phai “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”.

“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Từ cái nhìn khái quát, qua hình ảnh rặng liễu, báo hiệu cho người đọc biết rằng mùa thu đã về, thì nhà thơ Xuân Diệu đã đi phác họa những nét chi tiết về bức tranh mùa thu. “Hơn một loài hoa đã rụng cành”, hơn một loài hoa có nghĩa là hai hoặc rất nhiều loài hoa đã lìa khỏi cành, cách nói lượng hóa này của nhà thơ giảm đi phần mất mát, tạo tâm thế cho sự đón nhận của người đọc, thu về các loại hoa, lá rụng như một lẽ tất yếu của tự nhiên, mà dù có luyến tiếc thì con người cũng không thể thay đổi, sắc đỏ rực rỡ của các loài hoa, sắc xanh biếc của những tán lá không còn mang vẻ đẹp như ban đầu mà nó đã bắt đầu nhạt nhòa, phôi pha theo lời mời gọi của mùa thu. Những chiếc lá, bông hoa còn lại cũng run rẩy, rung rinh trước sự hấp dẫn của những cơn gió “Những luồng run rẩy rung rinh lá”, và vì những chiếc lá đã lìa cây nên những cành cây trở nên trơ trọi, hao gầy như vừa trải qua bạo bệnh “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.

Đọc Thêm  Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Ngữ Văn Lớp 9

“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò”

Mùa thu đến không chỉ làm cho cảnh vật nhuốm màu của chia li, tàn úa mà nó còn tác động đến tâm hồn, tình cảm của con người, làm cho người ta xót xa, luyến tiếc trước những mất mát, trước sự tàn úa của cảnh vật, trước không gian u buồn của cảnh vật. Tuy nhiên, cảm nhận ấy không chỉ tồn tại ở con người, mà ngay nàng trăng- nhân vật tồn tại trong thế giới tinh thần của con người cũng không tránh khỏi những cảm giác mơ hồ, buồn bã mà đôi khi ngẩn ngơ “Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ”, nàng trăng tuy chỉ tồn tại trong thế giới tâm hồn của con người, nhưng trong câu thơ này, thì nàng trăng còn tượng trưng cho vũ trụ, đất trời, thể hiện sự đồng cảm giữa thiên nhiên và con người trước sự đổi thay khi thu đến.

Ở phía xa kia, khung cảnh dường như cũng nhạt nhòa hơn bởi sự che khuất của những đám sương mờ “ Non xa khởi sự nhạt sương mờ”, những luồng sương mù này không chỉ che khuất cảnh vật mà nó còn như một làn sương mỏng trong tâm hồn của con người, làm cho con người hoang mang, bất định, vừa muốn tận hưởng nhưng cũng vừa muốn thoát ra, đó cũng là cảm giác của con người khi muốn chiêm ngưỡng cảnh sắc của mùa thu, một trong bốn mùa tươi đẹp trong năm, vừa muốn nó đừng đến vì nó đến mang đến những vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng lại mang đi tất cả sự sống của vạn vật. Mùa thu đến còn mang những luồng không khí giá lạnh, thổi bay đi không khí nóng bức của mùa hè, mang đến không khí mát mẻ, đó là những luồng gió mang theo cái rét mướt của mùa thu.

Không chỉ cảnh vật mà nơi bế đò, nơi vốn nhộn nhịp bởi những chuyến đò qua lại, chở đầy hàng hóa cũng như người qua sông thì thu đến, những chuyến đò thưa dần, bến sông dần vắng đi những người khách “ Đã vắng người sang những chuyến đò”. Khung cảnh của mùa thu vẫn tiếp tục được nhà thơ Xuân Diệu khắc họa trong khổ thơ cuối của bài:

“Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”

Mùa thu đến, những đám mây vơ vẩn, lặng lẽ trôi trong không gian rộng lớn của bầu trời, những đàn chim cũng bắt đầu hò reo nhau bay về phương Nam để tránh đi cái rét của ngày đông đang tới. Khí trời không cao, rộng và sáng như ngày hè, cũng không rực rỡ như những ngày xuân mà u uẩn, ngưng đọng, và trong sự cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu thì khí trời như đang u uất, buồn bã vì nỗi buồn phải chia li, chia li với khung cảnh tươi đẹp, chia li với vạn vật xung quanh nó “Khí trời u uất hận chia li”. Và nhân vật trữ tình của bài thơ chính là người thiếu nữ u sầu “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”, đó là nỗi buồn không thể dãi bày, bộc lộ nên nàng không noismaf chỉ im lặng suy nghĩ, tựa cửa nhìn xa mà không biết tâm sự ấy là gì “Tựa của nhìn xa, nghĩ ngợi gì”.

Bức tranh mùa thu được đặc tả rõ nét, chân thực mà không kém phần sống động, nhà thơ Xuân Diệu đã mang đến bức tranh thơ một khung cảnh mùa thu tuy đẹp nhưng u uất buồn, nó làm cho tâm trạng của con người như đồng cảm với sự phôi pha của cảnh vật, đó là sự tiếc nuối, lưu luyến khi phải nói lời chia li với cảnh sắc tươi đẹp, đón nhận một không gian, diện mạo mới mà mùa thu đem lại. Nhận thức từng sự chuyển biến, dù là nhỏ nhất, tinh vi nhất của cảnh vật, chứng tỏ nhà thơ không chỉ là một con người nhạy cảm, tinh tế trong cảm nhận mà còn là con người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống.

Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu – Bài làm 6

Xuân Diệu có thể được mệnh danh là nhà thơ của thời gian, tất cả những tác phẩm của ông luôn luôn hướng tới thiên nhiên, đến cuộc sống và đến lòng người, như chúng ta thấy trong lời thơ bài vội vàng ông đã nêu lên được những khoảng không gian sống vội vã của con người, nhưng sang đến tác phẩm đây mùa thu tới ông lại bộc lộ những cảm xúc và thi vị của mùa thu đất nước.

Đây màu thu tới là bài , nó mang dạt dào những cảm xúc của con người hình ảnh thơ đậm chất nhạc buồn, những hình ảnh mà nhà thơ sử dụng đã mang đậm màu sắc và giá trị của cuộc sống. Mở đầu bài thơ tác giả đã diễn tả:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hình ảnh thơ hay và mượn những khung cảnh thiên nhiên để nói lên cảm xác của con người, những hình ảnh rặng liễu đìu hiu, nhưng tác giả đã thả hồn mình, vào với lời thơ và nhân hóa sự vật rặng liễu biết đứng chịu tang, đang có tâm trạng buồn rầu , đau đớn về sự ra đi, những chiếc lá vàng úa đang dần lìa khỏi cành, mùa thu là mùa của rụng lá, cây cối như chút hết lá, cây cối chỉ còn trơ lại những hình ảnh của cành và cây, chính vì vậy tác giả đã dùng những biện pháp nhân hóa ẩn dụ để nói về sự ra đi của chiếc áo mơ phai nhạt lá vàng, những rặng liễu đìu hiu đó là biểu hiện của những cảm giác buồn man mác đối với cuộc sống, tóc đang buồn và buông những dòng lệ, trong đoạn thơ này tác giả đã thể hiện được sự đau đớn và những sự ra đi sâu sắc và lúc đó chợt bừng tỉnh ra mùa thu tới đó là những cảm giác đang choảng ngợp trước những khung cảnh thiên nhiên, trước những hình ảnh mang đậm giá trị nhất.

Quang cảnh thiên nhiên đang tàn úa và xơ xác đang chút đi những lớp áo trên người để sang một mùa đã tới, những hình ảnh chiếc lá bay và lìa khỏi cành mỗi ngày:

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Tác giả đã nói lại một sự thật của thiên nhiên lúc bấy giờ hơn một nửa loài hoa đã rụng cành, những thiên nhiên nơi đây có lẽ đang run rảy khi mùa xuân đã tới, những chiếc lá biết run rẩy, và sợ khi mùa xuân tới chúng sẽ bị thay đi và mất đi những chiếc lá trên cành để rồi chỉ còn những nhánh gầy khô trơ trọi giữ một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, những hình ảnh thơ đậm màu sắc đã mang lại cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về mùa thu mùa của rụng lá, những cành cây đang run rảy và những niềm báo hiệu trước đó là những đợt gió hiu hắt làm cho nó có cảm giác hơi se lạnh, có lẽ mùa thu đã đến rồi, mùa thu của đất trời nhưng rồi nó vẫn bị ngỡ ngàng và có cảm giác sợ khi mùa thu đã tới, những hình ảnh thơ mang màu sắc rực rỡ đang che đi những khoảng không gian rộng lớn của mỗi con người giá trị của nó để lại cho cuộc sống này cũng thú vị biết bao.

Những hương vị của thiên nhiên của cuộc sống đang ngập tràn trong khoảng không gian nơi đây, nhưng rồi tất cả những điều đó vẫn làm cho những thiên nhiên những cây cỏ rợn ngợp trước những hình ảnh xơ xác tiêu điều khi mùa xuân đang tới, tất cả nó để lại những cảm xúc mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất đối với mỗi con người, hình ảnh thơ mang đậm những sắc màu và một sự thật khó thay đổi trong cuộc sống của mỗi con người.Những hình ảnh heo hút và có những cơn gió se lạnh làm rung rinh đi những chiếc lá, nó báo hiệu một mùa thu của đất trời đang đến, tiết trời mùa thu mát me, nhưng những chiếc lá trên cành đang dần rụng xuống, đó là một quy luật của tự nhiên của cuộc sống.  Những hình ảnh thơ ảm đạm buồn rầu làm cho khu vườn vào mùa thu mang những tâm trạng và nỗi buồn man mác, những hình ảnh mang đậm giá trị tiếp theo đó là khung cảnh thiên nhiên vào mùa thu, những hình tượng thơ hay thu hút mạnh mẽ sự chú ý của người đọc:

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vắng người sang những chuyến đò…

Khung cảnh thiên nhiên mênh mông rộng lớn, những khoảnh khắc buồn vô vọng, và tác giả đã nhân hóa sự vật sự việc lên cao, khi những nàng trăng biết ngẩn ngơ, ở đây tác giả đã thổi hồn mình vào sự vật và biến sự vật vô chi vô giác lại có những cảm xúc và tâm trạng giống của con người, những hình ảnh thơ giàu giá trị nó đã để lại những cảm xúc và những nỗi nhớ trong bản thân mỗi con người, những sự quạnh vắng, xa xôi hiu quạnh luôn xuất hiện xung quanh khung cảnh rộng lớn này, những hình tượng thơ hay, và giàu giá trị như hình ảnh của những cơn gió mướt xa xăm đây là khoảng không gian nói lên những khoảng không gian hưu quạnh và trống vắng của lòng người, những hình ảnh thơ mang giá trị to lớn nó mạnh mẽ và dạt dào cảm xúc. Những cơn gió đang bay và đánh thức tâm hồn của mỗi người, một khoảng không gian vô cùng rộng lớn nhưng nó lại đang bị bao trùm và thiếu vắng đi những bóng người, không gian mênh mông, nhưng nồng ghép vào đó là những khoảng không gian rộng lớn và để lại cho con người nhiều cảm xúc và những nỗi da diết cồn cào đến vô tận. Hình ảnh thơ được sử dụng ở đây mang những giá trị về sự biết ơn và những cảm xúc dạt dào nỗi nhớ của con người.

Trong khoảng không gian đó, hình ảnh thơ để lại cho mỗi con người, những cảm xúc lớn và mang đậm giá trị và màu sắc, khung cảnh rộng cùng với những tiết trời se lạnh, và thiếu vắng đi những con người nó làm cho mỗi chúng ta có những cảm giác nâng nâng và những nỗi buồn không tên đang tồn tại xung quanh mỗi con người:

Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

Những nỗi buồn và sự chia ly, ở đây nó đang tồn tại và sự chi phối của khung cảnh dành lại cho mỗi con người, những hình ảnh thơ mang đậm màu sắc và giá trị khi diễn tả những nỗi buồn cô đơn, và khoảng không gian rộng lớn, đang bao trùm lên bài thơ, những hình ảnh thơ gợi rất nhiều những cảm xúc và sự man mác trong lòng người.

Bài thơ là dòng tâm trạng của tác giả, mượn những hình ảnh của thiên nhiên đất trời để nói lên dòng cảm xúc của lòng người, những hình ảnh thơ mang màu sắc và giàu sức sống, những giá trị to lớn khi nói về những nỗi nhớ và ngập tràn những tình cảm thắm thiết của con người.

Văn học – Tags: , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

About the Author: aiti-aptech

You May Also Like

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *